Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 37 - 41)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy

trong ngành Hải quan

2.1.5.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng nêu cao vai trò của người cán bộ. Lênin chỉ rõ: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành

được quyền thống trị, nếu nó khơng đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" (Lênin toàn tập, 1978).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ, coi đây là "vấn đề then chốt". Người khẳng định: "Cán bộ là những người đem chính sách của

Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng" (Hồ Chí Minh tồn tập, 2000).

Cán bộ có vị trí rất quan trọng là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Cán bộ là người đặt ra đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đường lối, chính sách, pháp luật có đúng đắn, khoa học phần lớn phụ thuộc nhiều vào cán bộ, có chính sách rồi việc thi hành nó thế nào cũng lại phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ. Nếu cán bộ giỏi, có năng lực, tận tâm với cơng việc thì chính sách được thi hành và đi vào cuộc sống. Ngược lại, nếu khơng có cán bộ tốt thì các chủ trương, chính sách có hay mấy cũng khơng thực hiện được.

Cán bộ có vị trí, vai trị quan trọng đối với cơ quan, tổ chức. Cán bộ là thành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy. Cán bộ có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức. Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ. Cán bộ tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, cán bộ kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy tồn bộ máy cũng tê liệt" (Hồ Chí Minh tồn tập, 2000).

Đối với cơng việc "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành

công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" (Hồ Chí Minh tồn tập, 2000).

Như vậy, cán bộ công chức là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là "nhân tố quyết định" đến sự thành bại của cách mạng, "là khâu then chốt trong

công tác xây dựng Đảng".

2.1.5.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cơng tác phịng, chống ma túy

Điều 12 Hiến pháp Việt Nam ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội bằng

pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”, như vậy, văn

bản quy phạm pháp luật có vai trị vơ cùng to lớn trong việc quản lý xã hội (Quốc hội, 2013).

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế. Pháp luật đã trở thành công cụ chủ yếu để quản lý Nhà nước và xã hội. Nguyên tắc pháp quyền từng bước được đề cao và phát huy hiệu quả trên thực tế (Quốc hội, 2013).

Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong q trình lập pháp của Nhà nước, trong đó đã có sự bổ sung, sửa đổi các tội phạm về ma tuý, đồng thời cũng lấy mức định lượng để làm căn cứ cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung cụ thể. Qua nhiều năm nghiên cứu và sử dụng, BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, được Chủ tịch nước công bố vào ngày 18/12/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập cũng như phù hợp với tình hình thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và tình hình đấu tranh phịng, chống tội phạm ma túy nói riêng.

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đáp ứng các địi hỏi của cơng cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, còn bộc lộ nhiều yếu kém như hệ thống pháp luật nước ta còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu toàn diện.

2.1.5.3. Yếu tố kinh tế

Lợi nhuận do sản xuất và buôn bán ma túy ngày càng cao là nguyên nhân, động lực thúc đẩy gia tăng tội phạm về ma túy. Tội phạm ma túy là một hiện tượng xã hội tiêu cực, mang yếu tố truyền thống, xã hội, kinh tế và quốc tế. Yếu tố truyền thống vì nó có từ lâu đời, lan truyền qua nhiều thế hệ, trở thành một thói quen ở một bộ phận nhân dân. Nó có yếu tố xã hội vì nó diễn ra mọi nơi, mọi lúc, liên quan đến nhiều tầng lớp xã hội từ già, trẻ, gái, trai, cán bộ, công nhân, viên chức cũng bị nghiện. Có thể nói, bn lậu ma túy đem lại lợi nhuận siêu ngạch. Giá thuốc phiện năm 1993 là 1.200.000 đ/kg, năm 1996 đã lên tới 7.600.000 đ/kg, năm 1999 là 10.000.000 đ/kg và hiện nay là 26.000.000 đ/kg. Giá 1 cặp heroin ở Việt Nam (02 bánh) khoảng 760 gam chỉ 160.000.000 đ đến 200.000.000 đ (tương đương từ 8000 USD đến 10.000 USD). Ở trong nước, bán lẻ 1kg heroin có thể thu lãi 1 tỷ đồng. Giá heroin ở Đông Âu hay ở Mỹ cao gấp 10 - 15 lần so với thị trường Việt Nam. Khi nghiên cứu quy luật giá trị - quy luật quan trọng nhất trong kinh tế tư bản, C. Mác khẳng định: Khi lợi nhuận đạt 300% thì dù có bị treo cổ, nhà tư bản vẫn làm. Điều này nói lên lợi nhuận kinh tế cao có sức mạnh ghê gớm, là động lực thúc đẩy người ta lao vào con đường phạm tội, coi thường pháp luật (C. Mác, Ph. Ăngghen, 1978).

