Trong công tác xây dựng thể chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 71 - 74)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan

4.2.1. Trong công tác xây dựng thể chế

* Tham gia xây dựng dự thảo Bộ luật hình sự (BLHS) sửa đổi năm 2015

Trong những năm qua, cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh Điện Biên đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng dự thảo Luật Hình sự sửa đổi năm 2015 trong đó có phần “các tội phạm về ma túy”. Cụ thể BLHS 2015 đã được

27 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 có một số điểm mới ở chương XX “các tội phạm về ma túy” như sau:

BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) tại Điều 194 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là tội ghép gồm có 03 tội: tàng trữ trái phép chất ma túy; vận chuyển trái phép chất ma túy; mua bán trái phép chất ma túy; chiếm đoạt chất ma túy. Tuy nhiên, xét về hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thì hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và hành vi chiếm đoạt chất ma túy không nguy hiểm bằng hành vi mua bán trái phép chất ma túy, trong khi đó Điều 194 lại quy định về định lượng, mức hình phạt đối với các hành vi này giống nhau nên thực tế gặp nhiều khó khăn trong định tội danh và hình phạt.

Vì vậy để định tội danh và áp dụng mức hình phạt một cách công bằng phù hợp giữa các hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy hoặc chiếm đoạt chất ma túy BLHS năm 2015 đã tách Điều 194 BLHS 1999 thành 04 tội: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252). Nâng tổng số điều luật trong chương XX BLHS 2015 lên 13 Điều.

Nếu ở Điều 192 BLHS 1999 quy định Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma t thì Điều 247 BLHS 2015 đã sửa đổi thành Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Quốc hội, 2000).

* Tham gia xây dựng dự thảo Luật Hải quan sửa đổi để ngày 23/6/2014 và tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII đã thơng qua Luật Hải quan số 54/2014/QH13 (gọi tắt là Luật Hải quan năm 2014)

Qua thực tiễn công tác đấu tranh phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nói chung và việc buôn bán, vận chuyển ma túy qua biên giới các tỉnh Điện Biên, Sơn La nói riêng cho thấy có rất nhiều quy định về phạm vi, biện pháp, trách nhiệm của cơ quan Hải quan, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong cơng tác đấu tranh phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong Luật Hải quan 2001 chưa đầy đủ so với thực tế tổ chức triển khai thực hiện, một số quy định hiện đang được thực hiện tại các văn bản dưới Luật dẫn đến những hạn chế hiệu quả hoạt động của công tác này. Đặc biệt, tại các tỉnh biên giới, vùng sâu, vùng xa.

Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, Luật Hải quan năm 2014 quy định theo hướng tăng cường hoạt động của cơ quan Hải quan trong phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong cơng tác đấu tranh phịng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan với cơ quan Hải quan trong việc thực hiện pháp luật Hải quan.

Trong Luật Hải quan năm 2014, Chương V là Chương quy định về phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Chương này gồm 6 điều từ Điều 87 đến Điều 92, trong đó: giữ nguyên 01 điều (Điều 87), sửa đổi 04 điều (Điều 88, Điều 89, Điều 90, Điều 92), bổ sung 01 điều (Điều 91). So với Luật Hải quan năm 2001, Luật Hải quan năm 2014 đã được bổ sung nhiều quy định mang tính quan trọng, nâng cao thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong cơng tác phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, qua đó góp phần nâng cao hoạt động kiểm sốt chống bn bán, vận chuyển ma túy qua biên giới.

* Xây dựng các văn bản dưới luật để thực hiện quản lý Nhà nước về phòng, chống tội phạm ma túy

Triển khai thực hiện Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 9/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế phối hợp giữa lực lượng Công an - Hải quan - Bộ đội Biên phòng - Cảnh sát biển trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm về ma túy tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển, Cục Hải quan tỉnh Điện Biên đã không ngừng tăng cường phối hợp với các lực lượng trên và xây dựng những Quy chế mới để tăng cường phối hợp hoạt động kiểm sốt ma túy trong tình hình mới phù hợp với địa bàn hoạt động của Hải quan Điện Biên trong tình hình mới.

Cụ thể ngày 11/12/2012 giữa Cục Hải quan tỉnh Điện Biên và Bộ đội Biên phòng các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La đã ký Quy chế phối hợp số 900/QC- HQĐB - BPĐB - BPLC - BPSL về việc phối hợp hoạt động giữa Hải quan Điện Biên và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh Điện Biên - Lai Châu - Sơn La.

Quy chế này được ký để thay thế các Quy chế phối hợp hoạt động đã ký số 51/QCPH ngày 08/3/2006, số 62/QCPH ngày 22/3/2006 và số 60/QCPH ngày 28/3/2006 giữa Cục Hải quan Điện Biên và Bộ đội Biên phòng các tỉnh Sơn La - Điện Biên - Lai Châu.

hợp với Vụ Pháp chế - Tổng cục Hải quan xây dựng, trình Bộ Tài Chính và Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy theo lĩnh vực của ngành Hải quan giám sát, quản lý. Qua đó, nhằm cụ thể hóa Luật phịng, chống ma túy và Luật Hải quan trong cơng tác đấu tranh phịng, chống buôn bán, vận chuyển ma túy trên tuyến biên giới Điện Biên, Sơn La.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 71 - 74)