1.4.1 Các yếu tố khách quan
1.4.1.1 Điều kiện kinh tế
a. Chính sách tiền lương
Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung, thu BHXH nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương làm tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHXH của chúng ta hiện nay là phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Khi
Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu chung, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao mức đóng BHXH và đương nhiên số thu BHXH, BHYT cũng tăng lên. Như vậy, khi Nhà nước nâng lương tối thiểu, điều đó đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương nhiên số thu BHXH cũng tăng lên. Thêm vào đó, đối với các lao động đóng BHXH theo thang bảng lương của Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh lại thang bảng lương thì mức đóng BHXH cũng tăng lên. [7]
Nhà nước quy định về việc tăng lương để đảm bảo đời sống cho người lao động thì doanh nghiệp sẽ chỉ trả một mức lương thấp để đảm bảo lợi nhuận và người lao động sẽ phải chịu thiệt thòi. Và khi doanh nghiệp không tăng lương cho người lao động thì BHXH cũng không thể tăng mức thu của mình. Bên cạnh đó, chính sách tiền lương loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng, chống lại xu hướng giảm chi phí đến mức không thỏa đáng trong đó có tiền lương. Luật tiền lương tối thiểu buộc các giới chủ doanh nghiệp phải tìm mọi cách khác để giảm chi phí và tăng hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Khi công việc kinh doanh gặp khó khăn, lợi nhuận giảm đi thì chủ doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm tiền lương để giảm thiểu chi phí duy trì lợi nhuận vì tiền lương là một trong những chi phí lớn của doanh nghiệp. Tuy nhiên luật tiền lương tối thiểu không cho phép họ làm như vậy vì theo Luật mức lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định. Do đó chính sách tiền lương sẽ là công cụ bảo vệ quyền lợi của người lao động. Điều này đồng nghĩa với việc mức thu BHXH sẽ được duy trì, đảm bảo chất lượng của công tác thu.
b. Chính sách lao động và việc làm
Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Như vậy, nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động thấp trên tổng số dân sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH, bởi vì người tham gia đóng góp ngày càng ít, trong số người hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay với dân số “trẻ” (Số người trong độ tuổi lao động ước tính xấp xỉ 45 triệu người chiếm khoảng 54,9% tổng số dân).
Chính sách lao động, việc làm có ảnh hưởng lớn đến khu vực kinh tế ngoài nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động vì:
- Khi Nhà nước chủ động đào tào nghề, nâng cao chất lượng lao dộng trên các phương diện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, tác phong làm việc hiện đại, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và pháp luật, điều đó sẽ giúp cho thị trường lao động có nguồn lao động chất lượng cao, các doanh nghiệp sẽ đỡ được một phần chi phí trong công tác đào tạo. Lực lượng lao động này sẽ có cơ hội tìm được việc làm ổn định và thu nhập cao (chất lượng lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập) tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH và do đó làm tăng mức đóng BHXH.
- Việc ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn trong toàn xã hội để giải quyết việc làm sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số người làm công ăn lương sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia BHXH.
- Việc phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trường việc làm là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động dễ dàng tìm việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của mình.
c. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chắc chắn đời sống của người lao động dần được cải thiện; việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, vì thế chủ doanh nghiệp cũng sẵn ang tham gia BHXH cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia BHXH. Khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng được nâng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội cũng như đảm bảo cuộc sống khi về già, như: ốm đau, TNLĐ- BNN, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp khiến cho họ mất hoặc bị giảm thu nhập. Tất cả những yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động. Đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng tăng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hằng ngày cho bản thân và gia đình, họ mong muốn có khoản trợ cấp khi không may gặp phải các rủi ro xã hội như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưu trí, tử tuất, thai sản, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc giảm thu nhập vì khi các nhu cầu cơ bản đã được đảm bảo thì con người sẽ hướng đến nhu cầu an toàn. Tất cả những yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH. [7]
1.4.1.2 Điều kiện xã hội
a. Cơ cấu dân số
Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Như vậy, nếu một quốc gia có dân số già tức là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH. Vì số người tham gia đóng góp vào quỹ sẽ ngày càng ít trong khi số người hưởng các chế độ BHXH đặc biệt là hưu trí sẽ ngày càng tăng. Như vậy, khi dân số già đi, số thu BHXH sẽ ngày càng giảm đi làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thu. Ở Việt Nam hiện nay đang có cơ cấu dân số vàng (số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 40% dân số). Do đó số người tham gia đang lớn hơn rất nhiều so với số người hưởng. Và nguyên tắc hưởng của chúng ta là mức đóng phụ thuộc vào mức hưởng. Tuy nhiên trong thời gian tới chúng ta cần tính đến việc cơ cấu dân số ngày càng già đi. Do vậy công tác thu cần có những thay đổi để phù hợp với tình hình tránh được tình trạng vỡ quỹ.
