Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.2. Đặc điểm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy
Với khái niệm trên đây, có thể thấy quản lý Nhà nước về PCMT có các đặc trưng như:
- Chủ thể QLNN về phòng, chống ma túy là các cơ quan hành chính Nhà nước Vì ma túy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đến trật tự an tồn xã hội, thậm chí đến an ninh quốc gia, nên chủ thể quản lý Nhà nước về phịng, chống ma túy phải là Chính phủ. Do tác động “ma thuật” mang tính 2 chiều của ma túy (lợi ích đặc biệt cao của người cung và nhu cầu khẩn thiết của người dùng) nên các chủ thể phải tỏ rõ uy lực trực tiếp trong quản lý. Nhìn chung các quốc gia
trên thế giới đều giao cho Bộ Cơng an trực tiếp chủ trì và phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác thực hiện chức năng QLNN về phòng, chống ma túy và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về kết quả thực hiện (Lê Thế Tiệm, 2001).
Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong phòng, chống ma túy.
Chính quyền các cấp thực hiện QLNN về phòng, chống ma túy tại địa phương, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức PCMT trên địa bàn; quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy.
- Cơ sở QLNN về phòng chống ma túy là hệ thống thể chế, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến phịng, chống ma túy. Đồng thời cũng dựa vào tình trạng xã hội liên quan đến hoạt động này. Tình trạng xã hội bao gồm trình độ dân trí, ý thức xã hội được tạo lập trên cơ sở truyền thống, văn hóa, kinh tế, chính trị của quốc gia tại những thời điểm khác nhau và sự tác động của các xu thế quốc tế hóa về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… (Học viện CSND, 2011).
- Khách thể QLNN về phòng, chống ma túy rất rộng lớn, liên quan đến các đối tượng trực tiếp và gián tiếp buôn bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng ma túy và chịu ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động trên (Học viện CSND, 2011).
- Đối tượng QLNN về phòng, chống ma túy bao gồm các tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam hoặc nước ngồi cư trú tại Việt Nam có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép, sản xuất, tàng trữ, sử dụng các chất ma túy (Học viện CSND, 2011).
- Mục tiêu QLNN về phịng, chống ma túy khơng chỉ ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán, sử dụng trái phép chất ma túy, mà còn hướng tới mục tiêu chung của toàn xã hội nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và tồn xã hội để PCMT có hiệu quả nhằm xây dựng nước Việt Nam phồn thịnh, văn minh, khơng có tệ nạn ma túy (Học viện CSND, 2011).