Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 65)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

a. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp liên quan đến số vụ vận chuyển ma túy, khối lượng ma túy vận chuyển do các lực lượng chức năng bắt giữ qua địa bàn thuộc địa phận 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La được thu thập thông qua các bài báo và báo cáo từ phòng Kiểm sốt Ma túy (phịng 6) - Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng Cục Hải quan; Đội Kiểm soát Ma túy - Cục Hải quan tỉnh Điện Biên và từ UBND tỉnh Điện Biên, Sơn La.

Các thông tin số liệu về công tác quản lý Nhà nước về cơng tác phịng chống ma túy như số cán bộ làm cơng tác kiểm sốt, phịng, chống ma túy; số cán bộ được đào tạo nghiệp vụ kiểm soát ma túy; số cán bộ làm công tác quản lý; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơng tác quản lý phịng, chống ma túy; các chế độ mà cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát ma túy được hưởng…được thu thập thông qua bộ phận Tổ chức cán bộ thuộc khối văn phòng của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên, của Tổng Cục Hải quan và từ phòng Đào tạo của Trường Hải quan Việt Nam.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra

Hiện tại, tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Điện Biên gồm các đơn vị sau:

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2015)

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 01 Chi cục HQCK quốc tế Tây trang và 01 đội làm thủ tục HQCK Huổi Puốc - thuộc Chi cục HQCK Tây Trang; tại tỉnh Sơn La có Chi cục HQCK Chiềng Khương, HQCK Lóng Sập và Chi cục HQ Sơn La.

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra đối với cán bộ, lãnh đạo Cục Hải quan Điện Biên làm KSMT; cán bộ, chiến sĩ Cơng an, Biên phịng làm công tác KSMT; quần chúng nhân dân trên địa bàn nhằm tìm hiểu nhận thức của cán bộ, công chức và quần chúng nhân dân về công tác quản lý Nhà nước của đội ngũ cán bộ làm công tác KSMT cũng như đánh giá của họ về vai trò QLNN trong phòng, chống ma túy.

Đối với cán bộ Hải quan làm KSMT: đề tài tiến hành phỏng vấn tồn bộ 46 cán bộ, cơng chức và lãnh đạo làm KSMT của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên trên địa bàn 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La.

Đối với cán bộ ngoài ngành Hải quan làm KSMT: đề tài tiến hành phỏng vấn 41 cán bộ, chiến sĩ Cơng an, Biên phịng làm KSMT của Phòng Cảnh sát và điều tra tội phạm về ma túy (PC47) và của Đồn Biên phòng thuộc 2 tỉnh Điện Biên Sơn La. Ở tỉnh Điện Biên, đề tài tiến hành phỏng vấn 10 cán bộ Công an và 08 cán bộ Biên Phòng. Ở tỉnh Sơn La, đề tài phỏng vấn 10 cán bộ Công an và 13 cán bộ Biên phòng. Các cán bộ được lựa chọn để phỏng vấn là ngẫu nhiên.

Quần chúng nhân dân được lựa chọn để phỏng vấn trong đề tài cũng hoàn toàn ngẫu nhiên. Các đối tượng được lựa chọn là những người dân đang sinh sống và làm việc tại các xã, huyện có cửa khẩu; một số người dân ở Thành phố, thị xã Điện Biên, Sơn La. Số lượng mẫu lựa chọn được phân bổ đều ở 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La (40 người ở Điện Biên và 40 người ở Sơn La).

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra

Đối tượng Số mẫu (người) Tỷ lệ (%)

Cán bộ, công chức Hải quan làm cơng tác kiểm

sốt ma túy 46 27,54

Cán bộ, chiến sĩ Cơng an, Biên phịng làm cơng

tác kiểm soát ma túy 41 24,55

Quần chúng nhân dân 80 47,91

* Nội dung phiếu điều tra

- Thông tin cơ bản của người phỏng vấn.

- Đánh giá về vai trò QLNN của Chi cục, đội kiểm sốt ma túy trong cơng tác phòng chống ma túy.

