Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện tân phước tiền giang (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG 4 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.1 Nghiên cứu sự tác động các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý dự

4.1.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Sau khi tham khảo các nghiên cứu có liên quan và ý kiến các chuyên gia trong nghành xây dựng tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện Tân Phước - Tiền giang như sau:

Nhóm nhân tố về nội tại bên trong quy trình quản lý dự án đang áp dụng gồm 06 nhân tố: Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án; Quy trình lựa chọn nhà thầu; Quy trình quản lý chất lượng thi công; Quy trình quản lý tiến độ thi công; Quy trình quản lý khối lượng thi công; Quy trình quyết toán vốn đầu tư. Nhóm nhân tố này có ý nghĩa cốt lõi trong đề tài vì thông qua kết quả khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các đối tượng khảo sát đến từng quy trình nêu trên từ đó xem việc cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư có cần thiết phải thực hiện hay không.

Giả thuyết H1: Trong một dự án xây dựng dân dụng, các nhân tố nội tại bên trong quy trình đang áp dụng càng chặt chẽ, khoa học và rõ ràng thì quy trình quản lý dự án đầu tư đó xây dựng ra mới đạt hiệu quả cao và ngược lại.

Nhóm nhân tố về cơ chế quản lý của CĐT/Ban QLDA gồm 04 nhân tố:

Bộ phận kỹ thuật tham gia quản lý dự án còn hạn chế về về ý thức, năng lực và trình độ; Chế độ đãi ngộ cho bộ phận kỹ thuật tham gia quản lý dự án không thỏa đáng, trách nhiệm nhiều không đi kèm với quyền lợi; Quá tải trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của bộ phận kỹ thuật tham gia quản lý dự án (một người

cùng lúc quản lý nhiều công trình và đảm nhận nhiều việc); Thiếu sự kiểm tra chặt chẽ của bộ phận kỹ thuật trực tiếp quản lý dự án đối với quy trình đã ban hành.

Giả thuyết H2: Trong một dự án xây dựng dân dụng, cơ chế quản lý của CĐT/Ban QLDA chặt chẽ thì việc áp dụng và vận hành quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng mới đạt hiệu quả cao và ngược lại.

Nhóm nhân tố về năng lực thành viên tham gia dự án gồm 02 nhân tố: Khả năng am hiểu pháp luật xây dựng, chuyên môn và ra quyết định theo thẩm quyền của CĐT/Ban QLDA còn hạn chế; Nhà thầu, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát yếu về năng lực dẫn đến rủi ro cho nhân sự quản lý dự án, thiếu nhân lực trình độ cao.

Giả thuyết H3: Trong một dự án xây dựng dân dụng, năng lực thành viên tham gia dự án càng cao thì việc vận hành và áp dụng quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng mới đạt hiệu quả cao và ngược lại.

Nhóm nhân tố về đạo đức nghề nghiệp gồm 03 nhân tố: Chủ đầu tư có trách nhiệm, có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí không tham nhũng; Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có ý thức trách nhiệm, không nhũng nhiễu, tham ô; Các đơn vị Tư vấn và Nhà thầu có trách nhiệm không móc ngoặc tham ô.

Giả thuyết H4: Trong một dự án xây dựng dân dụng, đạo đức nghề nghiệp càng cao thì việc vận hành và áp dụng quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng mới đạt hiệu quả cao và ngược lại.

Nhóm nhân tố về tổ chức trong quản lý dự án gồm 04 nhân tố: Phối hợp không nhịp nhàng, chậm trễ hoặc thiếu sự trao đổi thông tin giữa các bên tham gia trong dự án (CĐT, TVTK, TVGS, Nhà thầu); Thiếu sự đồng thuận từ phía Lãnh đạo; Phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa hợp lý cho các giai đoạn thực hiện dự án; Sự phối hợp giữa các Ban, Ngành và Chính quyền địa phương nơi công trình xây dựng còn lỏng lẻo, thiếu tính đồng bộ.

Giả thuyết H5: Trong một dự án xây dựng dân dụng, sự hỗ trợ và phối hợp từ tổ chức càng cao thì việc vận hành và áp dụng quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng mới đạt hiệu quả cao và ngược lại.

Nhóm nhân tố về môi trường và thông tin dự án gồm 03 nhân tố: Thay đổi chính sách pháp luật thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án; Biến động giá ca máy, thiết bị, vật liệu trong quá trình thực hiện dự án; Mức độ phổ biến các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng còn hạn chế.

Giả thuyết H6: Trong một dự án xây dựng dân dụng, tính ổn định và phổ biến của các yếu tố môi trường và thông tin về dự án càng cao thì việc vận hành và áp dụng quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng mới đạt hiệu quả cao và ngược lại.

Với các giả thuyết nêu trên tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với 22 yếu tố được chia thành 6 nhóm nhân tố chính như hình bên dưới

Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trên địa bàn huyện tân phước tiền giang (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)