.5 Lưu đồ quy trình quản lý khối lượng thi công nhà thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện tân phước tiền giang (Trang 131 - 134)

Không đạt chất lượng

Tổ chức thực hiện Khối lượng dự toán

thiết kế được duyệt (1)

Các bước thực hiện

Nhà thầu thi công theo khối lượng được duyệt, đảm bảo chất lượng

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thanh toán từ phía nhà thầu thi công

(5) (2)

Khối lượng như thiết kế

Thanh toán khối lượng hoàn thành KL phát sinh ngoài thiết kế (6) Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công (3) Đạt chất lượng Kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng thi công Nghiệm thu

khối lượng thi công thực tế (4)

Tư vấn thiết kế lập, UBND huyện phê duyệt Kỹ thuật Ban quản lý, Tư vấn

giám sát và Nhà thầu Kỹ thuật Ban quản lý, Tư vấn

giám sát và Nhà thầu

Kỹ thuật Ban quản lý, Tư vấn giám sát và Nhà thầu

Ban quản lý, nhà thầu thi công

Ban quản lý, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát và Nhà thầu Phòng Kinh tế - Hạ tầng thẩm định,

UBND huyện phê duyệt Sở xây dựng thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt khi vượt dự toán xây dựng

và tổng mức đầu tư Thẩm định,

6.1.6Giải pháp về quy trình quản lý quyết toán vốn đầu tư

Sau khi phân tích kết quả khảo sát về quy trình này thì câu trả lời chung cho thấy “Tương đối chặt chẽ, nhưng cần điều chỉnh hoàn thiện” dựa vào trị trung bình (mean = 3,53) xem ở Phụ lục số 1. Để quản lý quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình đạt hiệu quả thì ban quản lý và các bên tham gia dự án cần thực hiện:

Đối với nhà thầu:

Thực hiện quyết toán giá trị thực hiện hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định. Hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán thuộc phạm vi trách nhiệm thực hiện và chịu về tình chính xác đối với số liệu và tính pháp lý đối với tài liệu đã cung cấp cho chủ đầu tư.

Cùng chủ đầu tư xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng đã ký kết. Hoàn trả kịp thời số vốn mà chủ đầu tư đã chi trả cho nhà thầu sai quy định (nếu có). Một lưu ý khác đối với nhà thầu là thường gửi hồ sơ hoàn công chậm là do tâm lý khi đã thi công hoàn thành và đã nghiệm thu thanh toán từng đợt, tiền thanh toán không còn nhiều nên thường không chủ động để bàn giao hồ sơ hoàn công cho chủ đầu tư đúng theo thoả thuận hợp đồng do đó chủ đầu tư phải lưu ý và có biện pháp bắc buộc nhà thầu bàn giao hồ sơ đúng thời gian đã thảo thuận.

Đối với chủ đầu tư:

Đôn đốc nhà thầu tổ chức lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư kịp thời theo đúng quy định. Đối với nhà thầu không tích cực làm hồ sơ quyết toán, sau khi đã gửi công văn yêu cầu mà nhà thầu vẫn không có động thái tích cực thì ban quản lý cần đơn phương lập hồ sơ quyết toán với giá trị quyết toán đề nghị tối đa bằng số vốn đã thanh toán cho nhà thầu, đồng thời có chế tài xử phạt như công bố trên trang thông tin điện tử của địa phương và đề xuất các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh cấm nhà thầu không cho hoạt động xây dựng trong thời gian từ 1 đến 3 năm.

Lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đầy đủ, đúng nội dung và đảm bảo thời gian theo quy định.

Chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu, tính pháp lý đối với tài liệu trong hồ sơ trình duyệt quyết toán.

Để hiểu rõ hơn về quá trình quản lý quyết toán vốn đầu tư XDCT nhằm vận dụng một cách khoa học và đúng đắn trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên cở tham chiếu Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tôi xin đề xuất lập và đánh giá lại quy trình QL ở giai đoạn này gồm các bước thực hiện, các tổ chức tham gia với các yếu tố đánh giá, kiểm tra đi kèm theo lưu đồ hình 6.6 sau:

Bước 1: Nhà thầu thi công hoàn thành công trình đủ điều kiện nghiệm thu.

Bước 2: BQL, TVGS, nhà thầu xác nhận khối lượng xây lắp hoàn thành.

Bước 3: Nhà thầu thi công lập HSQT theo biểu mẫu đã được hướng dẫn.

Bước 4: Bộ kỹ thuật BQL kiểm tra trình lãnh đạo phê duyệt hồ sơ quyết toán nếu đạt yêu cầu. Không đạt thì nhà thầu làm lại khi nào đạt yêu cầu thì trình duyệt.

Bước 5: Bộ phận kỹ thuật bàn giao hồ sơ, chứng từ cần thiết cho bộ phận kế toán ban quản lý.

Bước 6: Bộ phận kế toán ban quản lý kiểm tra và thanh toán cho nhà thầu nếu hồ sơ đầy đủ yêu cầu theo quy định. Nếu không đạt yêu cầu thì bộ phận kỹ thuật ban quản lý và nhà thầu điều chỉnh cho phù hợp trước khi thanh toán.

Bước 7: Tư vấn kiểm toán thực hiện nghĩa vụ theo đúng qui định đã ký trong hợp đồng với BQL. Kiểm tra về tính pháp lý cũng như giá trị hồ sơ quyết toán mà BQL và nhà thầu đã thống nhất trước đó. Trong quá trình kiểm toán nếu không đạt yêu cầu cần hiệu chỉnh lại cho phù hợp, giá trị quyết toán không đúng thì bộ phận kế toán BQL làm các thủ tục truy thu giá trị đã thanh toán cho nhà thầu nọp lại ngân sách.

Bước 8: Sau khi có kết quả kiểm toán bộ phận kế toán ban quản lý kiểm tra, tập hồ sơ và lập báo cáo quyết toán công trình trình lãnh đạo ban phê duyệt báo cáo. Khi đã đầy đủ các thủ tục cần thiết ban quản lý trình Sở Tài chính thẩm tra.

Bước 9: Sở Tài chính thẩm định xong nếu hồ sơ quyết toán công trình đạt yêu cầu thì ra hội đồng quyết toán và trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt quyết

toán hoàn thành công trình. Trường hợp không đạt yêu cầu BQL, các đơn vị tham gia dự án phải hiệu chỉnh và hoàn thiện lại hồ sơ quyết toán hoàn thành công trình để Sở Tài chính kiểm tra và trình duyệt theo đúng qui định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện tân phước tiền giang (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)