Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 78 - 80)

2.3 Phân tích thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện

2.3.4 Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc luôn được BHXH huyện Lâm Thao quan tâm hàng đầu vì quản lý thu BHXH trước hết phải quản lý được số lượng doanh nghiệp, đơn vị có sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong việc quản lý số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp. Qua công tác thanh tra kiểm tra BHXH liên ngành định kỳ và đột xuất, các cán bộ viên chức BHXH phát hiện ra các sai phạm, trong đó vi phạm về đăng ký số người lao động tham gia BHXH thấp hơn thực tế đang diễn ra rất phổ biến đặc biệt là đối với các công ty, doanh nghiệp.

Để thấy được số người lao động tham gia đóng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, ta có bảng sau:

Bảng 2.5 Tình hình quản lý số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Lâm Thao từ 2016-2018

Đvt: Người

STT Chỉ tiêu

Tổng số LĐ thuộc diện tham gia BHXH BB Tổng số LĐ đã tham gia BHXH BB Tỷ lệ LĐ tham gia BHXH BB( %) Số lượng (người) TĐ tăng (%) Số lượng (người) TĐ tăng (%) 1 Năm 2016 5.441 5,05 5.259 4,29 96,65 2 Năm 2017 5.634 7,91 5.536 12,26 98,26 3 Năm 2018 5.721 3,28 5.595 2,33 97,80

(Nguồn: BHXH huyện Lâm Thao, 2016 - 2018)[14]

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động tham gia BHXHBB tăng lên qua các năm từ 5.259 người ở năm 2016, đến năm 2018 con số này đã đạt là 5.595. Đây là kết quả đáng mừng cho công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH của BHXH huyện Lâm Thao. Trong đó năm 2016 là thời điểm số lao động tham gia BHXHBB cao nhất điều đó chứng tỏ công tác thông tin tuyên truyền bước đầu đạt hiệu quả. Đồng thời nhận thức của người lao động trên địa bàn huyện Lâm Thao về việc tham gia BHXH đã được cải thiện.

Hiện nay, thực tế việc theo dõi tình hình đăng ký tham gia BHXH đối với các doanh nghiệp đặc biệt là DNNQD gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đóng BHXH không đúng số lao động hiện có vẫn đang diễn ra rất phổ biến. Lợi dụng kẽ hở của pháp luật về lao động và BHXH, nhiều chủ doanh nghiệp ký HĐLĐ ngắn hạn, khoán gọn công việc hoặc HĐLĐ dưới 3 tháng rồi cho nghỉ việc và lại tuyển mới lao động để tránh nộp BHXH cho số lao động này.

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp viện ra nhiều lý do để không báo cáo tình hình sử dụng, tăng, giảm lao động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Do vậy, các cơ quan chức năng và cơ quan BHXH gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê lao động dẫn đến số lượng lao động tham gia BHXH thấp hơn số lao động thực tế tại doanh nghiệp.

Nhìn chung, tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc ở mức tương đối cao qua các năm. Nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia, điều này sẽ dẫn đến một tình trạng trong tương lai đất nước phải đối mặt với hàng triệu lao động bước vào tuổi về hưu không có thu nhập từ lương hưu. Và gánh nặng này sẽ thuộc về Nhà nước khi phải trợ cấp cho hàng triệu người để hỗ trợ cho cuộc sống của họ. Trước nguy cơ này, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH phải được xem là ưu tiên hàng đầu của chính sách BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)