Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan
4.2.6. Kết quả đấu tranh phòng, chống ma túy của Cục Hải quan Điện Biên
Tình hình mua bán, vận chuyển các chất ma túy do Hải quan Điện Biên quản lý trên địa bàn 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La trong những năm gần đây tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là các tuyến biên giới, vùng giáp ranh với các tỉnh Bắc Lào. Nguồn ma túy vẫn chủ yếu từ nước ngoài thẩm lậu vào địa bàn tỉnh rồi trung chuyển đi các tỉnh, thành phố khác hoặc sang nước thứ ba để tiêu thụ. Tính chất, mức độ tội phạm ngày càng nguy hiểm, xuất hiện nhiều hơn các vụ án
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Hoạt động tội phạm về ma túy rất tinh vi, ngụy trang hàng dưới nhiều hình thức để qua mặt lực lượng chức năng và được trang bị vũ khí nóng, khi bị phát hiện bắt giữ sẵn sàng chống trả quyết liệt.
Do đặc thù địa bàn các tỉnh Điện Biên, Sơn La có mật độ dân cư thưa, gồm nhiều dân tộc sinh sống có trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật cịn nhiều hạn chế, phong tục tập qn cịn lạc hậu, là điều kiện để các nhóm đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội. Để có nhận xét tổng quan về tình hình bn bán, vận chuyển ma túy qua địa bàn 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La cũng như công tác PCMT của các lực lượng chức năng tại 2 tỉnh chúng tôi tập hợp số liệu về kết quả PCMT tại bảng 4.6 và 4.7.
Bảng 4.6. Kết quả phòng, chống ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015
STT Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 1 Số vụ bắt giữ 11 12 14 19 22 31 109 2 Đối tượng 22 21 25 31 29 46 174 3 Heroin (kg) 5,45 6,78 7,21 11,16 13,65 20,22 64,47 4 Thuốc phiện (kg) 3,95 3,69 2,58 3,90 4,60 6,11 24,83 5 MTTH (g+viên) 21,5 + 10535 24,1 + 11589 36,9 + 15521 45,6 + 24206 157 + 36339 368,9 + 95242 654 + 193432 Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2016)
Và kết quả PCMT của tất cả các lực lượng chức năng 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La được thể hiện trong bảng 4.7 như sau:
Bảng 4.7. Kết quả phòng, chống ma túy của tỉnh Điện Biên và Sơn La giai đoạn 2010 - 2015 STT Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 1 Số vụ bắt giữ 920 976 1056 1226 1339 1817 7334 2 Đối tượng 1274 1335 1412 1598 1814 2490 9923 3 Heroin(kg) 72,7 86,2 91,8 123,2 213,7 349,6 937,2 4 Thuốc phiện (kg) 16,1 16,6 13,6 18,6 21,8 28,3 115,0 5 MTTH (g + viên) 145,1+ 54650 186,5+ 68114 267,2+ 95157 343+ 157031 866,5 + 109549 1559 + 300900 3367,3+ 785401 Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2016)
Trong giai đoạn 2010 - 2015, trên địa bàn 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La lực lượng PCMT của Cục Hải quan Điện Biên đã phát hiện, bắt giữ 109 vụ (chiếm 16,8% tổng số vụ do toàn ngành Hải quan bắt giữ trên toàn quốc và chiếm xấp xỉ 1,5% tổng số vụ do các lực lượng chức năng của 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La bắt giữ) với 174 đối tượng vận chuyển. Hải quan Điện Biên đã thu giữ hơn 64,48 kg heroin, hơn 24,83 kg thuốc phiện, trên 193.432 viên và hơn 654 g MTTH cùng nhiều loại ma túy khác và nhiều vũ khí, phương tiện, tài sản có liên quan.
