Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại Cục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 117 - 130)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống

4.5.2. Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại Cục

Cục Hải quan tỉnh Điện Biên

4.5.2.1. Hoàn thiện thể chế quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy

- Tại Khoản 9, Điều 2, Luật phòng, chống ma túy năm 2000 quy định:

“Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bao gồm các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất quy định tại

các khoản 1, 4 và 5 Điều này, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.”. Như vây, những hoạt động hợp pháp được

nêu trong Khoản 9 này vẫn còn thiếu hai hoạt động “cấp phép và tạm nhập tái xuất”. Đề nghị bổ sung vào Khoản 9, Điều 2 của Luật phòng, chống ma túy hai

hoạt động “cấp phép và tạm nhập tái xuất” vào quy định các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.

- Luật PCMT và các văn bản dưới luật không thống nhất dẫn đến một số việc không triển khai thực hiện được, cụ thể:

Điều 24 Luật PCMT năm 2000 quy định “Chất ma tuý, thuốc gây nghiện,

thuốc hướng thần bị thu giữ trong các vụ án hình sự phải tiêu huỷ, trừ trường hợp chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần được sử dụng trong các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bị chiếm đoạt được trả lại cho chủ sở hữu”. Nghị định 45/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 hướng dẫn lấy mẫu ma túy từ

các vụ án để truy nguyên nguồn gốc ma túy, đề nghị các bộ Cơng an, Tịa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn lấy mẫu là trái luật, nên không thể ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện lấy mẫu..

Thông tư 57/2012/TT-BCA hướng dẫn thực hiện nghị định 45/2009/NĐ-CP về sản xuất và cung cấp mẫu ma túy phục vụ huấn luyện đào tạo cán bộ và động vật phát hiện ma túy nhưng khơng có nguồn ma túy để sản xuất mẫu. Các cơ quan PCMT thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Cơng an đến nay vẫn khơng có mẫu ma túy thật phục vụ huấn luyện đào tạo nên hạn chế kết quả, nhất là huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.

Đề nghị sửa đổi Điều 24 Luật PCMT theo hướng: Trong các vụ án về ma túy, vật chứng là các chất ma túy, tiền chất đã được lấy mẫu, để phục vụ cho công tác giám định và sử dụng vì mục đích quốc phịng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Phần lấy mẫu này được tính vào khối lượng vật chứng của vụ án. Cịn lại tồn bộ vật chứng là ma túy, tiền chất phải bị tiêu hủy, trừ trường hợp chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần được sử dụng trong các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy bị chiếm đoạt được trả lại cho chủ sở hữu.

Trên cơ sở đó, xây dựng thơng tư liên tịch giữa Bộ Cơng an, Tịa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn lấy mẫu ma túy, tiền chất từ vật chứng các vụ án về ma túy. Bộ Công an cần ban hành thông tư hướng dẫn sản xuất, cung cấp, quản lý, thu hồi, tiêu hủy mẫu ma túy phục vụ

nghiên cứu đấu tranh phòng, chống tội phạm và huấn luyên đào tạo phòng, chống ma túy.

- Đề nghị các Bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung kịp thời các tiền chất vào danh mục các chất ma túy trong Nghị định của Chính phủ để phục vụ kịp thời công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm buôn bán, vận chuyển chất ma túy. Hiện nay, trên thị trường mới xuất hiện loại tiền chất mới có tên GBL (Gamabutyrolactone), loại này sau khi uống vào sẽ thành loại chất gây nghiện có tên GHB (Gamahydroxy butyric).

- Trong Luật Hải quan năm 2014 chưa quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức Hải quan làm cơng tác kiểm sốt ma túy. Đặc biệt, trong luật Hải quan chưa có chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân liên quan trong việc để hàng hóa nói chung và ma túy nói riêng buôn bán, vận chuyển qua khu vực địa bàn do tổ chức, cá nhân đó đang kiểm sốt.

- Đối với các lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống ma tuý. Nhà nước cần có văn bản quy định cụ thể về mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng này với nhau trong q trình cung cấp thơng tin đến khi phát hiện và điều tra khám phá. Thực tế mối quan hệ này thời gian qua chưa được thường xuyên, chặt chẽ; mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg về quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm ma tuý tại địa bàn biên giới nhưng Quyết định này chưa cụ thể, vẫn cịn chung chung nên q trình thực hiện vẫn cịn tình trạng chồng chéo, đùn đẩy thậm chí trách nhiệm của các lực lượng chưa được phát huy hết dẫn đến hiệu quả công tác phối hợp để làm rõ tội phạm thời gian qua còn thấp.

4.5.2.2. Kiện toàn tổ chức, hoạt động trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy

Phòng ngừa, phát hiện và điều tra khám phá các tội phạm về ma tuý nói chung, tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới nói riêng muốn đạt kết quả, một vấn đề có ý nghĩa quyết định và vơ cùng quan trọng là vấn đề chủ thể tiến hành. Vì vậy, muốn đạt kết quả cao đòi hỏi phải củng cố, bố trí, sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức, bộ máy của chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động này của lực lượng Cơng an, Bộ đội Biên phịng và Hải quan.

