- Ban hành quy định hướng dẫn cụ thể về các vấn đề liên quan đến BHXH:
Các thủ tục quy định về BHXH hiện nay còn nhiều điểm bất cập, rườm rà, chưa rõ ràng gây khó khăn cho người tham gia BHXH. Như việc làm các thủ tục giấy tờ hưởng chế độ ốm đau người lao động do không muốn làm nhiều thủ tục giấy tờ nên thường không hưởng chế độ này nếu ốm đau nhẹ. Việc này vừa ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, vừa ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan BHXH, BHXH chưa thực hiện tốt vai trò của mình. Vì vậy, việc cải cách thủ tục hành chính cần nhanh chóng tiến hành, giảm bớt giấy tờ không cần thiết. Tránh gây khó khăn cho các đối tượng tham gia, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tham gia và thụ hưởng BHXH.
Các mẫu biểu thu BHXH cần được điều chỉnh thống nhất, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu để các đơn vị sử dụng lao động có thể đối chiếu với cơ quan BHXH, để có số liệu chính xác về quỹ lương và số lao động tham gia BHXH. Đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ thu BHXH nắm rõ các mẫu biểu thuận lợi trong quá trình thu và làm báo cáo gửi cấp trên.
- Về các mẫu biểu Báo cáo thu hiện nay còn nhiều bất cập đặc biệt như mẫu 01a do thiếu một số thông tin liên quan đến người tham gia BHXH. Vì vậy BHXH tỉnh Phú Thọ nên ban hành các mẫu biểu có tính hợp lý cao hơn để tạo thuận lợi cho quá trình làm việc.
- Thực hiện thông tin tuyên truyền đến cán bộ, chuyên viên trong ngành BHXH cũng như người tham gia hiểu rõ về tính ưu việt của chính sách BHXH của Đảng, Nhà nước để từ đó chấp hành tốt hơn.
- Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại đối với cán bộ chức, viên chức để họ nắm rõ được nghiệp vụ, góp phần nâng cao trình độ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác động đến việc hiểu đúng và làm đúng.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc tham gia, quản lý BHXH - BHYT giúp người tham gia dễ dàng tiếp cận và cơ quan BHXH cũng dễ dàng quản lý, lưu trữ.
Kết luận chương 3
Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở chương 1; và sự phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại huyện Lâm Thao ở chương 2; trong chương 3 luận văn đã đưa ra được những mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.
Từ những đánh giá ưu nhược điểm về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại huyện Lâm Thao thì tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đóng vài trò hết sức to lớn đối với huyện Lâm Thao. Những giải pháp đổi mới công tác quản lý thu BHXH được triển khai kịp thời, chặt chẽ và chính xác đã làm tăng thêm hiệu quả quản lý BHXH của huyện trong giai đoạn hiện tại.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị đối với các bên có liên quan như Nhà nước, BHXH tỉnh Phú Thọ và BHXH huyện Lâm Thao trong khi nghiên cứu giải pháp cho đề tài này và hướng phát triển của đề tài trong tương lai.
KẾT LUẬN
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã và đang phát huy vai trò hết sức to lớn đối với người lao động, góp phần ổn định đời sống của hàng triệu người lao động và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro như ốm đau, bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống.