Hình 4.5. So sánh số vụ bắt giữ của Hải quan Điện Biên và số vụ của toàn tỉnh Điện Biên - Sơn La
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2016)
Qua hình 4.5 và hình 4.6 có thể nhận thấy tình hình bn bán, vận chuyển ma túy qua 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La trong những năm gần đây đang diễn ra rất phức tạp và có xu hướng gia tăng. Có thể nói, với những nguồn lợi to lớn từ việc buôn bán ma túy đã khiến các đối tượng bất chấp mọi thủ đoạn để buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Theo bảng số liệu thống kê toàn tỉnh Điện Biên và Sơn La năm 2010 bắt được 920 vụ với 1274 đối tượng thì đến năm 2015 số vụ bắt được là 1817 vụ với 2490 đối tượng (tăng gấp đôi cả về số vụ và đối tượng phạm tội). Các đối tượng cầm đầu là tội phạm ma túy có tổ chức chặt chẽ, hoạt động chuyên nghiệp, là người nước ngoài cấu kết với tội phạm Việt Nam trực tiếp điều hành hoạt động hoặc cung cấp tài chính, nguồn hàng và giấu mặt. Các đối tượng này thường sử dụng phương thức thuê người nghiện ma túy, cư dân biên giới, những người khó khăn về kinh tế… tham gia vận chuyển.
Hình 4.6. So sánh số đối tượng bị bắt giữ do Hải quan Điện Biên và của toàn tỉnh Điện Biên – Sơn La
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2016)
Phòng, chống các tội phạm về ma túy là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân trong đó các lực lượng Cơng an - Biên phịng và Hải quan luôn được xác định là những lực lượng chủ cơng, nịng cốt. Tuy nhiên, trong những năm qua cơng tác phịng, chống ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên còn nhiều hạn chế. Số vụ phát hiện, bắt giữ buôn bán ma túy của lực lượng Hải quan cịn rất ít so với các đơn vị chức năng khác trong địa bàn do Hải quan quản lý. Cụ thể, trong năm 2010 Cục Hải quan tỉnh Điện Biên chỉ bắt được 11 vụ (chiếm tỷ lệ xấp xỉ 1,2% tổng số vụ bắt giữ được của 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La); năm 2011 (hơn 1,2%); năm 2012 (hơn 1,3%); năm 2013 (hơn 1,5%); năm 2014 (hơn 1.6%) và năm 2015 là hơn 1,7%.
Đây là những tỷ lệ rất nhỏ so với số vụ buôn bán, vận chuyển ma túy qua địa bàn 2 tỉnh này trong những năm qua. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do số lượng cán bộ làm công tác kiểm soát ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên còn rất hạn chế, nghiệp vụ kiểm sốt ma túy cịn thấp lại phải quản lý khu vực địa bàn rất rộng lớn và phức tạp.
Qua hình trên cũng nhận thấy rằng, cơng tác phịng, chống ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên có sự đột biến từ năm 2013. Hiệu quả phòng, chống ma túy được cải thiện cả về số lượng và chất lượng. Rất nhiều vụ buôn bán, vận chuyển ma túy bị các lực lượng chức năng của Cục Hải quan Điện Biên phát
hiện. Rất nhiều các đối tượng phạm tội bị bắt giữ. Số lượng ma túy bị thu giữ cùng nhiều vũ khí, phương tiện, tài sản khác là rất nhiều.
