Hạn chế và nguyên nhân trong quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 102 - 109)

PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", từ ngày ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng và coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của cách mạng. Tổng kết kinh nghiệm những năm qua, Đảng chỉ rõ: những thành công cũng như những sai lầm, khuyết điểm đều có liên quan chặt chẽ với việc có tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân hay không. Để thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phải bảo đảm cho quần chúng có quyền hạn và nghĩa vụ "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở là một chủ trương tiếp tục cụ thể hoá phương châm trên. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của việc thực hiện quy chế này là sự thay đổi phương thức và lề lối làm việc của đơn vị cơ sở theo hướng dân chủ hoá, công khai hoá. Thông qua đó quần chúng nhân dân có thể nắm được các hoạt động, công việc liên quan đến lợi ích của mình, giám sát, kiểm tra hoạt động của đơn vị nhằm đảm bảo cho đơn vị hoạt động có hiệu lực hơn.

Như đã trình bày trong phần khái niệm quản lý, mô hình hoạt động quản lý bao gồm chủ thể và đối tượng quản lý thông qua mối liên hệ trực tiếp là những hoạt động, những lệnh quản lý từ phía chủ thể. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có mối liên hệ ngược hay còn gọi là thông tin phản hồi. Đây là những phản ứng,

những tác động trở lại của đối tượng quản lý đối với chủ thể quản lý. Thông qua những thông tin phản hồi này, chủ thể quản lý có thể thấy được hiệu lực của những tác động của mình đến đối tượng quản lý, trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động quản lý sao cho phù hợp và đạt hiệu lực cao hơn. Kết quả điều tra phỏng vấn quần chúng nhân dân đánh giá chung về hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên hiện nay được chúng tôi tổng hợp và thể hiện ở bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13. Mức độ hài lòng của quần chúng nhân dân đối với hoạt động quản lý Nhà nước của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên

STT Mức độ hài lòng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Rất hài lòng 19 23,75 2 Hài lòng 34 42,50 3 Trung bình 16 20,00 4 Không hài lòng 7 8,75

5 Hoàn toàn không hài lòng 4 5,00

Tổng số 80 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.13 cho thấy, số người được phỏng vấn lựa chọn phương án "Rất hài lòng" đối với hoạt động của Cục chiếm 23,75%; và 42,50% số người được hỏi đánh giá là hài lòng. Kết quả điều tra ở bảng 4.13 cũng cho thấy đa số người dân được hỏi đã đánh giá cao hiệu lực quản lý của các đơn vị. Số người lựa chọn phương án trung bình khá cao chiếm (20,00%). Thực tiễn cũng có một số quần chúng nhân dân không thực sự hài lòng đối với hoạt động của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên, tuy nhiên cũng không có sự chê trách hay thắc mắc gì lớn.

Còn lại 8,75% thừa nhận rằng họ chưa hài lòng và 5,00% hoàn toàn không hài lòng về hiệu lực quản lý của Cục. Đây là những con số chưa thật lớn nhưng lại rất đáng quan tâm. Là đơn vị vì dân, phục vụ nhân dân mà chưa được dân đánh giá cao, chưa được dân tin tưởng, tín nhiệm có nghĩa là đơn vị ấy chưa thực hiện được nghĩa vụ của mình. Cho dù số lượng người dân đánh giá thấp về đơn vị chỉ là thiểu số so với đa số đánh giá cao hoặc trung bình nhưng điều đó vẫn nói lên rằng hoạt động của các đơn vị trong Cục hiện nay vẫn còn nhiều mặt đáng phải quan tâm chấn chỉnh để có thể nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý.

những đánh giá chung nhất của họ về cấp đơn vị này. Để hiểu rõ hơn nhận thức của quần chúng về những mặt hoạt động cụ thể của Cục, đề tài đưa ra câu hỏi: "Theo ông/bà, hiện nay hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên ở địa phương ông/bà có những vướng mắc nào sau đây", kết quả phỏng vấn được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.14.

Qua kết quả ở bảng 4.14 cho thấy, với 7 nội dung đưa ra trong bảng phòng vấn thì đa số người được phỏng vấn đều tích gần hết những nội dung đưa ra, điều này cho thấy người dân thật sự quan tâm đến những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động QLNN của đơn vị.

Bảng 4.14. Đánh giá của quần chúng nhân dân về những hạn chế trong hoạt động quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy của các đơn vị thuộc Cục

Hải quan tỉnh Điện Biên

STT Vấn đề Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%) 1 Trình độ, năng lực của cán bộ còn hạn chế 13 16,3 2 Số lượng cán bộ làm kiểm soát ma túy còn mỏng 11 13,8 3 Điều kiện làm việc của đơn vị còn thiếu thốn 21 26,3 4 Cách thức tổ chức và điều hành của đơn vị còn thiếu

thống nhất, chưa hợp lý 10 12,5

5 Một số cán bộ hoạt động chưa tích cực, chưa sâu sát

quần chúng, công việc 16 20,0

6 Có nhiều vụ việc chưa được xử lý 11 13,8

7 Có một số vụ việc xử lý sai hoặc chưa thoả đáng 7 8,8

8 Ý kiến khác 2 2,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Khi được phỏng vấn, đa số người được phỏng vấn cho rằng hạn chế lớn nhất trong hoạt động quản lý Nhà nước đó là điều kiện làm việc của Cục còn thiếu thốn (chiếm 26,3%). Tiếp đến là lựa chọn một số cán bộ hoạt động chưa tích cực, chưa sâu sát quần chúng, công việc (chiếm 20,0%). Tiếp đến là các lý do về năng lực của cán bộ, số lượng cán bộ làm công tác KSMT và các lý do khác như trách nhiệm của cán bộ trong công việc.

