Tình hình thu BHXH bắt buộc tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 75 - 78)

2.3 Phân tích thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện

2.3.3 Tình hình thu BHXH bắt buộc tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

BHXH huyện Lâm Thao đã luôn chú trọng quản lý chặt chẽ công tác thu BHXH nhằm phát triển quỹ BHXH. BHXH huyện Lâm Thao đã triển khai kế hoạch ngay từ đầu năm, trên cơ sở các văn bản quy định của cấp trên để xây dựng phương án thu tối ưu có chất lượng và hiệu quả để thực hiện thu đúng, thu đủ, cuối năm hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao bằng các giải pháp chủ yếu là thường xuyên đôn đốc, bám sát đơn vị, gắn công tác thu với công tác giải quyết chế độ.

Bảng 2.4 Kết quả thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Lâm Thao giai đoạn 2016 - 2018 giai đoạn 2016 - 2018 Đvt: Triệu đồng Loại hình Số thu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 + % + % DNNN 2.785 2.905 3.225 120 4,3 320 11,1 Đơn vị HCSN 53.475 62.580 68.175 9.105 17,0 5.595 10,5 Xã, Phường, TT 8.325 8.758 8.915 433 5,2 157 1,8 Ngoài công lập (Các DN,Cty) 33.015 40.158 43.257 7.143 21,6 3.099 7,7 Tổng cộng 97.600 114.401 123.572 16.801 17,2 9.171 8,0

Qua bảng 2.1 ta thấy số thu BHXH bắt buộc tăng lên qua các năm. Từ năm 2016 số thu là 97.600 triệu đồng thì đến năm 2017 số thu BHXH bắt buộc là 114.401 triệu đồng, tăng lên 16.801 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 17,2%. Năm 2018 so với 2017 tăng 9.171 triệu đồng với tỷ lệ tăng đạt 8,0%.

Trong đó, khối HCSN, Đảng, Đoàn có số thu lớn hơn so với các khối khác và tăng lên trong giai đoạn này do số lao động làm việc trong các đơn vị này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động trên địa bàn. Từ năm 2016 số thu của loại hình này là 53.475 triệu đồng thì đến năm 2017 số thu lên tới 62.580 triệu đồng, tức là tăng 9.105 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 17,0%. Năm 2018 so với 2017 tăng 5.595 triệu đồng với tỷ lệ tăng đạt 10,5%.

Khối ngoài công lập có số thu tăng nhanh qua các năm. Từ năm 2016 loại hình này có số thu là 33.015 triệu đồng thì đến năm 2018 đã đạt là 43.257 triệu đồng. Thực tế cho thấy, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng thu hút nhiều lao động làm việc vì môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức lương cao hơn so với các công ty trong nước. Điều này dẫn đến số lượng lao động của loại hình này ngày càng tăng, góp phần tăng số tiền thu BHXH. Mặc dù số lao động và số đơn vị tham gia BHXH của loại hình này khá ổn định nhưng do tỷ lệ thu và mức lương tối thiểu vùng tăng lên nên dẫn đến số thu của loại hình này tăng.

Có thể thấy, tổng số thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Lâm Thao tăng qua các năm. Số lượng đơn vị do BHXH tỉnh quản lý nhìn chung ít biến động. Để có được kết quả thu đáng khích lệ như vậy, một phần cũng nhờ vào sự chỉ đạo, đôn đốc kịp thời của lãnh đạo các câp, sự tận tụy trong công việc của các cán bộ thu BHXH, nắm bắt kịp thời tình hình thu BHXH hàng tháng của các đơn vị sử dụng lao động để thông báo, nhắc nhở các đơn vị đóng đúng thời gian và đóng đủ số tiền theo quy định.

Bên cạnh đó, lương tối thiểu tăng lên dẫn đến số tiền đóng tăng và số thu tăng. Vì vậy, đây là một trong những nguyên nhân làm số thu BHXH của các năm tăng lên. Cụ thể quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

+ Căn cứ vào Nghị định số 66/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về quy định mức lương tối thiểu chung. Theo đó, mức lương tối thiểu chung áp dụng từ ngày 01/07/2013 là

1.150.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu vùng năm 2013 được tăng lên theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP của Chính Phủ. Cụ thể mức tăng như sau:

Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I

Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.

+ Cắn cứ Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2013 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1/1/2014:

Vùng I: 2.700.000 đồng/tháng Vùng II: 2.400.000 đồng/tháng Vùng III: 2.100.000 đồng/tháng Vùng IV: 1.900.000 đồng/tháng

+ Kể từ ngày 1/1/2015: Mức lương tối thiếu vùng năm 2015 áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức có hợp đồng lao động đã được thay đổi theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP ngay 11/11/2014 của Chính phủ, cụ thể như sau:

Vùng I tăng lên thanh: 3.100.000 đồng/tháng

Vùng II tăng lên thành: 2.750.000 đồng/tháng

Vùng IV tăng lên thành: 2.150.000 đồng/tháng

+ Theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp kể từ ngày 01/01/2016 như sau:

Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015). Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng so với năm 2015). Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng so với năm 2015). Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng so với năm 2015).

Nhìn chung công tác thu BHXH đã đạt được một số kết quả quan trọng như số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tăng đáng kể, số thu luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch mà BHXH Việt Nam giao. Điều này cho thấy ý thức của người lao động về BHXH đã có chuyển biến tích cực và công tác thu đang ngày càng được nâng cao. Để có được những thành tựu ngày hôm nay phải kể đến sự nỗ lực và nhiệt huyết trong công việc của toàn thể đội ngũ cán bộ viên chức BHXH huyện Lâm Thao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)