Để có được hiệu quả trong cơng tác đấu tranh PCMT trên là do tồn thể cán bộ, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Điện Biên đã thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa lực lượng Hải quan và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Sơn La theo Quy chế phối hợp số 900/QC-HQĐB-BPĐB-BPLC-BPSL.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Năm Số lư ợn g m a tú y bắ t g iữ Heroin (kg) Thuốc phiện (kg) MTTH (nghìn viên)
Hình 4.7. Lượng ma túy do Hải quan Điện Biên thu giữ qua các năm
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2016)
Qua hình 4.7 cho thấy, các loại ma túy thường được các đối tượng lựa chọn buôn bán, vận chuyển hiện nay là heroin và MTTH. Đặc biệt trong năm 2015 có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ và tổ chức buôn bán, vận chuyển với quy mô lớn. Cụ thể, trong năm 2015 Hải quan Điện Biên đã phát hiện và bắt giữ 20,225 gam heroin (tăng 48,1% so với năm 2014); 368,9 gam MTTH (tăng 135% so với năm 2014) và 95.242 viên MTTH. Ngồi ra, tình trạng mua bán, vận chuyển và lạm dụng các chất hướng thần mới (NPS) cũng đang diễn ra rất nghiêm trọng. Trong số gần 600 chất hướng thần mới thì có trên 100 chất bị lạm dụng ở nhiều nước, song các nước vẫn còn lúng túng trong biện pháp đối phó, từ khâu xây dựng văn bản pháp luật để kiểm soát, giám định… Ủy ban kiểm soát ma túy (CND), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang đưa ra các đánh giá về tác động của các chất này đối với sức khỏe cộng động và đề ra lộ trình đưa 10 chất hướng thần đầu tiên trong tổng số 600 chất dạng này vào diện kiểm sốt theo Cơng ước quốc tế.
Qua đấu tranh của lực lượng chức năng xuất hiện nhiều đường dây mua bán vận chuyển ma túy từ khu vực “Tam giác vàng” về các khu vực giáp biên giới giữa Việt Nam và CHDCND Lào sau đó tìm cách móc nối với các đối tượng người Việt Nam sang mua và nhận vận chuyển thuê qua biên giới. Tội phạm ma túy đã triệt để lợi dụng các chính sách tạo thuận lợi của nhà nước trong thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như: khai báo khơng đúng với thực tế hàng hóa, khai báo sai tên hàng, số lượng, chủng loại; lợi dụng chính sách doanh nghiệp ưu tiên trong thơng quan điện tử để trà trộn, cất giấu ma túy vào hàng hóa xuất nhập khẩu; cất giấu trong người, phương tiện, hành lý xuất nhập cảnh; pha, tẩm tiền chất và ma túy vào các loại đồ uống, hóa mỹ phẩm, nước hoa, các loại thực phẩm phổ biến như bánh kẹo, thuốc lá, chè khô, cà phê, mắm tơm, dầu gió và các loại bột; gia cố cất giấu giữa các cạnh, vách thùng đựng hàng hóa; cất giấu trong gỗ, khung xe đạp, phụ tùng ô tô, tượng, tranh sơn dầu, loa thùng, túi xách thiết kế 2 đáy…
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với tội phạm ma túy, góp phần đảm bảo an ninh chính trị trong nước, trong năm 2015, các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều kế hoạch đấu tranh phòng, chống ma túy theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được giao. Trong đó, Tổng cục Hải quan đã triển khai Kế hoạch số 17/KH-TCHQ về chống buôn lậu tiền chất, chất hướng thần, vận chuyển trái phép chất ma túy tại cảng biển, sân bay, đường bưu điện; Kế hoạch số 72/KH-TCHQ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy và tiền chất tại khu vực biên giới phía Bắc.
Triển khai những kế hoạch trên của Tổng cục, Cục Hải quan tỉnh Điện Biên đã giao cho lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy xây dựng kế hoạch nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất về con người và đảm bảo phương tiện sẵn sàng tác chiến. Trong trường hợp phát hiện các đối tượng nghi vấn, các lực lượng chú trọng việc làm rõ phương thức, thủ đoạn mới lợi dụng trong hoạt động XNK, XNC để lên phương án đấu tranh cụ thể. Đơn cử như, qua công tác thu thập thông tin, xử lý các nguồn tin phục vụ cho công tác điều tra, các Chi cục Hải quan cửa khẩu: Tây Trang, Lóng Sập, Chiềng Khương và Đội Kiểm sốt phịng, chống ma túy đã phối hợp với các lực lượng chức năng điều tra, bắt giữ và xử lý triệt để nhiều hành vi mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý. Để làm tốt điều này, các đơn vị duy trì và thực hiện tốt quy chế phối hợp với lực lượng Biên phịng, Cơng an… trong việc tuyên truyền, đấu tranh, phòng ngừa, điều tra phát hiện, xử lý các đối tượng, đường dây.