Trong công tác tổ chức cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 76 - 81)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan

4.2.3. Trong công tác tổ chức cán bộ

4.2.3.1. Nguồn lực cán bộ làm cơng tác phịng, chống ma túy

Tổng biên chế lực lượng kiểm soát ma túy chuyên trách của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên hiện nay là 41 cán bộ, công chức và nhân viên hợp đồng (trong đó có 09 huấn luyện viên chó nghiệp vụ phá hiện ma túy); ngồi ra cịn có 05 cán bộ làm cơng tác KSMT kiêm nhiệm của Chi cục Hải quan Sơn La.

Tại Đội Kiểm sốt ma túy có 18 cán bộ, cơng chức và nhân viên. Số lượng cán bộ, công chức và nhân viên làm cơng tác KSMT cịn lại của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên được phân bổ đều tại các Tổ Kiểm soát ma túy thuộc các Chi cục Hải quan cửa khẩu như: Chi cục HQCK Lóng Sập, Chi cục HQCK Chiềng Khương, Chi cục HQCK Tây Trang và một số cán bộ, công chức làm cơng tác kiểm sốt ma túy kiêm nhiệm tại Chi cục Hải quan Sơn La.

Đa số cán bộ làm cơng tác kiểm sốt ma túy được điều động trong ngành am hiểu và có kiến thức, kinh nghiệm làm nghiệp vụ giám sát, kiểm tra Hải quan

và điều tra chống bn lậu, song trình độ khơng đồng đều. Cán bộ chuyên trách phòng, chống ma túy còn yếu về kỹ năng nghiệp vụ thu thập xử lý thông tin, phát hiện, điều tra xác minh các đối tượng có nghi vấn vận chuyển, bn bán trái phép các chất ma túy qua biên giới. Cán bộ giám sát, kiểm tra tại các cửa khẩu yếu kỹ năng giám sát, phát hiện phỏng vấn trực tiếp khách nhập cảnh để lựa chọn kiểm tra đối tượng nghi vấn vận chuyển ma túy qua cửa khẩu.

Do đặc thù công tác bố trí cán bộ của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên là cứ 3 năm lại tiến hành luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị trong Cục nên tính tại thời điểm điều tra, phỏng vấn (tháng 3/2016) tỷ lệ cán bộ có thâm niên làm cơng tác KSMT của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên được thể hiện trong bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1. Thâm niên của cán bộ làm kiểm soát ma túy năm 2015

STT THÂM NIÊN SỐ CÁN BỘ TỶ LỆ (%) 1 Dưới 1 năm 10 21,74 2 Từ 1 – 2 năm 14 30,43 3 Từ 2 – 3 năm 9 19,57 4 Trên 3 năm 13 28,26 Tổng 46 100,00

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2016)

22% 30% 20% 28% Dưới 1 năm Từ 1 – 2 năm Từ 2 – 3 năm Trên 3 năm

Hình 4.2. Thâm niên của cán bộ làm kiểm soát ma túy năm 2015

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2016)

Qua bảng 4.1 và hình 4.2 ta thấy rằng, tỷ lệ cán bộ có kinh nghiệm kiểm sốt ma túy là rất thấp. Trong số 28,26% cán bộ có thâm niên kiểm sốt ma túy trên 3 năm thì lại có đến 19,56% (09 cán bộ) là huấn luyện viên chó nghiệp vụ. Do các

huấn luyện viên chó nghiệp vụ có chất lượng đầu vào chỉ là tốt nghiệp Trung học phổ thông, chưa được đào tạo cả về nghiệp vụ Hải quan và nghiệp vụ kiểm soát ma túy nên trong cơng tác đấu tranh kiểm sốt ma túy cịn rất nhiều hạn chế, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế. Mặt khác, chưa có giáo viên huấn luyện chó nghiệp vụ, huấn luyện viên sử dụng chó nghiệp vụ mới tuyển chỉ qua huấn luyện 06 tháng tại Cục Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ (C69) - Bộ Cơng an và Trường Trung cấp huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ (T24) - Bộ Tư lệnh Biên phòng.

