Giải pháp về thiếu sự phối hợp giữa các bên tham gia trong dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện tân phước tiền giang (Trang 144 - 145)

Phần này gồm 02 nhân tố: Sự phối hợp giữa các ban, ngành và chính quyền địa phương nơi công trình xây dựng còn lỏng lẻo, thiếu tính đồng bộ; Phối hợp không nhịp nhàng, chậm trễ hoặc thiếu sự trao đổi thông tin giữa các bên tham gia trong dự án (CĐT, TVTK, TVGS, Nhà thầu). Giải pháp cho 02 nhân tố này ban quản lý cần:

Thống nhất với địa phương về các giải pháp thiết kế ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư và cũng như lập quy hoạch chi tiết nhằm tránh sự điều chỉnh và chồng chéo không hợp lý về phương án thiết kế trong giai đoạn thi công xây dựng phải tạm dừng thi công do chính quyền địa phương không đồng thuận.

Tăng cường kênh thông tin và xử lý công tác hoàn thành cũng như những vấn đề phát sinh ngoài hồ sơ thiết kế được duyệt. Chủ đầu tư và ban qản lý cần chủ động kiểm tra công trình thường xuyên nhằm phát hiện những bất cập cũng như nhận được thông tin từ các đối tượng tham gia dự án. Việc xây dựng một cơ chế trao đổi thông tin hợp lý có ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu...Khi đó, các thông tin về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, phòng chống cháy bổ hay vấn đề về nhân sự và các vướng mắc khác được thông tin kịp thời cho các bên để giải quyết.

Khi các chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư và ban quản lý cần chủ động mời các đơn vị tư vấn và nhà thầu đến để phổ biến cũng như trao đổi những điểm mới ban hành trong pháp luật xây dựng, nhằm giải quyết những điều chưa rõ trong văn bản pháp quy của nhà nước từ đó áp dụng cho đúng tránh gây ảnh hưởng đến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện.

Việc công bố thông tin quy hoạch hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc thông báo trên đài truyền hình và trưng bày bản vẽ tại khu vực được lập quy hoạch với lượng

thông tin khá hạn chế. Do đó cần hiện đại hóa công tác phổ biến thông tin quy hoạch thông qua việc khớp nối các đồ án quy hoạch rời rạc và đưa vào hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographic Information System), đồng thời công bố trên các trang điện tử của các Sở quản lý chuyên ngành và UBND các cấp tạo điều kiện thuân lợi cho cá nhân, tổ chức truy cập khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện tân phước tiền giang (Trang 144 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)