Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 60)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Tây Bắc là một vùng lãnh thổ rộng lớn nằm ở phía Bắc của Việt Nam, là một vùng cao, dốc và chia cắt mạnh mẽ nhất cả nước “miền đất của những vùng núi và cao nguyên”. Đây là nơi có nhiều tiềm năng giàu có chưa được khai thác và sử dụng hợp lý như tiềm năng thủy điện, khoáng sản, nông lâm nghiệp….

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây; phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là 9562.9 km2 (Trần Thục Hiền, 2010).

Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng cao phía Tây Bắc Việt Nam, nằm ở khu trung tâm của vùng, có tọa độ địa lý 20o39' - 22o02' vĩ độ bắc và 103o11' - 105o02' kinh độ Đông. Tỉnh Sơn La nằm sâu trong lục địa, cách thủ đô Hà Nội 320km theo Quốc lộ 6, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và đặc biệt Sơn La có 250 Km đường biên giới với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với cửa khẩu quốc gia Lóng Sập, cửa khẩu Chiềng Khương. Trong địa bàn tỉnh có các tuyến Quốc lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 32b, Quốc lộ 43, Quốc lộ 279, Quốc lộ 4G, các tuyến tỉnh lộ, sân bay Nà Sản (Bộ Công Thương, 2015).

Sơn La có tổng diện tích tự nhiên là 14.174 km2, đứng thứ 3 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước (sau Nghệ An và Gia Lai), bằng 4,28% diện tích tự nhiên toàn quốc và bằng 37,88% tổng diện tích tự nhiên vùng Tây Bắc (Bộ Công Thương, 2015).

* Địa hình

Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc

huyện Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m. Ở phía Tây có các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc. Trong đó, đáng kể có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc. Núi bị bào mòn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng như cao nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên Tả Phình (huyện Tủa Chùa). Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động castơ,... phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ (Trần Thục Hiền, 2010).

Lịch sử phát triển kiến tạo địa chất đã tạo cho địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau. Nhìn chung, địa hình của tỉnh mang tính chất đồi núi thấp, độ̣ cao trung bình khoảng 600 - 700m. Các hệ thống núi lớn trong tỉnh đều chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và cùng với dải Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc kẹp lấy một dải cao nguyên đá vôi ở giữa. Địa hình núi cao xen lẫn cao nguyên này đã chia lãnh thổ Sơn La thành hai lưu vực sông lớn là lưu vực sông Đà và lưu vực sông Mã.

Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn, dứa… Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, địa hình tương đối bằng phẳng.

Điểm đặc biệt của địa hình Sơn La là độ dốc lớn và mức độ chia cắt sâu, chia cắt ngang mạnh. Trên 87% diện tích đất tự nhiên của tỉnh có độ dốc từ 250 trở lên. Điều này làm cho các đồng ruộng của tỉnh rất nhỏ hẹp, chủ yếu là ruộng bậc thang. Sơn La cũng là tỉnh có diện tích đất trống đồi trọc khá lớn, chiếm gần 50% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Địa hình Sơn La có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, địa hình núi phức tạp cũng gây nhiều trở ngại cho các hoạt động sản xuất và đời sống, đặc biệt đối với ngành giao thông vận tải (Bộ Công Thương, 2015).

* Khí hậu

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21o - 23oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 14o – 18oC), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (25oC) - chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1.300 - 2.000mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76 - 84%. Số giờ nắng bình quân từ 158 – 187 giờ trong năm; các tháng có giờ nắng thấp là tháng 6, 7; các tháng có giờ nắng cao thường là các tháng 3, 4, 8, 9 (Trần Thục Hiền, 2010).

Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến của vùng núi phía Bắc. Tuy nhiên, đai khí hậu của Sơn La cũng có những nét đặc thù. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió nên gió mùa Đông Bắc cùng các frông cực đới không ảnh hưởng trực tiếp đến vùng. Vì vậy, đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu Sơn La là có một mùa đông tương đối ấm và suốt mùa đều có tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa (Bộ Công Thương, 2015).

