Trong những năm gần đây, lĩnh vực BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng đã và đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đã có một số công trình nghiên cứu về BHXH với những cách tiếp cận khác nhau, được đề cập và thể hiện trong một số đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ khác. Cụ thể như:
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, năm 1996: Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và một
số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu. Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn Châu,
BHXH Việt Nam. Đây là một trong những đề tài được thực hiện sớm nhất kể từ khi ngành BHXH Việt Nam được thành lập (1995). Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam với vai trò là cơ quan cấp Trung ương quản lý về BHXH, trong công cuộc đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra. Phạm vi nghiên cứu trên toàn quốc. Đề tài đã đánh giá kết quả công tác thu BHXH thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chính sách BHXH, phân tích thực trạng tình hình, những vấn đề đặt ra đối với BHXH Việt Nam đối với quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam khi mà Nhà nước đang mở ra một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài đòi hỏi phải đổi mới chính sách pháp luật quy định về thu BHXH nhằm đảm bảo mở rộng đối tượng NLĐ và NSDLĐ thuộc các thành phần kinh tế tham gia đóng BHXH đầy đủ. Đáp ứng thực tiễn phong phú, đa dạng về các mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, hình thức đóng BHXH đồng thời có cơ chế quản lý số tiền thu BHXH từ cấp địa phương đến trung ương. Đề tài đã đóng góp những nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa thực tiễn về xây dựng hệ thống biểu mẫu thu BHXH, phương thức thực hiện thu BHXH từ địa phương đến trung ương, quản lý quỹ BHXH cũng như hình thức, phạm vi đầu tư tăng trưởng một phần quỹ BHXH góp phần tạo lập bền vững và cân đối quỹ BHXH về lâu dài.[8]
- Đề tài cấp Bộ, 2007. Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực
hiện Luật BHXH”. Chủ nhiệm đề tài Phạm Đỗ Nhật Tân, Bộ Lao động thương binh và
Xã hội. Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH đã được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và tổ chức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị tới Chính phủ Việt Nam từ khi xây dựng Luật BHXH. Khi mà nguồn hình thành và quản lý các quỹ thành phần như là quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ BHTN, trong đó quỹ BHXH chia thành các quỹ thành phần như là: quỹ chi trả chế độ hưu trí, tử tuất (dài hạn); quỹ chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (ngắn hạn). Việc hình thành nên các quỹ này là từ nguồn thu BHXH bắt buộc. Chính vì thế mà đề tài đã hệ thống các quy định của Nhà nước về đối tượng thu, mức thu, cách thức vận hành và quản lý các quỹ BHXH, phân tích đánh giá thực trạng tình hình thu - chi của quỹ BHXH bắt buộc của Việt Nam, từ đó đề tài đã đưa ra các dẫn chứng về những ưu điểm và những mặt hạn chế về việc duy trì và mở rộng nguồn thu BHXH, sử dụng quỹ BHXH, điều kiện để hưởng các chế độ chính sách BHXH nhằm đảm bảo sự an toàn của quỹ BHXH, cân đối quỹ BHXH trong tương lai.[9]
- Đỗ Văn Sinh, 2005. Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học và thực tiễn của quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; tổng kết mô hình và phương thức quản lý quỹ BHXH của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam.
- Phạm Trường Giang, 2010. Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Lao động xã hội[10]. Đóng góp nghiên cứu khoa học của luận án đó là tác giả đã nghiên cứu về cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, việc phân cấp quản lý thu BHXH, các chế tài về đóng BHXH và xử lý vi phạm về đóng BHXH. Trên cơ sở phân tích cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, đề cập vấn đề chế tài xử phạt vi phạm pháp luật BHXH còn thấp, chưa đủ sức răn đe, tác giả có tham khảo một số mô hình thu BHXH ở một số nước phát triển, từ đó tác giả có khuyến nghị một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn hoàn thiện cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam. Nguyễn Hữu Vinh, 2010. Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng
BHXH ở Hà Nội”. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH kinh tế quốc dân. ; Nguyễn
Dương, 2010. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội
Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội. Hai đề tài của hai tác giả được thực hiện trong cùng một thời gian, trên cùng một địa bàn, nghiên cứu hai nội dung khác nhau nhưng lại có những vấn đề liên quan tới nhau. Tác giả Nguyễn Hữu Vinh đi sâu lý giải nguyên nhân làm giảm nguồn thu là do tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài, trốn đóng BHXH dưới nhiều hình thức của các doanh nghiệp, từ đó tác giả kiến nghị các giải pháp làm giảm tình trạng nợ đọng, truy thu, tính lãi thậm chí là khoanh nợ để đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời không làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các chế độ BHXH của NLĐ. Còn tác giả Nguyễn Dương đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng quản lý thu BHXH, từ đó tác giả đã có nhận định về quản lý thu BHXH còn yếu kém do nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, tác giả đã có những kiến nghị về giải pháp tăng cường chất lượng quản lý thu, khắc phục tình trạng nợ đọng, trốn đóng tiền BXHH trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Đề án khoa học: “Xây dựng quy định quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN”, chủ nhiệm đề án, Thạc sĩ Trần Đình Liệu, Trưởng Ban Thu BHXH Việt Nam.
