Những nghiên cứu về phòng, chống ma túy và quản lý Nhà nước về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 55 - 60)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Những nghiên cứu về phòng, chống ma túy và quản lý Nhà nước về

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý đang là vấn đề nóng bỏng, bức xúc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Để góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh này, ở nước ta những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về công tác đấu tranh PCMT và QLNN về phòng, chống ma túy:

Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học cho những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về ma túy” của Giáo

sư, Tiến sỹ Nguyễn Phùng Hồng, Tạp chí CAND và Đại tá Vũ Hùng Vương, Cục CSĐT tội phạm về ma túy năm 2001. Đề tài đã tập trung đi sâu, phân tích làm rõ thực trạng cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, từ đó phân tích làm rõ những luận cứ khoa học cho các giải pháp mà tác giả đã nghiên cứu và đưa ra (Vũ Hùng Vương và Nguyễn Phùng Hồng, 2002).

Sách tham khảo: “Một số vấn đề về xây dựng thế trận phòng, chống tội phạm về ma túy của lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy” của Đại tá

Vũ Hùng Vương, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội, năm 2000. Cơng trình đã trình bày cơ sở khoa học để xây dựng thế trận phòng, chống tội phạm về ma túy của lực lượng Công an nhân dân, đưa ra khái niệm về thế trận phòng chống tội phạm ma túy, cơ sở lý luận để xây dựng thế trận phòng, chống tội phạm ma túy của lực lượng Cơng an nhân dân. Trong cơng trình này, tác giả đã giới thiệu về những tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng thế trận phòng, chống tội phạm về ma túy; những căn cứ để xây dựng thế trận, nội dung thế trận, một số kiến nghị nhằm xây dựng thế trận phòng, chống tội phạm về ma túy của lực lượng CAND (Vũ Hùng Vương, 2000).

Cuốn sách “Tội phạm về ma túy, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp

phòng ngừa” của Tiến sỹ Vũ Quang Vinh, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội năm 2005. Tác giả đã phân tích sâu về tình hình phạm tội sản xuất, bn bán, vận chuyển chất ma túy trên thế giới bao gồm heroin, cocain, cần sa, chất hướng thần, thuốc phiện, ma túy tổng hợp… Đánh giá những thực trạng, nguyên nhân tình hình phạm tội về ma túy ở Việt Nam, cụ thể về đối tượng phạm tội, nhân thân đối tượng phạm tội, cơ cấu tội phạm, các phương thức thủ đoạn phạm tội. Tác giả đưa ra một số biện pháp phòng ngừa như biện pháp vận động quần chúng, biện pháp tuẩn tra kiểm soát, biện pháp quản lý hành chính về trật tự xã hội, phịng ngừa bằng biện pháp kỹ thuật, tổ chức tấn công, truy quét tội phạm về ma túy. Qua đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma túy (Vũ Quang Vinh, 2005).

Giáo trình “Cơng tác phịng, chống và kiểm soát ma túy của lực lượng Cảnh sát nhân dân” của trường Đại học Cảnh sát nhân dân (nay là Học viên

Cảnh sát nhân dân) xuất bản năm 1997, do tập thể tác giả, nhà khoa học Nguyễn Duy Hùng (chủ biên), PGS. TS Hồ Trọng Ngũ, PGS. TS Nguyễn Văn Cảnh. PGS. Nguyễn Huy Thuật, Th.S Khổng Minh Tuấn, CN. Chu Thế Long. Giáo trình đã xây dựng khá toàn diện lý luận cơ bản về cơng tác đấu tranh phịng, chống và kiểm soát ma túy (Nguyễn Duy Hùng, 1997).

Sách chuyên khảo “Phát hiện và điều tra các tội phạm về ma túy” của TS Trần Văn Luyện, PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Nhà xuất bản CAND, năm 2001. Sách là cơng trình khoa học pháp lý đầu tiên ở Việt Nam về phát hiện và điều tra tội phạm về ma túy. Dựa trên sự phân tích lý luận với tổng kết thực tiễn áp dụng

của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và chiến thuật điều tra, các tác giả đã luận giải những căn cứ khoa học, đưa ra những kết luận và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, điều tra các tội phạm về ma túy. Tác giả đã đưa ra những đúc kết mang tính lý luận về ma túy và cơng tác phát hiện, điều tra các tội phạm về ma túy. Trong đó nhấn mạnh cơ sở pháp lý và đặc điểm công tác phát hiện, điều tra tội phạm về ma túy của 3 lực lượng nịng cốt là Cơng an, Hải quan, Bộ đội Biên phịng; cơng tác phối hợp đấu tranh giữa lực lượng Công an với các lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng (Trần Văn Luyện, 2001).

Giáo trình “Hoạt động phịng ngừa và điều tra các tội phạm về ma túy của

lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy” của Học viện Cảnh sát nhân dân, xuất bản năm 2002. Giáo trình giới thiệu về lý luận và thực tiễn trong hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy; nội dung hoạt động phòng ngừa; các biện pháp phòng ngừa tội phạm ma túy của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy; Lý luận và thực tiễn hoạt động điều tra tội phạm về ma túy; nội dung và biện pháp điều tra khám phá các vụ án phạm tội về ma túy của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy (Học Viện cảnh sát nhân dân, 2002).

Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy trong tình hình mới” của Tổng cục Xây dựng lực lượng

CAND và Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an, tổ chức tháng 6 năm 2006 gồm 45 báo cáo tham luận đã tổng kết tồn diện cơng tác phịng, ngừa, đấu tranh chống tội phạm về ma túy giai đoạn 2001 – 2005, rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác của các lực lượng tham gia chống tội phạm nói chung và lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy nói riêng giai đoạn 2006 – 2010 (Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND và Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an, 2006).