Để hiểu thêm về nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động quản lý Nhà nước của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo, kết quả phỏng vấn được thể hiện ở hộp 4.1.

Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ quản lý về những hạn chế, khó khăn trong công tác QLNN của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên về PCMT

Biên chế của lực lượng tham gia công tác PCMT còn thiếu so với hiện nay; các đơn vị cơ sở chưa có cán bộ chuyên trách, hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ về PCMT, còn trẻ, thiếu kinh nghiệm; việc điều động cán bộ có nơi chưa hợp lý nên cán bộ quản lý địa bàn chưa đủ thời gian, điều kiện để nắm bắt địa bàn, đối tượng.

Sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các địa phương, các ngành, các cấp còn nhiều bất cập, nhất là trao đổi, nắm bắt thông tin các đối tượng ma túy, thông tin về tình hình, kết quả cai nghiện tại trung tâm, cơ sở điều trị methadone, các trại giam, trại tạm giam.

Hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao, chủ yếu tuyên truyền đại trà, thiếu sự tuyên truyền tập trung, cá biệt; thiếu các chương trình giáo dục, rèn luyện kỹ năng phòng tránh ma túy. Công tác giáo dục, kèm cặp, giúp đỡ đối tượng ma túy còn nhiều mặt hạn chế; chủ thể tham gia giáo dục, kèm cặp, giúp đỡ chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu những kỹ năng, kiến thức cần thiết, thiếu sự nhiệt huyết với phong trào; chương trình giáo dục, giúp đỡ, kèm cặp chưa phù hợp với từng đối tượng, chưa vận động được nhân dân, nhất là các cơ quan, doanh nghiệp tạo điều kiện giáo dục, giúp đỡ đối tượng ma túy.

Một số cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác PCMT. Công tác QLNN về an ninh trật tự còn bộc lộ nhiều tồn tại, nhất là quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Công tác quản lý địa bàn, đối tượng còn lỏng lẻo, chưa nắm được hoạt động đối tượng, thiếu sự trao đổi thông tin, chưa phát hiện kịp thời các tụ điểm ma túy trong địa bàn quản lý.

Chưa có phương pháp điều trị thay thế hữu hiệu đối với người sử dụng ma túy tổng hợp, không quản lý được số đối tượng điều trị ngoại trú, khó phát hiện việc lợi dụng điều trị ngoại trú để tiếp tục sử dụng ma túy.

Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng chưa kịp thời, chặt chẽ, chưa có quy chế rõ ràng, còn có biểu hiện thành tích nên chưa phản ánh đúng tình hình.

(Nguyễn Thế Bình, Chi cục HQCK Sơn La) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Nói về nguyên nhân của những vướng mắc trong hoạt động của Cục, cán bộ, chiến sĩ Công can, Biên phòng của 2 tỉnh Điện Biên Sơn La đã đưa ra những nguyên nhân cơ bản đã dẫn tới những khó khăn, vướng mắc đó.

Bảng 4.15. Ý kiến của cán bộ, chiến sĩ Công an, Biên phòng về nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động QLNN của các đơn vị thuộc Cục Hải

quan Điện Biên

STT Nguyên nhân Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%) 1 Một số quy định về thể chế còn chưa rõ ràng 17 41,5 2 Tính chất công việc phức tạp, số lượng đội ngũ cán

bộ, công nhân viên còn mỏng 32 78,1

3 Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo phù hợp với yêu

cầu 15 36,6

4 Thiếu thông tin, phương tiện và điều kiện làm việc 10 24,4

5 Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên 3 7,3

6 Thiếu sự đồng tình ủng hộ của nhân dân 5 12,2

7 Ý kiến khác 4 9,8

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.15 cho thấy, có 6 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vướng mắc nêu trên trong hoạt động của đơn vị. Những nguyên nhân này có liên quan khá chặt chẽ với những vướng mắc, khó khăn đã nêu và các con số cũng có sự liên quan tương ứng.

Theo đa số người được hỏi đều cho biết, nguyên nhân chính của những hạn chế trong hoạt động QLNN của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên là do tính chất công việc phức tạp, số lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên còn mỏng với 32 ý kiến, chiếm 78,1%.

