Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 33)

5. Bố cục của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây

xây dựng nông thôn mới

a, Các quy định pháp luật về xây dựng NTM

Để thực hiện tốt việc quản lý xây dựng NTM trước hết cần căn cứ vào các quy định pháp luật. Các quy định này chỉ rõ trách nhiệm của các đối tượng tham gia, quy trình thực hiện…. Ngoài ra, việc thực hiện xây dựng NTM cũng cần căn cứ vào các quy định khác như: luật xây dựng, luật kinh doanh… Trong quá trình thực hiện, cần có văn bản cần có sự thống nhất, các văn bản cần có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra cũng tạo ra những cơ chế đặc biệt cho quá trình xây dựng NTM như chính sách hỗ trợ lãi suất để các doanh nghiệp có thể tích cực trong quá trình xây dựng NTM, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư. Chính sách về đất đai, chính sách khuyến nông… từ đó tạo điều kiện nâng cao đời sống người dân. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện có nhiều vấn đề phát sinh như cơ chế xã hội hóa, cơ chế ưu đãi cho những cá nhân doanh nghiệp tự nguyện đóng góp… được ban hành kịp thời, có hướng dẫn cụ thể giúp địa phương dễ dàng thực hiện và khuyến khích toàn thể người dân tham gia xây dựng NTM.

b, Trình độ dân trí, đời sống và thu nhập của người dân

Yếu tố người dân là một trong những yếu tố quan trọng để quá trình quản lý được tốt hơn. Bởi vì: muốn thực hiện tốt quá trình xây dựng cần có sự đồng lòng và ủng hộ tích cực của người dân. Người dân hiểu được sẽ tự nguyện cũng như tuân thủ những chỉ đạo của chính quyền địa phương. Thêm vào đó, xây dựng NTM không chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước mà cần dựa vào nguồn tại chính khác như doanh nghiệp, người dân địa phương cũng như lòng hảo tâm của các nhà tài trợ. Để làm điều này trước hết đời sống người dân có

được thu nhập cao, sự đồng lòng và quyết tâm xây dựng NTM thì quá trình thực hiện sẽ được đẩy nhanh và người lại. Thêm vào đó, quá trình xây dựng NTM cũng cần có sự công khai minh bạch, người dân là người sử dụng các CSHT dịch vụ của quá trình xây dựng NTM. Bởi vậy, người dân kết hợp với các cơ quan chức năng trong việc giám sát thực hiện của các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương.

c, Năng lực và trình độ của cán bộ quản lý

Để quản lý tốt CTMTQG xây dựng NTM cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ vì: để làm tốt cần có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, người dân trên địa bàn. Bởi vậy, công tác tuyên truyền được thực hiện đầu tiên giúp người dân hiểu được vai trò và ý nghĩa của quá trình xây dựng NTM, người dân thấy được chính lợi ích của bản thân trong quá trình đó. Từ đây người dân sẽ sẵn sàng đóng góp tiền bạc và công sức để xây dựng. Để làm được điều này trước hết đó là cán bộ tuyên truyền, cán bộ tại các thôn xóm có trình độ và năng lực tốt. Thêm vào đó, với những cán bộ có năng lực tốt sẽ giúp quá trình xây dựng được tốt hơn như có thể tập trung các nguồn lực vào thực hiện các mục tiêu trọng điểm, tập trung thực hiện các tiêu chí trọng tâm. Điều này giúp tiết kiệm các nguồn lực, tiết kiệm được thời gian cũng như xây dựng được cách thức và mục tiêu thực hiện một cách hợp lý.

d, Sự phối hợp của các cơ quan chức năng

Để thực hiện tốt được các tiêu chí về NTM cần có sự tham gia nhiều cơ quan chức năng kết hợp Ban xây dựng NTM tiến hành thực hiện. VD: để quản lý tốt các công trình xây dựng như công trình giao thông, công trình thủy lợi… đối với cấp xã BQL cần phối hợp với bộ phận công thương, bộ phận xây dựng – địa chính… để tiến hành giám sát về thời gian và chất lượng các công trình. Ngoài ra cũng cần phối hợp bộ phận tài chính để cấp vốn và nghiệm thu đúng theo tiến độ đề ra. Các lĩnh vực khác như văn hóa BQL NTM cấp xã cần phối hợp với hội phụ nữ, bộ phận văn hóa để tuyên truyền và quản lý việc thực

hiện….

Như vậy, Nếu sự phối hợp tốt sẽ giúp đạt được hiệu quả trong công việc như: giảm được nguồn vốn, tránh thất thoát lãng phí, rút ngắn thời gian thức hiện…. Ngoài ra, xây dựng NTM là thực hiện một bộ chỉ tiêu mà trong đó các chỉ tiêu này thuộc tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội chính trị của địa phương. Bởi vậy cần có sự kết hợp tất cả các cơ quan chức năng, cần có sự thống nhất trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu và thời gian.

Thêm vào đó, để thực hiện tốt cần có sự vận động tuyên truyền để người dân hiểu và làm theo. Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần phối hợp trong công tác tuyên truyền, để người dân hiểu đúng và đủ mục tiêu của việc xây dựng NTM.

e, Khả năng thu hút vốn đầu tư xây dựng NTM

Quá trình xây dựng NTM không chỉ sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước mà nó có sự tham gia của nhiều nguồn vốn khác nhau như từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh…. Bởi vậy, mỗi một nguồn vốn khác nhau có những cách thức và phương pháp quản lý khác nhau.

Hiện nay, quá trình xây dựng NTM xây dựng nhiều công trình công cộng như đường bê tông, các công trình thủy lợi, xây dựng nhà văn hóa thôn và nhà văn hóa xã…. Các công trình này không chỉ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp mà còn có sự đóng góp của nhà dân. Do vậy, dưới sự quản lý của chính quyền địa phương và BQL xây dựng NTM đã tiến hành vận động người dân chung tay góp sức cùng nhà nước xây dựng các công trình đó, góp phần thay đổi CSHT nông thôn.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp là ngành có nhiều rủi ro vì phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Do vậy, ít doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào nông nghiệp. Quá trình xây dựng NTM đã cải thiện CSHT đây là cơ hội để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay để thu hút vốn đầu tư xây dựng NTM cần có sự tập trung nhiều nguồn vốn khác

như từ doanh nghiệp, tư nhân… để tăng cường nguồn vốn thêm vào nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển được thực hiện các mục tiêu khác như đào tạo lao động nông thôn, các chương trình cải thiện CSHT….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)