Phân tích thực trạng các văn bản pháp lý của Nhà nước, văn bản hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 68 - 73)

2.3 Phân tích thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện

2.3.1 Phân tích thực trạng các văn bản pháp lý của Nhà nước, văn bản hành

của huyện Lâm Thao, Phú Thọ

* Các phương thức đóng BHXH bắt buộc:

Ngày 14/4/2017, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 595/QĐ-

BHXH về quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế[13]. Tại Quyết định này, các phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã được

quy định rõ.

Theo Quyết định, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc bao gồm: Người lao động là công dân Việt Nam thuộc diện cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ…

Các phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm đóng theo tháng, 3 tháng, 6 tháng. Cụ thể:

+ Trường hợp đóng hàng tháng: Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

+ Trường hợp đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

Theo địa bàn, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.

+ Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, phương thức đóng là 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước

ngoài.

+ Trường hợp đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thi đơn vị, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.

+ Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước.

+ Đối với người lao động hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần thông qua đơn vị quản lý cán bộ, công chức có phu nhân hoặc phu quân để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

+ Đối với trường hợp đóng cho thời gian còn thiếu không quá 06 tháng: Người lao động đóng một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc; Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc thân nhân của người lao động chết đóng một lần cho số tháng còn thiếu tại cơ quan BHXH huyện nơi cư trú.

Quyết định số 595/QĐ-BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2017, thay thế Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 ban hành Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

* Mức đóng các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được áp dụng từ này 01/01/2016 được thực hiện theo Quyết định 959/QĐ-BHXH:

+ Mức đóng Bảo hiểm xã hội: 26% (trong đó đơn vị đóng 18%, NLĐ đóng 8%). + Mức đóng Bảo hiểm y tế: 4,5% (trong đó đơn vị đóng 3%, NLĐ đóng 1,5%). + Mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp: 2% (trong đó đơn vị đóng 1%, NLĐ đóng 1%). + Kinh phí công đoàn: 2% do đơn vị đóng.

quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế với nhiều quy định về mức đóng, hồ sơ, thời gian giải quyết; chu trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHXH... được ban hành ngày 09/09/2015, có hiệu lực 01/01/2016.

- Mức tiền lương tham gia Bảo hiểm năm 2016: được thực hiện theo quy định của Luật BHXH số 58/2014/QH13:

+ Từ ngày 1/1/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động. (các loại phụ cấp lương như sau: Phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút...)

+ Từ ngày 1/1/2018, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

+ Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là hệ số tiền lương tháng theo ngạch, bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương cơ sở và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là 20 lần mức lương cơ sở (lương tối thiểu chung).

+ Đối với NLĐ hưởng tiền lương theo quy định của người sử dụng lao động (DN) thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động. BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung (không cao hơn 23 triệu). BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng. (không cao hơn 70 triệu).

- Mức lương thoả thuận trên hợp đồng: Căn cứ Thông tư 47/2015/TT- BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn một số điều về hợp đồng lao động. Tại điều 4 có quy định về tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động.

- Đối với Kinh phí công đoàn: Từ ngày 10/01/2014 tất cả các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp… đều phải đóng kinh phí công đoàn theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP.

- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lao động, Bảo hiểm xã hội đuợc quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/08/2013.

* Đánh giá tình hình thực thi văn bản pháp luật về BHXH tại huyện Lâm Thao:

Trong thời gian vừa qua còn nhiều hạn chế trong công tác triển khai thi hành chính sách, pháp luật về BHXH. Cụ thể là, đối tượng tham gia BHXH có tăng nhưng tốc độ tăng không có nhiều đột phá, chỉ đạt từ 5 - 6% mỗi năm nên khó có khả năng đạt được mục tiêu đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.

Nguyên nhân là do tình trạng trốn đóng BHXH vẫn diễn ra phổ biến nhưng các giải pháp khắc phục chưa đạt hiệu quả hữu hiệu. Đặc biệt là việc khởi kiện các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng BHXH chưa có chuyển biến. Số người hưởng BHXH một lần kể từ sau khi QH sửa đổi Điều 60 Luật BHXH năm 2014 tiếp tục tăng cao.

Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tuy có giảm so với những năm qua nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Lý do là bởi sự thiếu ý thức và trách nhiệm xã hội của một số chủ doanh nghiệp, chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt mà không quan tâm đến quyền lợi của người lao động; không tuân thủ pháp luật.

Chính sách BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện chưa đủ sức hấp dẫn, không khiến người lao động mặn mà còn là bởi sự lúng túng trong quá trình triển khai thi hành luật. Nhận thức của một bộ phận người lao động về chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH còn hạn chế. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền đúng mức cho người dân hiểu còn hạn chế, phương pháp tuyên truyền có đổi mới bằng việc tăng cường đối thoại chính sách nhưng còn dàn trải, chưa có những chuyên đề tuyên truyền riêng và ưu tiên tiếp cận đối với những lao động tiềm năng như người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 đến dưới 3 tháng.

Cùng với đó một số chính sách mới phải áp dụng từ ngày 1/1/2018 nhưng đến thời điểm này cũng chưa được hướng dẫn kịp thời. Chính điều này đã gây lúng túng trong

tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH.

Đơn cử như chính sách xử lý tiền nợ BHXH, BHTN, BHYT tồn đọng kéo dài mà thực chất là không có khả năng trả nợ của các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc người sử dụng lao động bỏ trốn. Vấn đề này đã được Luật BHXH năm 2014 quy định tại Khoản 7, Điều 10 nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện.[2]

Đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH, dù được hưởng mức lương ưu đãi so với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nhưng đúng là “cũng chưa lăn xả vào việc”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)