Một số lãnh đạo, cán bộ tham mưu còn yếu trong xây dựng và triển khai thực hiện phương án, kế hoạch kiểm soát ma túy sát với thực tế ở địa phương, đơn vị công tác. Một bộ phận cán bộ, công chức lực lượng Hải quan trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm sốt ma túy nhận thức về cơng tác phòng, chống ma túy chưa đầy đủ và tương xứng với nhiệm vụ được giao; chưa coi cơng tác phịng, chống ma túy là nhiệm vụ chính trị quan trọng của bản thân và đơn vị. Ở một số cán bộ lãnh đạo vừa tồn tại tư tưởng chủ quan cho rằng tại địa bàn đơn vị mình quản lý khơng có tội phạm ma túy hoạt động. Bênh cạnh đó cịn có tư tưởng ngại khó, ngại khổ cho rằng cơng tác này là khó khăn, nguy hiểm, lực lượng Hải quan không đủ khả năng, quyền hạn để thực thi nhiệm vụ này và nhiệm vụ này đã có lực lượng Cơng an, Biên phịng đảm nhiệm. Chưa chủ động trong xây dựng và triển khai thực hiện phương án, kế hoạch kiểm soát ma túy sát hợp với thực tế ở địa phương, đơn vị công tác và thiếu nghiêm túc triển khai cơng tác kiểm sốt ma túy trong phạm vụ phụ trách. Tình trạng cán bộ cơng chức thừa hành đùn đẩy, né tránh không muốn làm cơng tác kiểm sốt ma túy cịn khá phổ biến. Có tình trạng khốn trắng cơng tác kiểm sốt ma túy cho lực lượng chuyên trách.

Công tác tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn ở cả Trung ương và địa phương chưa kiên quyết, chưa bám sát cơ sở. Nhiều đơn vị chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể. Công tác thu thập, xử lý thông tin về hoạt động của tội phạm ma túy qua địa bàn hoạt động Hải quan còn hạn chế. Số lượng và chất lượng thông tin không đảm bảo, cơ sở dữ liệu về KSMT còn nghèo nàn nên việc xác định đối tượng nghi vấn cần kiểm tra tại cửa khẩu chưa kịp thời và còn nhiều sơ hở. Cơng tác điều tra trinh sát có triển khai nhưng thiếu bài bản nên ít phát hiện được đối tượng cần đi sâu xác minh, lập chuyên án đấu tranh. Chưa xây dựng và ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào công tác KSMT tại các Chi cục Hải quan. Kết quả bắt giữ phụ thuộc nhiều vào thông tin và sự phối hợp với lực lượng Công an và Biên phòng. Số vụ Hải quan trực tiếp phát hiện và bắt giữ chiếm tỷ lệ thấp.

4.2.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phòng, chống ma túy

Số lượng cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách và kiêm nhiệm tham gia cơng tác phịng, chống ma túy rất lớn, nhưng số cán bộ được đào tạo chuyên sâu về công tác phịng, chống ma túy cịn rất ít, hầu hết vừa làm vừa học, làm theo kinh nghiệm. Nhiều cán bộ lãnh đạo lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy chưa được đào tạo chính quy về chun mơn nghiệp vụ. Tính đến tháng 3/2016 trình độ chuyên môn nghiệp vụ kiểm sốt ma túy của cán bộ, cơng chức Cục Hải quan Điện Biên làm kiểm soát ma túy được thể hiện trong bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Trình độ nghiệp vụ KSMT của cán bộ, công chức của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên

STT Trình độ Số cán bộ Tỷ lệ (%)

1 Chưa được đào tạo 15 32,61

2 Đã được đào tạo cơ bản 20 43,48

3 Đã được đào tạo nâng cao 11 23,91

Tổng 46 100,00

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2016)

Trong số 15 cán bộ, công chức chưa được đào tạo nghiệp vụ kiểm soát ma túy có 09 huấn luyện viên chó nghiệp vụ. Việc 09 huấn luyện viên chó nghiệp vụ tuy vào ngành đã lâu nhưng lại chưa được đào tạo nghiệp vụ kiểm sốt ma túy là do đặc thù cơng việc (chỉ là huấn luyện viên chó nghiệp vụ) nên chưa được đi học nghiệp vụ Hải quan. Q trình cơng tác tại địa bàn chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế để đấu tranh phòng, chống ma túy. Số cán bộ còn lại chưa được đào tạo nghiệp vụ kiểm soát ma túy là những cán bộ mới vào ngành (tuyển mới hoặc chuyển cơng tác từ ngành ngồi) nên chưa được đi học nghiệp vụ Hải quan.

Theo quy định đào tạo của Tổng cục Hải quan, nghiệp vụ kiểm soát ma túy cơ bản được đào tạo trong quá trình đào tạo nghiệp vụ Hải quan tổng hợp tại Trường Hải quan Việt Nam tại Hà Nội. Tuy nhiên, quá trình đào tạo chủ yếu chỉ giúp cán bộ, công chức nhận biết, phân loại các chất ma túy và các nội dung về công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ, các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết, điều tra ban đầu theo thủ tục tố tụng hình sự, tố tụng hành chính và những vấn đề cơ bản về phòng, chống ma túy. Những nội dung chuyên sâu hơn về cơng tác phịng, chống ma túy sẽ do Cục Điều tra chống buôn lậu hoặc trường Hải quan Việt Nam phối hợp với các đơn vị ngoài ngành như Cơng an hay Biên phịng để tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức. Thơng thường mỗi năm sẽ có từ 3 - 4 lớp nghiệp vụ Hải quan tổng hợp được mở tại Trường Hải quan Việt Nam

và có từ 2 - 3 lớp tập huấn về nghiệp vụ kiểm soát ma túy nâng cao được tổ chức tại Hà Nội. Lớp nghiệp vụ Hải quan tổng hợp sẽ dành để đào tạo cán bộ, công chức mới vào ngành. Đối với lớp nghiệp vụ kiểm soát ma túy nâng cao, Tổng cục Hải quan sẽ chiêu sinh các cán bộ, cơng chức làm kiểm sốt ma túy của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về học.

