Nội dung nghiên cứu quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 29 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung nghiên cứu quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy

2.1.3.1. Xây dựng thể chế, chính sách về phịng, chống ma túy

Pháp luật, với những giá trị vốn có của nó đã trở thành cơng cụ chủ yếu để Nhà nước thực hiện sự quản lý đối với xã hội nói chung, lĩnh vực PCMT nói

riêng. Để quản lý Nhà nước về phịng, chống ma túy có hiệu quả, trước hết Nhà nước phải ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách cụ thể để tác động, điều chỉnh tổng thể các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, hoạt động có liên quan đến ma túy và đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

a. Bộ Luật Hình sự Việt Nam

Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong q trình lập pháp của Nhà nước, trong đó đã có sự bổ sung, sửa đổi các tội phạm về ma tuý, đồng thời cũng lấy mức định lượng để làm căn cứ cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung cụ thể. Qua nhiều năm nghiên cứu và sử dụng, BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, được Chủ tịch nước công bố vào ngày 18/12/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập cũng như phù hợp với tình hình thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và tình hình đấu tranh phịng, chống tội phạm ma túy nói riêng.

So với BLHS năm 1999 chỉ có 2 Phần, 24 Chương, 344 Điều thì BLHS năm 2015 có 3 Phần, 26 Chương, 426 Điều trong đó có nhiều những quy định mới về tội phạm ma túy được quy định tại chương XX của Bộ luật này.

b. Xây dựng Luật phòng, chống ma túy

Ngày 09/12/2000, tại kỳ họp thứ 8, khóa X, Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống ma túy. Luật phịng, chống ma túy có 8 chương, 56 Điều. Tại Điều 4 của Luật quy định: “Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của tồn xã hội; Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; kết hợp phòng, chống tệ nạn ma túy với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác” (Quốc hội, 2001). Luật phòng, chống ma

túy quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong xã hội. Đặc biệt trong đó quy định chức năng nhiệm cụ quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy.

c. Luật Hải quan Việt Nam

Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990 quy định chức năng, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động của Hải quan. Đặc biệt tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X, ngày 29/6/2001 đã thông qua Luật Hải quan. Sau nhiều năm thực hiện, trước những yêu cầu mới của đất nước, ngày 23/6/2014 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đối với hoạt động Hải quan trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Điều 7 của Luật Hải quan quy định địa bàn hoạt động Hải quan

Địa bàn hoạt động Hải quan bao gồm: Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát Hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi Hải quan; các địa điểm làm thủ tục Hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai Hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ Hải quan; Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trong địa bàn hoạt động Hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về Hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan (Quốc hội, 2014).

- Điều 12 quy định nhiệm vụ của Hải quan: Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt

động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Quốc hội, 2014).

- Luật Hải quan đã dành Chương V quy định trách nhiệm của Hải quan trong việc phòng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Do tình hình tội phạm ma tuý ngày một gia tăng về tính nguy hiểm cũng như quy mơ phát triển cho nên ngành Hải quan ngồi các chức năng, nhiệm vụ trên còn được Đảng, Nhà nước ta giao thêm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm ma tuý. Nhiệm vụ này Hải quan của nhiều quốc gia trên thế giới coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của họ.

d. Xây dựng các văn bản dưới luật để thực hiện QLNN về phòng, chống tội phạm ma túy

Các Bộ, ngành đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành các văn bản dưới Luật để triển khai thực hiện các Bộ luật về PCMT (2000), cụ thể:

Để phối hợp thực hiện tốt công tác đấu tranh PCMT qua địa bàn biên giới, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 9/10/2002 ban hành Qui chế phối hợp giữa lực lượng Công an - Hải quan - Bộ đội Biên phòng - Cảnh sát biển trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm về ma túy tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển (Thủ tướng chính phủ, 2002).

Ngày 22/7/2005 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 187/2005/QĐ- TTg về việc phê duyệt “Đề án tổng thể kiểm soát ma túy qua biên giới đến năm 2010”. Trên cơ sở Quyết định 187/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng, ngành Hải quan đã xây dựng “Đề án tăng cường năng lực phòng, chống ma tuý ngành Hải quan” và ngày 17/2/2006 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định 330/QĐ-TTg (Thủ tướng chính phủ, 2005).

Ngày 30/3/2007 Tổng cục Hải quan ký Quyết định số 602/QĐ-TCHQ về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của 19 Tổ Kiểm soát ma tuý thuộc các Chi cục Hải quan trọng điểm. Để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, cơng chức làm nhiệm vụ chun trách phịng, chống ma tuý, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 30/5/2007 quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ, công chức Hải quan được phân công chuyên trách làm cơng tác phịng, chống ma t (Tổng cục Hải quan, 2007).