- Nhận định về những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động quản lý Nhà nước trong phòng chống ma túy của Chi cục, đội kiểm soát ma túy.

- Nhận thức về những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm cơng tác kiểm sốt ma túy.

- Đánh giá về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức làm cơng tác kiểm sốt ma túy.

- Đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của cục Hải quan trong phòng, chống ma túy.

3.2.4. Phương pháp phân tích, xử lý thơng tin

- Phương pháp thống kê mơ tả: để tìm hiểu thực trạng cơng tác QLNN về

phòng chống ma túy tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên, mơ tả hiện trạng tình hình bn bán, vận chuyển ma túy hiện nay và các cơ chế chính sách của Nhà nước, của ngành Hải quan về phòng chống ma túy đang được áp dụng.

- Phương pháp phân tổ thống kê: là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng

hợp thống kê, được dùng nhiều trong các cuộc điều tra thống kê.

- Phương pháp so sánh: sau khi số liệu được tổng hợp và phân tích, sử dụng

phương pháp này để thấy được sự phát triển của sự vật, hiện tượng qua các mốc thời gian, khơng gian và từ đó có thể suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu. Trong đề tài, từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý về PCMT trong ngành Hải quan từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

- Phương pháp chuyên khảo: trực tiếp khảo sát một số cán bộ chủ chốt quản

lý ở các Chi cục điển hình về từng mặt và tồn diện để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp.

- Sau khi tổng hợp số liệu thì xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để tính tốn, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu. Đó cũng

là cơ sở để phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác QLNN về phịng chống ma túy trong ngành Hải quan từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện và tăng cường công tác QLNN về phòng chống ma túy tại Cục Hải quan Điện Biên.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Hiệu lực, hiệu quả QLNN về phòng, chống ma túy được đo lường qua hệ thống tiêu chí sau:

- Hệ thống tiêu chí phản ánh thể chế phịng chống, ma túy: số lượng văn bản qui phạm pháp luật về PCMT được ban hành; chất lượng văn bản qui phạm về phịng, chống ma túy: tính đầy đủ, tính tồn diện, tính chặt chẽ, tính kịp thời, tính hệ thống về nội dung các đạo Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư của Bộ trưởng, Quyết định, chỉ thị của UBND...

- Hệ thống tiêu chí về tổ chức bộ máy phịng, chống ma túy: Cơ cấu tổ chức, hệ thống các cơ quan có chức năng PCMT thuộc chính quyền các cấp; phân cấp, phân quyền cho cơ quan, các cấp chính quyền về PCMT;

- Hệ thống tiêu chí về năng lực cán bộ, công chức, viên chức trong thực

hiện nhiệm vụ PCMT các cấp: chuyên môn, nghiệp vụ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm của cán bộ, công chức,…;

- Hệ thống tiêu chí về hoạt động phịng, chống ma túy: Sự chấp hành của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ PCMT; sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia PCMT...;

- Hệ thống tiêu chí phản ánh nguồn lực phục vụ cho cơng tác phịng, chống

ma túy: Số lượng nhân lực, vật lực, trang thiết bị kỹ thuật được sử dụng cho công

tác PCMT;

- Hệ thống tiêu chí phản ánh hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy: Số diễn đàn hay tổ chức quốc tế về PCMT mà Việt Nam tham gia; mức độ cam kết của Chính phủ và chính quyền địa phương trong PCMT; kết quả phối hợp của Việt Nam với các quốc gia và tổ chức quốc tế về PCMT...;

- Hệ thống tiêu chí phản ánh kết quả về phòng, chống ma túy: Sự đồng

thuận của tổ chức, người dân tham gia PCMT; kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN của các cơ quan, đơn vị trong PCMT; số vụ án ma túy được điều tra, triệt phá; số lượng địa phương được tuyên truyền về PCMT; số địa phương, địa bàn được thanh tra kiểm tra….

