Sau khi phân tích kết quả khảo sát về quy trình này thì câu trả lời chung cho thấy “Tương đối chặt chẽ, nhưng cần điều chỉnh hoàn thiện” dựa vào trị trung bình
(mean = 3,63) xem ở Phụ lục số 1. Để quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đạt hiệu quả và chất lượng, Ban quản lý cần phải:
Nâng cao chất lượng công tác tư vấn:
Quy định rõ trong hợp đồng, trường hợp đơn vị tư vấn có những sai sót trong thiết kế, dự toán thì đơn vị tư vấn (bao gồm thiết kế, lập dự toán, thẩm tra) phải bồi thường cho chủ đầu tư, kể cả trường hợp chủ đầu tư chưa xảy ra thiệt hại. Có chế tài đủ mạnh nhằm răn đe những tổ chức tư vấn có ý định thực hiện hoặc sản phẩm không đạt yêu cầu.
Tăng chi phí thiết kế, cần áp dụng phương pháp lập dự toán để xác định đúng chi phí tư vấn khi thực hiện, Nhà nước chỉ khống chế mức tỷ lệ tối đa. Tuy nhiên, việc thực hiện này phải theo quy định của pháp luật.
Phạt đơn vị tư vấn về những tính toán thiếu chính xác. Mức phạt từ 10%50% giá trị hợp đồng, tuỳ vào mức độ thiếu chính xác.
Chấm dứt hợp đồng và phạt đơn vị tư vấn có sản phẩm tư vấn có chất lượng thấp không cho thực hiện công tác tư vấn đó ở các dự án do địa phương quản lý trong vòng 13 năm, gửi thông báo tới các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng trên toàn tỉnh.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định:
Thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho chủ đầu tư, tổ chức tài trợ vốn đánh giá một cách khách quan tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án giúp cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư được đúng đắn. Thẩm định dự án là một chức năng chủ yếu trong quản lý Nhà nước về đầu tư, thẩm định dự án phải được xem xét toàn diện về quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc công nghệ, phương án tuyến, quy mô, sử dụng đất đai, tài nguyên hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái phương diện tài chính và các khía cạnh xã hội khác đảm bảo dự án có tính khả thi giúp cho người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư.
Hiện nay, trước khi trình cơ quan chuyên môn thẩm định thì Ban quản lý tổ chức thẩm định trước. Tùy quy mô dự án mà Ban quản lý sẽ trình cơ quan chuyên môn thẩm định. Các cơ quan thẩm định hiện nay mà Ban quản lý thực hiện trình là
Sở giao thong vận tải, Sở xây dựng, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện. Thời gian qua cho thấy chất lượng thẩm định dự án còn nhiều hạn chế. Một phần do chất lượng lập dự án thấp, phần do năng lực, trình độ, kinh nghiệm, phương pháp tổ chức thực hiện của cán bộ thực thi còn bất cập. Nên đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Ngoài những nội dung kiểm tra, cần đánh giá một cách khách quan, toàn diện từng chỉ tiêu của dự án, Cơ quan thẩm định quan tâm hơn nữa đến một số chỉ tiêu sau:
Về tài chính: cần kiểm tra kỹ tổng số vốn, cơ cấu vốn - nguồn vốn bảo đảm thực hiện dự án. Đây là yếu tố quan trọng quyết định tính khả thi của dự án.
Về hiệu quả kinh tế xã hội cần kiểm tra lại các chỉ tiêu: giá trị gia tăng; mức độ giải quyết việc làm địa phương, tỷ lệ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Về công nghệ, tác động môi trường và kế hoạch tiến độ thực hiện dự án đều là những vấn đề quan trọng mà chủ dự án khi lập chưa lường trước được.
Về phương pháp: Tuỳ theo loại dự án mà cơ quan chủ trì thẩm định phân công cán bộ có hiểu biết trong lĩnh vực đó đảm nhiệm. Và các cán bộ đó phải chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo và người quyết định đầu tư.