Đối với lực lượng Hải quan: Tiếp tục triển khai Quyết định số 330/QĐ-TTg ngày 17/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng

lực phòng, chống ma tuý của ngành Hải quan”. Theo đó, sẽ ưu tiên cho Đội

Kiểm sốt phịng, chống ma tuý trực thuộc Cục Hải quan tỉnh; Tổ Kiểm soát ma tuý thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu đã được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BTC ngày 20/3/2007 của Bộ Tài chính; Quyết định số 602 và 603/QĐ-TCHQ ngày 03/3/2007 của Tổng cục Hải quan, đảm bảo các đơn vị này đủ số lượng biên chế, mạnh về chất lượng theo tiêu chuẩn chức danh tại Quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 30/5/2007 của Tổng cục Hải quan. Đồng thời thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các Tổ công tác nghiệp vụ (Tổ Tham mưu, Tổ Kiểm soát cơ động) thuộc Đội Kiểm sốt phịng, chống ma tuý để đủ lực lượng nắm tình hình về hoạt động của tội phạm ma tuý trên tuyến, địa bàn trọng điểm như đã nêu ở phần trên; từ đó phát hiện các đường dây, tổ chức buôn bán, vận chuyển ma tuý qua biên giới để chủ động tổ chức phối hợp đấu tranh bắt giữ.

Trên kết quả khảo sát và thực tế ở địa phương, để phù hợp với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và các văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Quốc phịng và Bộ Tài chính. Để nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống ma tuý trên tuyến biên giới của lực lượng Hải quan trong thời gian tới. Theo chúng tôi cần tập trung làm tốt một số vấn đề sau:

- Tổ chức kiện toàn các lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý, đặc biệt là Đội kiểm soát ma tuý của Cục và các Tổ Kiểm soát ma túy của các Chi cục Hải quan cửa khẩu trọng điểm. Ở các Tổ, Đội này phải tuyển chọn những người có đủ các điều kiện cần thiết theo quy định nhưng phải có sức khoẻ tốt, biết tiếng dân tộc. Biên chế cho Đội khoảng 25 đến 30 cán bộ, công chức và của Tổ là 8 đến 10 người.

- Tuyển chọn những người tham gia trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý của ngành Hải quan phải là những cán bộ, chiến sỹ có kinh nghiệm trong điều tra các vụ án về ma tuý trước đây, có phẩm chất chính trị vững vàng, phải được bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ đấu tranh chống tội phạm về ma tuý, có am hiểu nhất định về các chất ma tuý. Nếu có điều kiện nên tuyển những cán bộ, chiến sỹ được đào tạo trong các mơi trường như Cơng an hay Biên phịng.

- Đối với các khu vực biên giới phức tạp, ở cửa khẩu đường bộ: bọn tội phạm thường hoạt động cần bố trí đủ lực lượng phụ trách theo địa bàn, tuyến trọng điểm; đồng thời phải làm tốt cơng tác điều tra cơ bản nắm tình hình, xây dựng cơ sở bí mật và sử dụng chó nghiệp vụ kết hợp với việc thực hiện quy trình

thủ tục hải quan và thủ tục cho người XNC qua lại biên giới (đối với lực lượng Bộ đội Biên phòng) để phòng ngừa và phát hiện ma tuý.

- Đối với lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý của Đội Kiểm sốt cần phải bố trí đủ lực lượng, có bộ phận theo dõi theo các tuyến và địa bàn trọng điểm ở các huyện biên giới; có sự phối hợp chặt chẽ với cán bộ, công chức của Tổ Kiểm soát ma túy ở các Chi cục để hướng dẫn làm tốt các mặt công tác phịng ngừa, đặc biệt là cơng tác phịng ngừa nghiệp vụ và trực tiếp điều tra khám phá các vụ án ma tuý lớn phức tạp, hoạt động theo băng, ổ, nhóm hay hoạt động liên tỉnh, liên huyện…với nhiều đối tượng tham gia.

- Trong công tác cán bộ cần phải rà sốt, đánh giá lại tồn bộ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm sốt ma túy trong tồn Cục về trình độ, năng lực, sở trường, năng khiếu trên cơ sở hiệu quả giải quyết vụ án được giao để có cơ sở bố trí sắp xếp cho phù hợp; tạo điều kiện cho những cán bộ có khả năng phát triển được đào tạo nâng cao trình độ; có chế độ khen thưởng, tun dương kịp thời khi lập được thành tích trong q trình cơng tác.

- Thường xuyên tập huấn bồi dưỡng về kiến thức phịng chống ma t cho cán bộ, cơng chức trực tiếp tiến hành công tác đấu tranh chống tội phạm về ma tuý, đặc biệt là tổng kết rút kinh nghiệm về các vụ án đã điều tra khám phá tại khu vực biên giới để xây dựng kế hoạch cho toàn bộ hoạt động đấu tranh loại tội phạm này trong thời gian tiếp theo.

- Phải xây dựng và có kế hoạch dạy tiếng dân tộc và tiếng Lào cho cán bộ, cơng chức đấu tranh phịng, chống tội phạm về ma tuý. Trước mắt dạy cho số cán bộ ở Tổ Kiểm soát ma túy của các Chi cục Hải quan cửa khẩu phụ trách tuyến biên giới.