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QT VỀ TÌNH HÌNH BN BÁN, VẬN CHUYỂN VÀ SỬ DỤNG MA TÚY DỤNG MA TÚY

4.1.1. Thực trạng vận chuyển, mua bán ma túy ở Việt Nam

Những năm qua, hoạt động của tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào nước ta diễn biến phức tạp, tập trung ở 3 tuyến biên giới Tây Bắc, Bắc Miền Trung và Tây Nam. Các chất ma túy chủ yếu được đưa vào Việt Nam là heroin, thuốc phiện và ma túy tổng hợp. Riêng tuyến biên giới phía Bắc và Đông Bắc, phần lớn là ma túy tổng hợp, tân dược gây nghiện. Từ Việt Nam chuyển đi các nước là heroin, cần sa và các tiền chất ephidrin và pseudophrine. Thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm phổ biến là các đối tượng trong nước cấu kết chặt chẽ với đối tượng là người nước ngoài và người Việt Nam bị truy nã lẩn trốn ở nước ngoài để tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy. Giữa hai bên biên giới, bọn tội phạm đã hình thành các tụ điểm tập kết ma túy rồi thuê người dân tộc có trang bị vũ khí để vận chuyển qua các đường mịn, lối tắt. Vì vậy, việc phát hiện bắt giữ rất khó khăn, gặp sự chống trả rất manh động, quyết liệt (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, 2015).

4.1.1.1. Vận chuyển ma túy theo đường bộ

Tội phạm ma túy ở Việt Nam thường diễn ra trên các tuyến đường bộ, đường biển và đường không. Trong nội địa, hoạt động của tội phạm ma túy thường xảy ra trên một số tuyến Điện Biên - Sơn La - Hịa Bình - Hà Nội; tuyến Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Trị - Thành phố Hồ Chí Minh; tuyến Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn - Quảng Ninh.

Trong nước, trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tội phạm vận chuyển heroin, các sản phẩm từ cây cần sa từ Việt Nam đi Trung Quốc, vận chuyển ma túy tổng hợp dạng ATS, thuốc gây nghiện, hướng thần từ Trung Quốc về Việt Nam. Các cửa khẩu trọng điểm là: Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Tân Thanh (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy, Phó Bảng (Hà Giang), Lào Cai, Mường Khương (Lào Cai).

Trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, tội phạm vận chuyển heroin, ma túy tổng hợp, các sản phẩm từ cây cần sa về Việt Nam và vận chuyển, buôn lậu tiền chất từ Việt Nam sang Lào. Các cửa khẩu trọng điểm là: Tây Trang (Điện Biên), Chiềng Khương, Loóng Sập (Sơn La), Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ

An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum).

Trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, tội phạm vận chuyển heroin, cần sa, ma túy tổng hợp về Việt Nam, vận chuyển, buôn lậu tiền chất từ Việt Nam sang Campuchia. Các cửa khẩu trọng điểm là: Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương, Tịnh Biên (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang).

4.1.1.2. Vận chuyển theo đường hàng không

Tuyến đường hàng không ngày càng diễn biến phức tạp, tập trung trên các tuyến Thành phố Hồ Chí Minh đi Úc, Đài Loan, Trung Quốc. Ngồi ra, cịn có một số cửa khẩu trọng điểm khác như: sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Bưu điện quốc tế Hà Nội và Bưu cục chuyển phát nhanh Thành phố Hồ Chí Minh.

4.1.1.3. Vận chuyển theo đường biển

Trên tuyến biển và cảng biển quốc tế, tội phạm vận chuyển cocain, cần sa, tiền chất, ma túy tổng hợp, heroin theo cả 2 chiều từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước, đặc biệt là đi Australia, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc… Địa bàn trọng điểm là: Các cảng biển khu vực TPHCM, Hải Phòng, vùng biển Quảng Ninh trên vịnh Bắc Bộ, vùng biển Kiên Giang trên vịnh Thái Lan.