2.1.5.4. Yếu tố vị trí địa lý

phòng, chống ma túy (Nguyễn Xuân Yêm, 2012). Tỉnh Điện Biên, Sơn La có khí hậu và vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc trồng cây thuốc phiện và mua bán vận chuyển ma túy giữa các nước trong khu vực. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều và phân bổ theo mùa rất thuận lợi cho cây thuốc phiện sinh trưởng tốt. Cùng với đó, tỉnh Điện Biên và tỉnh Sơn La của nước ta ở gần khu vực “Tam giác vàng”, có đường biên giới trên bộ và địa hình phức tạp nên khó khăn trong kiểm sốt hoạt động bn lậu ma túy (Tổng cục Hải quan, 2015).

2.1.5.5. Yếu tố văn hóa - xã hội

Việc sản xuất, trồng cây có chứa chất gây nghiện khơng phải mới xuất hiện những năm gần đây, mà đã thành tập quán lâu đời của một số người dân, nhất là những vùng sản xuất ở trình độ tự cung, tự cấp, có điều kiện sống khắc nghiệt như tỉnh Điện Biên, Sơn La của nước ta. Khi nhu cầu tiêu dùng trở thành tập qn thì nó ăn sâu vào tiềm thức con người và trở thành văn hóa trong đời sống dân cư. Trong các lễ hội đình đám, nếu khơng có thuốc phiện thì như thiếu một nửa cuộc vui. Thuốc phiện được sử dụng phổ biến trong các sự kiện quan trọng như cưới hỏi, ma chay hay có khách quý… Thuốc phiện không chỉ dùng để thưởng thức hay thỏa mãn nhu cầu, mà còn dùng như một loại dược liệu quý để chữa các bệnh về đau bụng, rắn cắn… Do thói quen và tập quán dùng thuốc phiện nên tình hình nghiện hút ở một số xã của tỉnh Điện Biên, Sơn La chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy, các chương trình xóa bỏ trồng cây thuốc phiện trở nên khó khăn phức tạp và tốn kém rất nhiều (Tổng cục Hải quan, 2015).

2.1.5.6. Yếu tố quốc tế

Hiện nay, tình hình tệ nạn ma túy tại các nước trên thế giới ngày càng nghiêm trọng, tội phạm sản xuất, buôn bán ma túy ngày càng gia tăng, qui mô phạm tội ngày càng lớn, tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng; phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm về ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động, táo bạo, liều lĩnh. Số người nghiện ma túy có xu hướng dùng chất ma túy tổng hợp ngày càng cao nên tình hình bn bán ma túy tổng hợp đang tăng lên. Hoạt động xuyên quốc gia của các tổ chức tội phạm ma túy quốc tế gia tăng; nhiều đường dây xuyên châu lục hình thành và phát triển, có sự liên kết giữa các đối tượng có quốc tịch khác nhau và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động phạm tội; kết hợp mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với các hoạt động rửa tiền; ở một số khu vực trên thế giới đã có sự gắn kết giữa các tổ chức tội phạm về ma túy với các tổ chức chính trị phản động, các

tổ chức tơn giáo cực đoan, tổ chức khủng bố, thông qua bn bán ma túy, vũ khí tạo nguồn tài chính để hoạt động (Tổng cục Hải quan, 2015).

Khu vực Đông Nam Á chịu sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp từ khu vực “Tam giác vàng” diễn ra phức tạp trên nhiều mặt. Các đối tượng người Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Iran… đã triệt để và lợi dụng địa bàn Đông Nam Á để hoạt động. Thuốc phiện giảm nhưng heroin và các loại ma túy tổng hợp tăng. Đáng chú ý ngoài khu vực “Tam giác vàng” thì ở một số nước như Campuchia, Philipine, Malayxia, ... đã xuất hiện nhiều xưởng sản xuất ma túy tổng hợp. Vì vậy, lượng ma túy tổng hợp có nguồn gốc từ khu vực Đơng Nam Á bị thu giữ tới 56% tổng lượng ma túy tổng hợp bị thu giữ trên thế giới. Trong vài năm qua, phần lớn lượng Methamphetamine kết tinh bị thu giữ ở miền Bắc Thái Lan được sản xuất và tuồn đi từ Myanmar. Khu vực “Tam giác vàng” giữa Myanmar, Lào và Thái Lan vẫn là điểm nóng của khu vực, nơi có khoảng 12 trung tâm lớn sản xuất Methamphetamine (Tổng cục Hải quan, 2015).

Tình hình bn bán ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp ở các nước trên thế giới, các nước xung quanh Việt Nam sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình mua bán, sử dụng chất ma túy ở Việt Nam trong những năm tới. Nghiên cứu tình hình ma túy trên thế giới giúp ta có định hướng tổ chức cơng tác PCMT trong nước và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm ma túy nhằm từng bước làm giảm tội phạm ma túy trong nước và trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy (Trang 37 - 41)