Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách của Đảng,
Nhà nước đối với cơng tác phịng, chống ma túy
Điều 12 Hiến pháp Việt Nam ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, văn
bản quy phạm pháp luật có vai trị vơ cùng to lớn trong việc quản lý xã hội (Quốc hội, 2013).
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phịng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế. Pháp luật đã trở thành công cụ chủ yếu để quản lý Nhà nước và xã hội. Nguyên tắc pháp quyền từng bước được đề cao và phát huy hiệu quả trên thực tế (Quốc hội, 2013).
Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình lập pháp của Nhà nước, trong đó đã có sự bổ sung, sửa đổi các tội phạm về ma tuý, đồng thời cũng lấy mức định lượng để làm căn cứ cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung cụ thể. Qua nhiều năm nghiên cứu và sử dụng, BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 27/11/2015, được Chủ tịch nước công bố vào ngày 18/12/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập cũng như phù hợp với tình hình thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và tình hình đấu tranh phịng, chống tội phạm ma túy nói riêng.
Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đáp ứng các địi hỏi của cơng cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, còn bộc lộ nhiều yếu kém như hệ thống pháp luật nước ta cịn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu tồn diện.
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nước ta đã thông qua Hiến pháp 2013. So với Hiến pháp 1992, những quy định liên quan đối với công tác PCMT trong Hiến pháp 2013 có hai sự thay đổi lớn, đó là:
Điều 61 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển,
buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm”.
liên quan đến lĩnh vực PCMT. Chính vì vậy, có thể nói việc xây dựng, thực hiện các văn bản pháp luật về PCMT sẽ cần phải được vận dụng theo các quy định khác trong Hiến pháp 2013.
Hiến pháp 2013 đã có những quy định cụ thể và mở rộng hơn về quyền con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân. Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện các văn bản pháp luật về PCMT, nhất là những nội dung có đụng chạm trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân cần phải hết sức chú ý và phải tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật hiện hành (Quốc hội, 2013).