Đề án đã nghiên cứu và đánh giá tình hình nợ BHXH, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và công tác quản lý thu nợ BHXH, BHYT trong thời gian 03 năm 2010-2012. Xác định những nguyên nhân khách quan, chủ quan đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả nhằm chống thất thu, ngăn ngừa tình trạng chiếm dụng tiền đóng và giảm nợ đọng BHXH, BHYT như:
+ Hoàn thiện Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn có liên quan, giao thẩm quyền thanh tra về thu BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH.
+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương trong công tác thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT.
+ Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu BHXH, BHYT...
- Đề án nghiên cứu khoa học, 2011. Hoàn thiện quy trình quản lý thu, quy trình cấp và
quản lý sổ BXHH, thẻ BHYT. Chủ nhiệm đề án: Dương Xuân Triệu, Viện nghiên cứu
khoa học - BHXH Việt Nam. Đề án đã hệ thống hóa các văn bản của Nhà nước, của Ngành về thực hiện về thu BHXH, cấp sổ BXHH, thẻ BHYT, phân tích đánh giá thực trạng thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong mối tương quan hỗ trợ nhau. Đề án đã phân tích được những mặt còn chưa hợp lý, hạn chế như: văn bản quy định chồng chéo, thủ tục hành chính còn nhiều, biểu mẫu chưa khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp, việc thực hiện ở các địa phương còn chưa đồng nhất do nhận thức chưa đúng quy định của Nhà nước, của Ngành. Từ đó Đề án đưa ra các giải pháp về xây dựng thống nhất các chỉ tiêu, biểu mẫu, quy trình về thu BHXH, cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT phù hợp với tình hình mới.
- Ngoài ra học viên còn tham khảo giáo trình giảng dạy môn Kinh tế Bảo hiểm của Trường ĐH Kinh tế quốc dân; tài liệu giảng dạy của Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH của ngành, tài liệu nghiên cứu của Viện nghiên cứu khoa học BHXH.
Qua nắm bắt tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, học viên nhận thấy các đề tài nghiên cứu trước đây liên quan đến quản lý thu BHXH đều xuất phát từ thực trạng và hướng tới các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH ở mỗi địa phương, mỗi thời kỳ nhằm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu BHXH một cách bền vững. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, khi mà Nhà nước ban hành nhiều sửa đổi bổ sung chế độ chính sách BHXH, chính sách kinh tế xã hội thì chưa có công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu nào về quản lý thu BHXH bắt buộc sau khi Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Luật BHXH sửa đổi bổ sung số 58/2014/QH13, ngày 20/11/2014 và Luật BHYT sửa đổi bổ sung số 46/2014/QH13, ngày 13/6/2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua với nhiều quy định mới, trong bối cảnh tình hình nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động tăng cao đáng báo động làm ảnh hưởng đến việc giải quyết quyền lợi cho người lao động, tiềm tàng nguy cơ vỡ quỹ BHXH.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận chung về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm làm rõ hơn về Bảo hiểm xã hội bắt buộc và vai trò của BHXH bắt buộc; đồng thời làm sáng tỏ về bản chất của BHXH, chức năng của BHXH dưới nhiều góc độ khác nhau. Mặt khác trong chương này, tác giả cũng đã đề cập đến các quy định có tính nguyên tắc và hướng dẫn về đối tượng thu BHXH bắt buộc, hệ thống các chế độ trong BHXH bắt buộc và Quỹ BHXH có những đặc điểm như thế nào. Chương này cũng đã trình bày các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc bao gồm: nội dung thu, phương thức thu, cơ quan thu BHXH; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH bắt buộc.
Đây là cơ sở xem xét đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại đơn vị nghiên cứu trong chương 2 và đưa ra các giải pháp nhằm hoản thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại chương 3.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