Bảng 4.3. Số cán bộ được đào tạo nghiệp vụ KSMT của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 20015

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số cán bộ được đào tạo cơ bản 6 8 5 9 5 3

Số cán bộ được đào tạo nâng cao 2 4 3 5 7 9

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2016)

Qua bảng 4.3 ta thấy lượng cán bộ được đào tạo nghiệp vụ KSMT nâng cao qua các năm thường ít hơn so với số cán bộ được đào tạo nghiệp vụ KSMT cơ bản. Số cán bộ được đào tạo nghiệp vụ cơ bản có sự gia tăng đột biến trong năm 2013 sau đó giảm dần trong các năm 2014 và 2015 là do năm 2013 là năm cuối cùng Tổng cục Hải quan có đợt tuyển dụng cán bộ, cơng chức mới vào ngành. Trong khi đó số cán bộ được đào tạo nghiệp vụ KSMT nâng cao có xu hướng tăng cao từ năm 2010 đến năm 2015. Nguyên nhân là do tình hình bn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua khu vực biên giới do Cục Hải quan Điện Biên quản lý đang có xu hướng gia tăng. Các đối tượng càng ngày càng sử dụng nhiều hình thức vận chuyển tinh vi, cất giấu kỹ trong hàng hóa và nhiều phương thức, thủ đoạn khác để qua mặt các lực lượng chức năng. Chính vì vậy, nhu cầu nâng cao trình độ nghiệp vụ KSMT để đối phó với các đối tượng phạm tội là rất cần thiết.

Đối với huấn luyện viên chó nghiệp vụ, cơng tác đào tạo huấn luyện cán bộ quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy đã được đổi mới, bước đầu đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Tuy nhiên so với yêu cầu phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ma túy trong tình hình hiện nay vẫn cịn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Tỷ lệ chó nghiệp vụ tốt nghiệp loại khá, giỏi cịn ít, khơng đủ sức quán xuyến địa bàn. Số vụ án ma túy có chó nghiệp vụ tham gia vẫn cịn ít, chủ yếu được sử dụng theo hình thức phối hợp, được tham gia khi có yêu cầu của ban chuyên án. Việc sử dụng chó nghiệp vụ của lực lượng quản lý chủ yếu mang tính bị động, việc triển khai công tác sử dụng chó nghiệp vụ ở một số đơn vị, khơng những ít mà cịn

mang tính hình thức. Trong q trình sử dụng chó nghiệp vụ, các đơn vị còn nặng về khai thác, sử dụng thiếu kiểm tra, chưa chú trọng đến công tác huấn luyện củng cố và huấn luyện nâng cao cho chó nghiệp vụ. Từ đó năng lực chó nghiệp vụ bị giảm sút, ảnh hưởng tới kết quả công tác. Mặt khác, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Điện Biên chưa chú trọng tới việc nắm tâm tư, nguyện vọng của cán bộ chiến sỹ làm cơng tác quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ, thiếu đi sâu kiểm tra cơng tác huấn luyện củng cố nên một số cán bộ, huấn luyện viên bỏ mặc, không coi trọng công tác quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ làm một cơng tác nghiệp vụ.

Thực tế hiện nay, các loại ma túy rất đa dạng với nhiều loại khác nhau khơng chỉ là các chất ma túy truyền thống có nguồn gốc tự nhiên mà những năm gần đây các chất ma túy tổng hợp nhóm ATS như: Amphetamin, Methamphetamine, Ecstasy hay những năm gần đây là ma túy đá… xuất hiện và có xu hướng lan rộng. Trong khi đó, các mẫu ma túy đưa vào huấn luyện còn thiếu, sau nhiều năm các mẫu ma túy mới không được cấp bổ sung. Bên cạnh đó, cơng tác huấn luyện chó nghiệp vụ của ngành Hải quan cịn gặp nhiều khó khăn do khơng tự sản xuất được mẫu tập cho chó nghiệp vụ. Việc cung cấp mẫu tập hồn toàn phụ thuộc vào đơn vị ngoài ngành của Bộ Công an nên rất bị động dẫn đến ảnh hưởng đến năng lực của chó nghiệp vụ. Vì vậy, khả năng đáp ứng u cầu của cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm ma túy là có giới hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 76 - 81)