Các đối tượng cầm đầu là tội phạm ma túy có tổ chức chặt chẽ, hoạt động chuyên nghiệp là người nước ngoài cấu kết với tội phạm là người Việt Nam trực tiếp điều hành hoạt động hoặc cung cấp tài chính, nguồn hàng và giấu mặt khơng bộc lộ hoạt động và sử dụng phương thức thuê những người nghiện ma túy, cư dân khu vực biên giới, những người gặp khó khăn về kinh tế, dân tộc thiểu số, dân trí thấp tham gia vận chuyển hoặc những người bị bọn tội phạm chuyên nghiệp lôi kéo, lợi dụng vào con đường phạm tội.

4.1.1.4. Đối tượng phạm tội về ma túy

Ở Việt Nam, đối tượng tội phạm ma túy gồm nhiều loại quốc tịch, thành phần xã hội, nghề nghiệp và độ tuổi khác nhau. Đối tượng phạm tội về ma túy đa số là người Việt Nam, song cũng khơng ít tội phạm có quốc tịch nước ngồi như Lào, Trung Quốc, Campuchia, Úc, Malaixia, Nigeria… Các đối tượng phạm tội về ma túy có thể là lái xe quá cảnh, xe taxi, xe ôm, tiếp viên hàng không hoặc không nghề nghiệp.

Về giới tính: đối tượng phạm tội ma túy là nam giới luôn nhiều hơn nữ giới. Song hiện nay tỷ lệ đối tượng phạm tội là nữ có chiều hướng gia tăng.

Về độ tuổi của các đối tượng phạm tội ma túy cũng phong phú, nhưng đa số ở độ tuổi từ 25 - 45 tuổi. Những năm gần đây, bọn phạm tội chuyên nghiệp tìm mọi cách lôi kéo trẻ em tham gia buôn bán ma túy để tránh bị xử lý về hình sự.

4.1.2. Tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy ở Việt Nam

Tình hình sử dụng trái phép chất ma túy ở nước ta cũng có diễn biến phức tạp. Số người nghiện ma túy (có hồ sơ kiểm sốt) tăng khá đều và nhanh từ năm 2013 cho đến nay. Kết quả rà sốt đến tháng 9/2015 tồn quốc có hơn 204 nghìn người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của lực lượng Cơng an, tăng gần 23 nghìn người (tăng 12%) so với cuối năm 2013. Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, mỗi người nghiện ma túy sử dụng khoảng 230.000 đồng/ngày, do đó số tiền thiệt hại là rất lớn.

Dự báo trong những năm tới, tình hình tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy của Việt Nam sẽ có những diễn biến phức tạp với những lý do: áp lực của tình hình ma túy và tệ nạn ma túy ở thế giới và các nước trong khu vực Đông Nam Á luôn gia tăng, đặc biệt ở Lào, Trung Quốc, Myama, Thái Lan… Người nghiện ma túy của Việt Nam luôn tiếp tục gia tăng (trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm tăng từ 5 - 10%) chưa có xu hướng giảm;cơng tác cai nghiện của Việt Nam chưa có hiệu quả; chính sách mở cửa hội nhập, dân chủ, dân quyền của pháp luật, việc lập hồ sơ đưa người nghiện vào các trung tâm cai nghiện khó khăn; xã hội chưa đủ các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cho cai nghiện tại cộng đồng, điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone; MTTH đang được giới trẻ truyên truyền ca tụng, xu hướng sẽ có gia tăng đột biến ở Việt Nam, là những điều kiện cho tệ nạn ma túy gia tăng.

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TẠI CỤC HẢI QUAN ĐIỆN BIÊN TÚY TẠI CỤC HẢI QUAN ĐIỆN BIÊN

4.2.1. Trong công tác xây dựng thể chế

* Tham gia xây dựng dự thảo Bộ luật hình sự (BLHS) sửa đổi năm 2015

Trong những năm qua, cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh Điện Biên đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng dự thảo Luật Hình sự sửa đổi năm 2015 trong đó có phần “các tội phạm về ma túy”. Cụ thể BLHS 2015 đã được

27 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 có một số điểm mới ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 65)