- Đi đơi với việc kiện tồn lực lượng cần phải trang bị đầy đủ các công cụ, phương tiện cần thiết, hiện đại nhất trong giai đoạn hiện nay phục vụ cho hoạt động phát hiện, điều tra các tội phạm về ma tuý nói chung, tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới nói riêng.

4.5.2.3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cơng tác phịng, chống ma tuý

Tuyên truyền, giáo dục cho nhận dân hiểu rõ tác hại của ma tuý, đồng thời nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân để mọi người dân chủ động phòng ngừa bản thân và gia đình, tích cực tham gia đấu tranh phịng, chống tội phạm và bài trừ tệ nạn ma tuý. Làm sao cho mọi người hiểu được rằng: phạm tội về ma tuý là

chấp nhận án tử hình đang treo trước mắt để họ từ bỏ con đường phạm tội và giáo dục người thân của họ không lao vào con đường tội lỗi. Đó cũng là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về “phịng ngừa xã hội” trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Muốn làm tốt được nội dung tuyên truyền giáo dục, cần phải:

- Xây dựng kế hoạch giáo dục tuyên truyền phòng, chống ma tuý phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi về Luật phòng, chống ma tuý trên các phương tiện thông tin đại chúng (tuyên truyền cả bằng tiếng dân tộc) và tuyên truyền miệng, các loại hình văn hóa nghệ thuật. Mục tiêu của công tác tuyên truyền là làm chuyển biến nhận thức của nhân dân về tác hại của ma tuý, tạo ra phong trào toàn dân lên án tệ nạn này.

- Tăng cường công tác truyền thơng trực tiếp. Đưa nội dung phịng. chống ma tuý vào hoạt động của các nhà văn hóa thơng tin, trung tâm thơng tin - triển lãm, các đội thơng tin lưu động, các đội tun truyền xung kích, các câu lạc bộ. Coi trọng các hình thức văn nghệ như: kịch nói, tiểu phẩm, tranh châm biếng…có nội dung liên quan đến cơng tác phịng, chống ma tuý.

- Tổ chức các cuộc thi sáng tác nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc, hội họa, sân khấu về chủ đề phòng, chống ma tuý.

- Lồng ghép chương trình giáo dục phịng, chống ma tuý với các mục tiêu khác. Đưa nội dung giáo dục phòng, chống ma tuý vào giảng dạy trong nhà trường phù hợp với mục tiêu đào tạo của các cấp học, bậc học.

Như vậy, trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải làm sao cho mọi người hiểu được tác hại của ma tuý, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm để mọi người tự giác chấp hành pháp luật, có ý thức phát hiện và đấu tranh với những vi phạm pháp luật.

4.5.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực phòng, chống ma túy

Để từng bước làm giảm tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng lực lượng phòng, chống ma túy. Bên cạnh việc huy động sức mạnh của tồn dân tham gia cơng tác phòng, chống ma túy, Nhà nước đã quan tâm xây dựng lực lượng chun trách phịng, chống ma túy. Chính phủ đã chỉ đạo thành lập, củng cố lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy thuộc lực lượng CSND, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan. Tuy nhiên, hiện nay số cán bộ được đào tạo chun sâu về cơng tác phịng,

chống ma túy của ngành Hải quan nói chung và của Cục Hải quan Điện Biên nói riêng cịn rất ít, hầu hết vừa làm vừa học, làm theo kinh nghiệm, nhiều cán bộ lãnh đạo lực lượng chuyên trách điều tra tội phạm về ma túy của ngành Hải quan chưa được đào tạo chính qui về chun mơn nghiệp vụ.

Trước tình hình tệ nạn ma túy phức tạp, nhu cầu đào tạo cán bộ lớn như vậy, hệ thống tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy hiện nay còn chưa đáp ứng được hết đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ công tác.

Trong ngành Hải quan chưa có bất kỳ cơ sở nào đào tạo bài bản nghiệp vụ kiểm sốt ma túy cho cán bộ, cơng chức trong ngành làm kiểm sốt ma túy. Cán bộ, cơng chức Hải quan làm kiểm soát ma túy trong cả nước được đào tạo nghiệp vụ cơ bản tại trường Hải quan Việt Nam khi đi học nghiệp vụ Hải quan do các cán bộ Hải quan có kinh nghiệm lâu năm làm kiểm soát ma túy giảng dạy hoặc th các giảng viên có chun mơn kiểm sốt ma túy của Bộ Công an giảng dạy trong thời gian ngắn. Nên chất lượng đào tạo vẫn còn hạn chế.

Hiện nay, trong cả nước chỉ có trường Học viện Cảnh sát nhân dân và trường Trung học Cảnh sát nhân dân có chuyên khoa đào tạo cán bộ điều tra tội phạm về ma túy. Các trường Cơng an khác khơng có chun khoa phịng, chống tội phạm về ma túy nói riêng mà được bố trí giảng một số bài về phịng, chống tội phạm về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 117 - 130)