Đối với công tác thu BHXH của doanh nghiệp, cơ cấu dân số cũng có những tác động rất lớn. Số người trong độ tuổi lao động lớn, nguồn lao động dồi dào, cung nhiều hơn cầu thì giá cả lao động sẽ thấp. Khi đó, mức tiền lương tiền công phải trả của doanh nghiệp sẽ thấp làm cho số tiền đóng BHXH cũng thấp, ý thức tham gia BHXH của họ sẽ tốt hơn. Nhưng khi cơ cấu dân số già, tức là số người trong độ tuổi lao động ít, nguồn lao động khan hiếm, cung ít hơn cầu thì giá cả lao động hiển nhiên sẽ cao hơn. Điều này làm cho chi phí về tiền lương, tiền công sẽ lớn hơn và số tiền tham gia
BHXH cũng sẽ cao hơn. Doanh nghiệp thì luôn cố gắng giảm thiểu những chi phí làm giảm lợi nhuận. Vì vậy, họ sẽ tìm cách trốn đóng, nợ, chậm đóng BHXH làm cho công tác thu BHXH gặp rất nhiều khó khăn.
b. Trình độ dân trí
Có thể nói, địa phương có trình độ dân trí cao, văn hóa xã hội phát triển, khả năng có thể tiếp cận với thông tin, khoa học - kỹ thuật của người dân dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách xã hội phát triển, đi sâu vào đời sống người dân hơn so với những nơi trình độ dân trí kém phát triển.
Đối với chính sách BHXH, trong điều kiện trình độ nhận thức của người dân tiến bộ thì việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Người dân nhanh chóng nắm bắt được ý nghĩa to lớn của chính sách, chế độ BHXH thông qua công tác thông tin tuyền truyền của tổ chức BHXH. Khi nhận thức của đại bộ phận người dân, đặc biệt là NLĐ và người SDLĐ được nâng lên rõ rệt sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý thu BHXH, BHYT, giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý thu BHXH. [7]
1.4.2 Các yếu tố chủ quan
1.4.2.1 Trình độ của nhà làm công tác quản lý
Bên cạnh những nhân tố khách quan trên thì công tác quản lý thu BHXH còn chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan từ chính các nhà làm công tác quản lý. Để nắm bắt được những thay đổi tăng, giảm của đối tượng tham gia, diễn biến tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, cán bộ chuyên quản lý thu phải đảm bảo đủ năng lực về trình độ chuyên môn, khả năng nhận định và phân tích tình hình, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Như vậy, công tác quản lý thu mới đạt hiệu quả cao, phát hiện kịp thời những tình hình sai phạm để có biện pháp xử lý triệt để.
1.4.2.2 Công tác thông tin, tuyên truyền
BHXH là một lĩnh vực ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều tầng lớp trong cộng đồng xã hội nên công tác thông tin tuyên truyền là rất cần thiết và là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý đối tượng tham gia... Nếu như thực hiện tốt công tác này thì sẽ giúp đối tượng tham gia hiểu rõ về chế độ chính sách BHXH theo quy định
của pháp luật, làm thay đổi thái độ đối với công tác BHXH theo hướng tích cực và sẽ tự giác thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ khi tham gia BHXH.
Đối với các doanh nghiệp nói chung, thông tin tuyên truyền có vai trò rất quan trọng. Vì người sử dụng lao động trong khối này thường đặt lợi nhuận làm mục đích hàng đầu, tìm mọi cách để giảm chi phí trong đó có việc trốn tham gia BHXH. Nếu thực hiện tốt công tác tuyên truyền làm họ hiểu được lợi ích của BHXH đối với doanh nghiệp cũng như với người lao động của mình thì họ tự giác tham gia BHXH nhiều hơn. Việc này sẽ tạo điều kiện cho công tác thu được thực hiện dễ dàng, đảm bảo được chỉ tiêu thu. [7]