Cuốn sách “Những vấn đề kiểm soát tiền chất ma túy” của TS. Đặng Ngọc Hùng, Nhà xuất bản CAND, phát hành năm 2002 là cơng trình nghiên cứu chun khảo đầu tiên trong lĩnh vực tiền chất. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc, bản chất các loại tiền chất, qui trình sản xuất các chất ma túy, phân tích tình hình tội phạm ma túy trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam, tác giả đã nêu bật thực trạng, nguy cơ trong việc vận chuyển, mua bán và sử dụng trái phép các hóa chất, tiền chất để sản xuất ma túy tổng hợp và đưa ra các biện pháp kiểm soát tiền chất theo luật pháp quốc tế và trong nước (Đặng Ngọc Hùng, 2002).

Cuốn sách “Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy có yếu tố nước ngoài” của PGS. TS Trần Văn Luyện và ThS. Nguyễn Xuân Tất Hòa, NXB

CAND năm 2011. Tác giả đã phân tích về hoạt động phịng ngừa, điều tra tội phạm về ma túy có yếu tố nước ngoài của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, trong đó lực lượng Cơng an được xác định là lực lượng chủ công trong cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm về ma túy nói chung và hoạt động điều tra tội phạm về ma túy có yếu tố nước ngồi nói riêng. Tác giả đưa ra những thực trạng hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm về ma túy có yếu tố nước ngồi, trong đó đã phân tích tình hình tội phạm về ma túy có yếu tố nước ngồi từ năm 2004 đến năm 2009 và kết quả điều tra xử lý, qua đó đưa ra một giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm về ma túy có yếu tố nước ngoài của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Trần Văn Luyện, 2011). Luận án “Hợp tác Quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng

Cảnh sát nhân dân Việt Nam” của Tiến sỹ Bùi Anh Dũng, Hà Nội năm 2006.

Tác giả đã nghiên cứu làm rõ các nội dung như khái niệm, nguyên tắc, nội dung, hình thức, cơ sở pháp lý hợp tác quốc tế đấu tranh phịng, chống tội phạm. Tác giả phân tích thực trạng hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm và đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam (Bùi Anh Dũng, 2006).

Một số nghiên cứu ngoài nước về cơng tác phịng chống ma túy như:

Trong bài viết “Efforts to control the production and international trade of

Methamphetamine) ( những nỗ lực để kiểm soát việc sản xuất và buôn bán quốc

tế Methamphetamine) năm 2006, tác giả Anne W. Patterson cho rằng, lạm dụng Methamphetamine đang diễn biến rất phức tạp tại Hoa Kỳ. Ma túy tổng hợp như Methamphetamine và Estacy là một thách thức cho chính sách kiểm sốt ma túy quốc tế của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện các hoạt động kiểm soát quốc tế trong sản xuất, mua bán, vận chuyển tiền chất, hóa chất để sản xuất Methamphetamine và mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động này.

Cơng trình nghiên cứu “Why Canadian marijuana is fiding a booming

market in Asia, after years of East -to-West trade” (Tại sao cần sa Canada được

mua bán rộng rãi ở Châu Á sau nhiều năm vận chuyển, mua bán từ Châu Á sang Châu Âu) năm 2013, tác giả Chris Brummitt cho rằng ngun nhân chính đó là

các băng đảng tội phạm người Việt Nam tại Canada tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới tại các nước Châu Á, trong đó chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã hình thành các băng nhóm tội phạm trồng và sản xuất cần sa tại Bắc Mỹ vào những năm 1980. Các băng nhóm này chiếm thị phần lớn về nguồn cung cấp cần sa tại Châu Âu và hiện nay đang mở rộng khai thác các thị trường ở Châu Á. Cơng trình nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, các lực lượng thực thi pháp luật tại Việt Nam quan tâm nhiều đến phòng, chống Heroin và Amphetamine mà ít quan tâm đến phịng, chống trồng và sản xuất cần sa. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho cần sa ngày càng phổ biến tại Việt Nam.

Sách “Detection of secret laboratories producing illicit drugs and illicit

substances (Phát hiện các labo bí mật sản xuất trái phép chất ma túy và buôn lậu

tiền chất), Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, năm 2004. Theo Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thì hiện nay lạm dụng ma túy là một vấn đề bức xúc, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tội phạm và các vấn đề tệ nạn khác của xã hội. Ma túy ảnh hưởng đến sức khỏe thanh thiếu niên và thế hệ mai sau. Cuốn sách này cung cấp những thông tin cần thiết để chúng ta có thể phát hiện và ngăn chặn buôn lậu, sử dụng tiền chất, giúp cho cán bộ hành pháp biết cách phát hiện các labo sản xuất ma túy và các hoạt động buôn lậu, vận chuyển tiền chất, nguyên liệu và thiết bị sản xuất ma túy.

Trong tài liệu “Cẩm nang điều tra tội phạm về ma túy” của Interpol nêu lên các phương pháp và chiến thuật điều ta. Chiến thuật “ vận chuyển ma túy có kiểm sốt” được Interpol và Cảnh sát nhiều nước đánh giá hết sức quan trọng và đem lại hiệu quả cao để khám phá các tổ chức tội phạm ma túy xuyên quốc gia. Chiến thuật này được cảnh sát các nước áp dụng rất thành công. Ở cuốn sách này, tác giả đã nêu lên một thực tế ở Hoa Kỳ do cơ chế thị trường nên có những người muốn theo dõi hoạt động của tội phạm về ma túy để báo tin cho Cảnh sát kiếm tiền. Tùy theo tính chất quan trọng của thơng tin và số lượng ma túy bị phát hiện, cơ quan kiểm soát trả tiền cho người cung cấp tin theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 55 - 60)