Theo quy định hiện nay Cơ quan Quản lý nhà nước (QLNN) tổ chức thẩm định thiết kế và dự toán. Nếu không đủ năng lực thì thuê đơn vị tư vấn thẩm tra làm cơ sở cho việc thẩm định. Mặc dù cơ quan QLNN thực hiện thẩm định thiết kế, dự toán, nhưng để hạn chế các sai sót Ban quản lý phải thành lập một tổ thẩm định thiết kế, dự toán để đối chiếu và hạn chế các sai sót sau này.
Để hiểu rõ hơn về quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm vận dụng một cách khoa học và đúng đắn trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên cơ sở tham chiếu Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 [3], Luật xây dựng số 50/2014/QH13 [2], Nghị định số 46/2015/NĐ-CP [6], Nghị định số 59/2015/NĐ-CP [7]. Tôi xin đề xuất lập và đánh giá lại quy trình quản lý ở giai đoạn này gồm các bước thực hiện, các tổ chức tham gia cùng với các yếu tố đánh giá, kiểm tra đi kèm theo lưu đồ hình 6.1 sau:
Bước 1: UBND xã, Phòng Giáo dục, các ngành trên địa bàn huyện tùy theo nhu cầu và mục đích khác nhau mà có hướng đề xuất lên UBND huyện xin đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa công trình. Đề xuất Theo danh mục đầu tư công trung hạn 5 năm đã được duyệt trước đó hoặc công trình ngoài danh mục nếu thấy cần thiết và bức xúc.
Bước 2: Phòng Tài chính - Kế hoạch rà soát và kiểm tra danh mục dự án nằm trong kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm đã được duyệt và nhu cầu mà các đơn vị ở bước 1 đã đề xuất từ đó tham mưu cho UBND huyện trình xin phê duyệt báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Bước 3: Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nếu đạt yêu cầu và cần thiết thì trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Bước 4: Khi chủ trương đầu tư đã được phê duyệt xong ở bước 3. Ban quản lý lựa chọn và trình UBND huyện phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Bước 5: Tư vấn lập nhiệm vụ khảo sát và thiết kế, ban quản lý kiểm tra và trình UBND huyện phê duyệt.
Bước 6: Tư vấn tiến hành khảo sát địa chất, địa hình và lập phương án thiết kế. Ban quản lý kiểm tra nếu đạt yêu cầu nhiệm vụ đã được phê duyệt thì tư vấn tiến hành lập hồ sơ dự án, Ban quản lý tham mưu cho UBND huyện trình Sở xây dựng thẩm định dự án.
Bước 7: Sở xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, sở Giáo dục và các sở ngành chức năng tùy theo tính chất từng loại dự án để tiến hành thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. Nếu hồ sơ dự án đạt yêu cầu thì Sở xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp hồ sơ dự án không đạt thì ban quản lý và tư vấn về hiệu chỉnh, sau đó Sở xây dựng thẩm định lại khi nào đạt yêu cầu theo quy định thì trình UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư.
Hình 6.1 Lưu đồ quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư XDCT
Nhu cầu địa phương, ngành và danh mục đã được duyệt
(1)
(3)
(6) Thẩm định Thẩm định
thuyết minh bản vẽ cơ sở Thẩm định Xin chủ trương lập dự án
(2)
Thẩm định, phê duyệt chủ trương
(4)
Lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát và thiết kế Tư vấn khảo sát, lập dự án
(5) Khảo sát địa chất, địa
hình giai đoạn lập DA Lập phương án thiết kế
Lập dự án: bao gồm phần thuyết minh và bản vẽ cơ sở và trình thẩm định
Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu
(7) Phê duyệt DA ĐTXDCT Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu
UBND các xã, Phòng giáo dục và kế hoạch đầu tư công trung hạn được duyệt
Tổ chức thực hiện Các bước thực hiện
UBND huyện, Phòng TC - KH
UBND tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư
UBND huyện, Ban quản lý, tư vấn UBND huyện, Ban quản lý, tư vấn
Ban quản lý, tư vấn
UBND huyện, Ban quản lý, tư vấn Sở xây dựng
Sở Kế hoạch
- Đầu tư Sở giáo dục, Các ngành chức năng