Do địa hình cao nên khí hậu mang tính chất á nhiệt đới rõ rệt với nhiệt độ nóng nhất là khoảng 25oC và nhiệt độ lạnh nhất khoảng 140C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 210C. Chế độ nhiệt thay đổi theo mùa và phân hoá theo độ cao. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 – 1.600mm, trung bình hàng năm có 123 ngày mưa, độ ẩm không khí bình quân là 81% (Bộ Công Thương, 2015).

Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp phong phú. Tuy nhiên, tỉnh cũng thường xảy ra tình trạng sương muối, mưa đá, lũ quét. Đây cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống (Bộ Công Thương, 2015).

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Điện Biên – Sơn La là địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Đồng thời, đây cũng là vùng có nhiều tiềm năng nhất là trên các lĩnh vực như sản xuất, chế biến các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, khai thác chế biến khoáng sản, thủy điện và năng lượng tái tạo, du lịch cùng các

dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Tuy đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, tình hình đầu tư trên địa bàn ba tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các công trình cơ sở hạ tầng như: Quốc lộ 2, Quốc lộ 6, Quốc lộ 70 được đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi về giao lưu thương mại và hợp tác phát triển (Bộ Công Thương, 2015).

3.1.3. Đánh giá chung

a. Thuận lợi

Trong điều kiện tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, bất lợi nhưng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi Điện Biên - Sơn La đã đoàn kết, phấn đấu cùng với cả nước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. Cùng với việc quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền các cấp của 2 tỉnh trên luôn quan tâm, chú trọng công tác phòng, chống ma túy.

Trong những năm qua công tác tuyên truyền, phố biến Luật PCMT và các văn bản có liên quan cho cán bộ, đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm nâng cao nhận thức về tác hại, hậu quả, hiểm họa của tệ nạn ma túy thường xuyên được tổ chức. Từ đó đã làm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về phòng, chống ma túy.

b. Khó khăn

Một số nơi chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đúng mực đến công tác PCMT; công tác chỉ đạo điều hành chưa đồng bộ, kịp thời vẫn còn chung chung, không có kế hoạch, biện pháp cụ thể, quyết liệt tập trung xử lý các đối tượng và các địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao.

Địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu là miền núi, có địa hình phức tạp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, dân trí thấp, một số bộ phận không nhỏ đồng bào không biết chữ, không nói được tiếng phổ thông… Đây là những nguyên nhân để bọn tội phạm lợi dụng, xúi dục, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật trong đó có ma túy. Đường biên giới dài, địa hình phức tạp, cư dân biên giới có mối quan hệ họ hàng, thân tộc với cư dân các nước láng giềng là môi trường thuận lợi cho hoạt động của tội phạm ma túy lợi dụng.

Nhận thức pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, vận động chưa được tiến hành thường xuyên đến tận cơ sở nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới nơi có đông đồng bào thiểu số sinh sống. Nội dung hình và hình thức tuyên truyền chưa có nhiều đổi mới, phù hợp với từng vùng, miền, đối tượng.

Công tác cai nghiện và quản lý người nghiện ma túy còn gặp nhiều khó khăn, chưa kiểm soát hết. Số người nghiện ma túy vẫn tăng do hiện tượng tái nghiện, phát hiện mới, ra soát sót, đáng chú ý xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp tăng nhanh. Việc xác định người sử dụng ma túy khó khăn, đây cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh phức tạp về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn; chính sách hỗ trợ cho đối tượng sau cai nghiện để hòa nhập cộng đồng còn chưa đáp ứng được yêu cầu; gia đình có người nghiện ma túy giấu sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

Nguy cơ trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy còn cao, tiềm ẩn nhất là ở vùng sâu, vùng xa, các bản giáp biên giới, khu vực xa dân cư do công tác kiểm tra, nắm tình hình, thống kê, theo dõi sự di biến động của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, cung cấp thông tin chưa kịp thời.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp tiếp cận nội dung nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận xã hội học - Phương pháp tiếp cận pháp lý - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp tiếp cận cơ sở