Tiếp đến là do một số quy định về thể chế chưa rõ ràng (với 17 ý kiến chiếm 41,5%); đây là một thực tế khách quan, chúng ta còn thiếu nhiều luật, văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh về lĩnh vực phòng chống ma túy. Bên cạnh đó, nhiều văn bản đã ban hành nhưng lại không được hướng dẫn thi hành hoặc thực hiện không đồng bộ, không thống nhất, thêm nữa trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở vẫn còn hạn chế nên khiến họ không nắm được đầy đủ, thực hiện lúng túng, không triệt để.

Ví dụ như tại Điều 61 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm”. Tuy nhiên, trong Hiến pháp 2013 không có Điều luật nào quy định cụ thể

các nội dung liên quan đến lĩnh vực PCMT. Chính vì vậy, có thể nói việc xây dựng, thực hiện các văn bản pháp luật về PCMT sẽ cần phải được vận dụng theo các quy định khác trong Hiến pháp 2013.

Có 10 ý kiến đánh giá do thiếu thông tin, phương tiện và điều kiện làm việc (chiếm 24,4%). Điều này là một hiện thực hiển nhiên nhưng dường như chưa được thừa nhận và quan tâm đúng mức từ các cấp đơn vị, đặc biệt là vấn đề thông tin. Thông tin trong quản lý là một vấn đề hết sức quan trọng, đó là điều kiện tiên quyết để hoạt động có hiệu lực, do đó thiếu thông tin sẽ là một trong những nguyên nhân gây nên những hạn chế trong hoạt động của đơn vị cơ sở.

Khi điều kiện phương tiện làm việc còn thiếu, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, đơn vị cấp cơ sở rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, do đó thiếu sự hỗ trợ này sẽ là một nguyên nhân tạo nên những khó khăn cho hoạt động của đơn vị.

Trên cơ sở xác định những nhiệm vụ quan trọng của Cục, các cán bộ, chiến sĩ Công an, Biên Phòng cũng đã đưa ra một số phẩm chất cần có của cán bộ Hải quan làm công tác kiểm soát ma túy để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bảng 4.16. Ý kiến của cán bộ, chiến sĩ Công an, Biên phòng về những phẩm chất cần có của cán bộ KSMT - Cục Hải quan tỉnh Điện Biên

STT Điều kiện Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

1 Có trình độ học vấn cao 12 29,3

2 Có kiến thức cơ bản về quản lý 15 36,6

3 Được học về cách tiến hành xử lý công việc 24 58,5 4 Có hiểu biết về luật pháp trong lĩnh vực công tác 21 51,2 5 Thường xuyên được phổ biến các chỉ thị, nghị quyết 19 46,3

6 Ý kiến khác 5 12,2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Việc thăm dò nhận thức của cán bộ Công an, Biên phòng và quần chúng nhân dân về những kiến thức cần thiết đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác KSMT thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên là cơ sở để xác định nhu cầu và định hướng nội dung, yêu cầu của công tác đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ này. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên.

Hộp 4.2. Ý kiến của người dân về những kiến thức nào là cần thiết cho cán bộ, công chức của Cục

Kiến thức quản lý hành chính Nhà nước; kiến thức hiểu biết về pháp luật nói chung, đặc biệt là những kiến thức có liên quan đến công tác hàng ngày, đến những vụ việc trong phạm vi thẩm quyền; kiến thức ứng xử với các đối tượng giao tiếp, cán bộ hàng ngày phải tiếp xúc với dân và các loại hình tội phạm, phải biết ứng xử phù hợp, rất quan trọng đấy.

(Hoàng Ngọc Trung, huyện Chiềng Khương) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Bảng 4.16 và hộp 4.2 cho thấy cán bộ, công chức làm kiểm soát ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên cần phải có rất nhiều những phẩm chất khác nhau, đó là những kiến thức, phẩm chất nền tảng cho hoạt động quản lý của họ, từ trình độ học vấn, kiến thức quản lý, hiểu biết về pháp luật, các chỉ thị, nghị quyết và cả cách ứng xử với người dân sao cho phù hợp. Mọi phương án trả lời đều được lựa chọn với tỷ lệ cao đã chứng minh cho điều này. Đây không phải là đòi hỏi quá cao hoặc phi thực tế mà là những yêu cầu rất hợp lý đối với cán bộ, công chức Hải quan xuất phát từ thực tiễn công việc.

Hộp 4.3. Ý kiến của người dân về tiêu chí để đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cục

Phẩm chất và năng lực. Năng lực thì phải có năng lực tổ chức vận động quần chúng, có trình độ về pháp luật và các quy phạm hành chính, có kiến thức về quản lý. Ngoài ra cũng cần phải biết lắnng nghe và tiếp thu ý kiến của dân, nghĩa là biết sâu sát dân.

(Nguyễn Văn Quyết, huyện Lóng Sập) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Theo ý kiến chung, cái cần nhất hiện nay đối với cán bộ cơ sở là kiến thức cơ bản về quản lý, tiếp đó là có trình độ học vấn cao, được trang bị cách xử lý công việc và ứng xử với dân cũng như được phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)