Kể từ khi BHXH huyện Lâm Thao được thành lập đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, số đối tượng tham gia BHXH và số thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước. Việc quản lý, giải quyết chế độ BHXH đều được triển khai, thực hiện kịp thời, đúng điều lệ BHXH, cùng các văn bản quy định khác của BHXH Việt Nam, góp phần vào việc hoàn thiện kế hoạch chung của toàn ngành BHXH tỉnh Phú Thọ và thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển. Phát huy được những ưu điểm đã đạt được khắc phục những mặt tồn tại trong công tác quản lý thu BHXH. BHXH huyện Lâm Thao cần có những giải pháp tích cực phù hợp với thực tiễn để mở rộng nguồn thu và hạn chế tối đa sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước. BHXH huyện Lâm Thao đã góp phần ổn định Ngân sách Nhà nước, giảm gánh nặng cho Ngân sách, giúp Nhà nước tập trung vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giúp người lao động ổn định cuộc sống, an tâm lao động. Luận văn đã đánh giá thực trạng chất lượng công tác quản lý thu BHXH BB trên địa bàn huyện Lâm Thao, làm rõ những nguyên nhân làm cho công tác thu BHXH vẫn còn bất cập, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giải quyết, xử lý các chế độ, chính sách BHXH cho người lao động một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp về việc tổ chức công việc, gia tăng hiệu quả trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền lợi từ BHXH cho người lao động, đồng thời đề xuất các chính sách tạo điều kiện cho công tác thu BHXH được đơn giản hóa, giảm bớt gánh nặng thủ tục nhưng gia tăng được tính chất pháp lý đảm bảo đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được tham gia và hưởng BHXH đầy đủ, kịp thời và kiểm tra,...
Cụ thể, trên cơ sở dự báo, luận văn đã xác định được mục tiêu và định hướng nâng cao chất lượng, phát triển toàn diện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Lâm Thao trong giai đoạn từ nay đến năm 2022. Luận văn đã chỉ rõ những quan đểm cần thấu suốt để có giải pháp khoa học mang tính khả thi như:
Đối với cơ quan BHXH huyện Lâm Thao cần hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch thu bằng các biện pháp tăng nguồn thu cho quỹ BHXH, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình và thủ tục trong công tác chi trả, đầu tư cho phương tiện đi lại và công tác đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả; Hoàn thiện công tác triển khai thu-chi BHXH bằng cách tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, củng cố và hoàn thiện các mô hình chi trả đang được thực hiện, nâng cao công tác đào tạo cán bộ, đầu tư phương tiện tin học, nối mạng trong toàn ngành BHXH để nâng cáo chất lượng quản lý các hoạt động BHXH và cải cách thủ tục hành chính; Và hoàn thiện công tác kiểm soát thu BHXH bằng cách hoàn thiện công tác cấp sổ BHXH và tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý BHXH.
Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan Nhà nước đề tài đưa ra những giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các chính sách về BHXH cho từng chế độ BHXH và đề nghị những biện pháp về cân đối lại nguồn quỹ BHXH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Thị Cúc; Giáo trình nguyên lý bảo hiểm; NXB Thống kê (2008). [2] Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
[3] Võ Thành Tâm (2013), Giáo trình BHXH, Trường ĐH Kinh tế quốc dân. [4] Nguyễn Huy Ban (2010), “Hoàn Thiện quản lý quỹ BHXH Việt Nam”.
[5] Dương Xuân Triệu, Nguyễn Văn Gia (2012), Giáo trình Quản trị bảo hiểm xã
hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[6] Quyết định 959/QĐ - BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 09 tháng 9 năm 2015 về việc “Ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế”.
[7] Nguyễn Thị Hiếu (2010), “Đánh giá thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại
BHXH tỉnh Bình Dương”.
[8] Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, năm 1996: “Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và
một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu”. Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn
Châu, BHXH Việt Nam.
[9] Đề tài cấp Bộ, năm 2007. “Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc
khi thực hiện Luật BHXH”. Chủ nhiệm đề tài Phạm Đỗ Nhật Tân, Bộ Lao động
thương binh và Xã hội.
[10] Phạm Trường Giang (2010), “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Lao động xã hội.
[11] Quyết định số 1933/QĐ-BHXH-TCCB ngày 16/8/1999 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc chia tách Bảo hiểm xã hội huyện Phong Châu thành Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Thao và Bảo hiểm xã hội huyện Phù Ninh.
[12] BHXH Việt Nam, Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Quy định chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. (2016)
[13] BHXH Việt Nam, Quyết định 595/QĐ-BHXH, ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH về việc ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLD-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT (2017)
[14] Báo cáo tổng kết công tác thu BHXH của BHXH huyện Lâm Thao năm 2016, 2017, 2018.