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tại 5 đơn vị của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên, bao gồm: - Đội Kiểm soát Phòng, chống ma túy

- Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tây Trang - Chi cục Hải quan Sơn La

- Chi cục Hải quan cửa khẩu Chiềng Khương - Chi cục Hải quan cửa khẩu Lóng Sập

Trong đó, Chi cục HQCK quốc tế Tây Trang có trụ sở nằm trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Các Chi cục Hải quan Sơn La, Chi cục HQCK Chiềng Khương và Chi cục HQCK Lóng Sập có trụ sở nằm trên địa bàn tỉnh Sơn La.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

a. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp liên quan đến số vụ vận chuyển ma túy, khối lượng ma túy vận chuyển do các lực lượng chức năng bắt giữ qua địa bàn thuộc địa phận 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La được thu thập thông qua các bài báo và báo cáo từ phòng Kiểm soát Ma túy (phòng 6) - Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng Cục Hải quan; Đội Kiểm soát Ma túy - Cục Hải quan tỉnh Điện Biên và từ UBND tỉnh Điện Biên, Sơn La.

Các thông tin số liệu về công tác quản lý Nhà nước về công tác phòng chống ma túy như số cán bộ làm công tác kiểm soát, phòng, chống ma túy; số cán bộ được đào tạo nghiệp vụ kiểm soát ma túy; số cán bộ làm công tác quản lý; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý phòng, chống ma túy; các chế độ mà cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát ma túy được hưởng…được thu thập thông qua bộ phận Tổ chức cán bộ thuộc khối văn phòng của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên, của Tổng Cục Hải quan và từ phòng Đào tạo của Trường Hải quan Việt Nam.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra

Hiện tại, tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Điện Biên gồm các đơn vị sau:

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2015)

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 01 Chi cục HQCK quốc tế Tây trang và 01 đội làm thủ tục HQCK Huổi Puốc - thuộc Chi cục HQCK Tây Trang; tại tỉnh Sơn La có Chi cục HQCK Chiềng Khương, HQCK Lóng Sập và Chi cục HQ Sơn La.

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra đối với cán bộ, lãnh đạo Cục Hải quan Điện Biên làm KSMT; cán bộ, chiến sĩ Công an, Biên phòng làm công tác KSMT; quần chúng nhân dân trên địa bàn nhằm tìm hiểu nhận thức của cán bộ, công chức và quần chúng nhân dân về công tác quản lý Nhà nước của đội ngũ cán bộ làm công tác KSMT cũng như đánh giá của họ về vai trò QLNN trong phòng, chống ma túy.

Đối với cán bộ Hải quan làm KSMT: đề tài tiến hành phỏng vấn toàn bộ 46 cán bộ, công chức và lãnh đạo làm KSMT của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên trên địa bàn 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La.

Đối với cán bộ ngoài ngành Hải quan làm KSMT: đề tài tiến hành phỏng vấn 41 cán bộ, chiến sĩ Công an, Biên phòng làm KSMT của Phòng Cảnh sát và điều tra tội phạm về ma túy (PC47) và của Đồn Biên phòng thuộc 2 tỉnh Điện Biên Sơn La. Ở tỉnh Điện Biên, đề tài tiến hành phỏng vấn 10 cán bộ Công an và 08 cán bộ Biên Phòng. Ở tỉnh Sơn La, đề tài phỏng vấn 10 cán bộ Công an và 13 cán bộ Biên phòng. Các cán bộ được lựa chọn để phỏng vấn là ngẫu nhiên.

Quần chúng nhân dân được lựa chọn để phỏng vấn trong đề tài cũng hoàn toàn ngẫu nhiên. Các đối tượng được lựa chọn là những người dân đang sinh sống và làm việc tại các xã, huyện có cửa khẩu; một số người dân ở Thành phố, thị xã Điện Biên, Sơn La. Số lượng mẫu lựa chọn được phân bổ đều ở 2 tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 60)