Tiếp đó, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động của đơn vị mình để

ký các Quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng: Công an, Bộ đội Biên phịng, Cảnh sát biển đóng trên cùng địa bàn để cùng phối hợp thực hiện Quyết định 133/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, 23/33 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã ký Quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng cùng đóng trên địa bàn và yêu cầu cán bộ chiến sỹ nhân viên thuộc các lực lượng nghiêm túc triển khai thực hiện các quy chế phối hợp. Tiếp đó, ngày 11/12/2012 giữa Cục Hải quan tỉnh Điện Biên và Bộ đội Biên phòng các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La đã ký Quy chế phối hợp số 900/QC-HQĐB - BPĐB - BPLC-BPSL về việc phối hợp hoạt động giữa Hải quan Điện Biên và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh Điện Biên – Lai Châu – Sơn La (Tổng cục Hải quan, 2012). Quy chế này được ký để thay thế các Quy chế phối hợp hoạt động đã ký số 51/QCPH ngày 08/3/2006, số 62/QCPH ngày 22/3/2006 và số 60/QCPH ngày 28/3/2006 giữa Cục Hải quan Điện Biên và Bộ đội Biên phòng các tỉnh Sơn La - Điện Biên - Lai Châu.

2.1.3.2. Tổ chức thực hiện phòng, chống ma túy

Theo Nguyễn Xuân Yêm (2012):

Để pháp luật phòng, chống ma túy đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả cần phải được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Đây là lĩnh vực rất phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân với các hoạt động cụ thể như:

- Tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền và cơ cấu tổ chức để thực hiện PCMT trong mỗi giai đoạn; Thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước giữa các cơ quan ở trung ương và với chính quyền địa phương một cách hiệu quả;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức nội dung, hình thức, phương pháp phịng, chống ma túy hiệu quả;

- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; - Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy;

- Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy;

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ về phịng, chống ma túy;

- Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; tổ chức và quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

2.1.3.3. Thanh tra, kiểm tra quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy

Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và các quy định về thể chế, chính sách, pháp luật về PCMT, xử lý các vi phạm của các đơn vị chức năng trong công tác kiểm sốt, phịng, chống ma túy là một trong những công cụ khơng thể thiếu đối với quản lý hành chính nhà nước. Ở đâu có QLNN thì ở đó cần có thanh tra, kiểm tra. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo cơng tác phịng, chống ma túy tại các lực lượng chức năng trực tiếp đấu tranh PCMT được tốt hơn. Những hoạt động này tạo nên hiệu quả to lớn cho hoạt động QLNN về phòng, chống ma túy tại các đơn vị. Chỉ khi có một đội ngũ và bộ máy thanh tra chuyên ngành chuyên trách, được đầu tư thỏa đáng về nguồn lực và được bảo đảm bởi các điều kiện pháp lý chặt chẽ, mới đủ khả năng giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm của ngành, của pháp luật của cán bộ, công chức. Hệ thống này phải có chức năng kiểm tra, giám sát các nội dung như: bảo đảm việc thi hành quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức; trách nhiệm của cán bộ, công chức trong kiểm soát PCMT; chế độ làm việc và điều kiện làm việc của cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát ma túy; những phụ cấp mà cán bộ kiểm soát ma túy được hưởng; trách nhiệm của cán bộ quản lý làm cơng tác kiểm sốt ma túy tại các đơn vị; công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật PCMT; công tác phối hợp với các đơn vị chức năng khác và công tác hợp tác quốc tế trong PCMT; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong đấu tranh PCMT; và một số các quy định khác của Nhà nước và pháp luật (Học viện CSND, 2011).

2.1.3.4. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy

Hiện nay, PCMT khơng cịn là vấn đề riêng có của một quốc gia, một khu vực nào mà đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của thế giới. Vì vậy, hợp tác quốc tế về PCMT có tầm quan trọng đặc biệt, thu hút sự tham gia tích cực của mọi quốc gia.

những ưu việt và lợi ích của cơng tác hợp tác quốc tế: Hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm ma tuý tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đấu tranh có hiệu quả với những tổ chức tội phạm ma tuý lớn, xuyên quốc gia mà trong khuôn khổ từng nước không thể giải quyết được; hợp tác quốc tế cũng là cơ hội để trao đổi thông tin, kinh nghiệm về các phương thức đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma tuý, cách tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nâng cao ý thức về hiểm hoạ ma tuý, các hình thức cai nghiện và phục hồi sức khoẻ cho người nghiện ma tuý có hiệu quả...; hợp tác quốc tế cho phép tiết kiệm được nguồn lực của mỗi quốc gia trong việc giải quyết tội phạm và tệ nạn ma tuý. Nói một cách khái quát, hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý tạo nên sức mạnh tổng hợp thông qua việc phát huy thế mạnh riêng của mỗi nước và sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia (Học viện CSND, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 29 - 35)