Đánh giá về quản lý CTMTQG xây dựng NTM trên địa bàn xã Cổ Lũng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 79)

5. Bố cục của đề tài

3.3. Đánh giá về quản lý CTMTQG xây dựng NTM trên địa bàn xã Cổ Lũng,

Lũng, huyện Phú Lương

3.3.1. Kết quả đạt được qua một số chỉ tiêu

Trong những năm qua, hoạt động quẩn lý CTMTQG xây dựng NTM trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương đã đạt được một số thành tích nhất định, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn cũng như góp phần tích cực nâng cao đời sống người dân.

Bảng 3.28: Đánh giá kết quả thông qua một số chỉ tiêu

Đơn vị:% Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017

Tỷ lệ thay đổi kế hoạch 10 12 15 2 3 Tỷ lệ công trình bổ sung vốn 20 15 18 -5 3 Tỷ lệ sai phạm 16 20 22 4 2 Tỷ lệ tiết kiệm 10,4 11,8 9,6 1,4 -2,2 Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu 89,4 90,2 91,3 0,8 1,1 Nguồn: BQL NTM xã Cổ Lũng

BQL NTM luôn có những chỉ đạo sát sao, kiểm tra kỹ lưỡng các chỉ tiêu thực hiện CTMTQG xây dựng NTM. Các bộ phận chức năng báo cáo thường xuyên, định kỳ để có những chỉ đạo kịp thời. Chính vì vậy, tỷ lệ thay đổi kế hoạch có tăng nhưng không nhiều: năm 2016 là 10% , 2017 là 12% và năm 2018 là 15%. Thêm vào đó, quản lý chặt chẽ việc thực hiện các công trình xây dựng CSHT nông thôn, các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên số vốn cần bổ sung có xu hướng giảm: năm 2016 là 20% đến năm 2017 chỉ là 15% và

năm 2018 là 18%. Thêm vào đó, Bằng các biện pháp tích cực, sự quản lý chặt chẽ tránh những thất thoát lãng phí trong quá trình sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cũng như nguồn vốn đóng góp của người dân mà tỷ lệ tiết kiệm là đáng kể: năm 2016 là: 10,4% năm 2018 là 9,4%. Tuy với nguồn lực có hạn nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương và người dân mà tỷ lệ hoàn thành mục tiêu là rất cao: năm 2016 là 89,4 % năm 2018 con số này là 91,3 %. Xã không chỉ đặt mục tiêu là xây dựng xã NTM mà phấn đấu trong những năm tới xã trở thành xã NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện Phú Lương nên mục tiêu đặt ra là tương đối cao. Chính vì vậy đời sống người dân đã được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.

3.3.2. Những kết quả đạt được

Xây dựng NTM trên địa bàn xã đã thể hiện được sự thống nhất và quyết tâm thực hiện của hệ thống chính trị địa phương. Các cán bộ xã đã có những

chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa các bộ phận chức năng cũng như kịp thời báo cáo cấp trên để sớm có hướng xử lý khi có những trường hợp phát sinh.

Đời sống vật chất và tinh thân người dân đã có nhiều cải thiện: bằng các

biện pháp tích cực như: xây dựng CSHT, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, khuyến khích kinh tế tư nhân… Điều này đã giúp người dân nâng cao đời sống, số hộ nghèo đã giảm đi đáng kể:

Thay đổi bộ mặt của nông thôn trên địa bàn: cuộc sống người dân đã văn

minh hơn, nhiều thủ tục sống lạc hậu đã thay thế bằng cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, người dân ngoài được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển, thì người dân còn được hưởng các dịch vụ công ích phát triển hơn như: hệ thống giáo dục, hệ thống y tế… Điều này góp phần thay đổi tình hình nông thôn trên địa bàn xã.

Bước đầu tạo được lòng tin của người dân: bằng những thay đổi tích cực,

bằng những kết quả đã đạt được, tỷ lệ người dân ủng hộ xây dựng NTM trên địa bàn ngày càng nhiều. Người dân đóng góp tích cực cả về tiền cũng như

công sức, chung tay với chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi chương trình NTM trên địa bàn.

3.3.3. Những nhược điểm

Nguồn vốn ngân sách là chủ yếu: trong những năm qua, nguồn vốn của nhà nước được sử dụng để đầu tư CSHT. trong quá trình thực hiện tuy có sự ủng hộ cũng như góp công sức, phối hợp của người dân nhưng tỷ lệ này là rất ít, điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình thực hiện.

Tiến độ thực hiện còn chậm: ban xây dựng NTM tuy giám sát rất sát sao

và chặt chẽ, thường xuyên đôn đốc nhưng các đơn vị thực hiện cùng lúc phải thực hiện nhiều công việc khác nhau, nguồn vốn giải ngân thì chậm, phát sinh nhiều vấn đề nhưng không được hướng dẫn ngày…dẫn đến thực hiện chậm so với thời gian dự kiến.

Chưa có chính sách hỗ trợ phù hợp: tuy đời sống người dân đã có nhiều

thay đổi nhưng chưa thực sự xứng với tiềm năng của khu vực. Các chính sách hỗ trợ người dân, hỗ trợ những gia định có những đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng NTM chưa có.. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thực hiện NTM.

Các tổ chức chính trị chưa phát huy hết vai trò của mình. Các tổ chức

chính trị là đầy đủ nhưng chưa phát huy được vai trò đầu tầu gương mẫu, nhiều tổ chức thực hiện hời hợt qua loa, chưa có sự vào cuộc thực sự. Trong quá trình thực hiện cán bộ ban NTM phải liên tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

3.3.4. Nguyên nhân của nhược điểm

Thiếu sự giám sát của cơ quan chức năng đặc biệt là BQL xây dựng NTM. Nhân sự trong BQL chủ yếu là kiêm nhiệm, cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ. Bởi vậy việc kiểm tra giám sát chưa được sát sao, tình trạng báo cáo muộn báo cáo thiếu trung thực vẫn thường xuyên diễn ra.

Thiếu sự chỉ đạo sát sao. BQL cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ. Bởi vậy thiếu sự sát sao trong chỉ đạo, nhiều trường hợp trây ỳ không thực hiện, đợi chờ chỉ đạo trực tiếp mới tiến hành thực hiện. Thêm vào đó, cũng nhiều trường hợp lúng túng không biết bắt đầu như nào dẫn đến chậm tiến độ, sai phạm nhiều trong quá trình thực hiện các mục tiêu.

Trình độ cán bộ quản lý thấp và công tác tuyên truyền chưa hiệu quả:

nhiều người dân trên địa bàn chưa thực sự hiểu được hết vai trò và ý nghĩa của quá trình xây dựng NTM. Nhiều người dân chưa đồng thuận, chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình nhất là sự đồng lòng với chính quyền để xây dựng một số tiêu chí của NTM.

Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp trên và cấp dưới chưa tốt, chưa thống nhất: trong quá trình thực hiện, nhiều vấn đề phát sinh như thay đổi kế

hoạch, điều chỉnh kế hoạch, sử dụng vốn…. BQL cấp xã đã có ý kiến và xin chỉ đạo cấp trên nhưng mất nhiều thời gian, dẫn đến nhiều chỉ tiêu kéo dài chưa thực hiện dứt điểm.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)