Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý CTMTQG xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 75)

5. Bố cục của đề tài

3.2. Thực trạng quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý CTMTQG xây dựng nông

nông thôn mới

a, Chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong quá trình xây dựng NTM, Đảng và Nhà nước có vai trò hướng dẫn và chỉ đạo việc quyết tâm thực hiện chương trình. Với nguồn lực là ngân sách nhà nước, bên cạnh đó là hành lang pháp lý để khuyến khích vận động các thành phần khác tham gia thực hiện. Với hành lang pháp lý tốt, điều này giúp quá trình thực hiện thắng lợi và ngược lại cần phải điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

Bảng 3.23: Đánh giá về chính sách của Đảng và Nhà nước Đơn vị: điểm Đơn vị: điểm Chỉ tiêu Điểm Mức dánh giá Độ lệch chuẩn Chính sách ban hành kịp thời để thực hiện các tiêu chí 4,0 Khá 0,3 Có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu 4,2 Khá 0,4 Chính sách phù hợp cho từng khu vực, từng địa phương 4,3 Tốt 0,4

Người dân ủng hộ và thực hiện các

chính sách của nhà nước 4,3 Tốt 0,5

Các chính sách được phổ biến rộng dãi

đến người dân 4,3 Tốt 0,4

Nguồn: Theo kết quả thu thập của tác giả

Qua số liệu thu thập được ta có thể thấy được rằng các chính sách đã được các tổ chức chính trị, cán bộ cấp xã và thôn đã tuyên truyền đến người dân, hướng dẫn người dân và giải thích người dân hiểu đủ, đúng mục đích của Đảng và Nhà nước. Do vậy, với tiêu chí “Người dân ủng hộ và thực hiện các chính sách của nhà nước” và “Các chính sách được phổ biến rộng dãi đến người dân” đều được đánh giá ở mức 4,3 điểm. Thêm vào đó, căn cứ vào từng vùng, từng tỉnh mà chỉ tiêu xây dựng NTM được đề ra nên với chỉ tiêu “Chính sách phù hợp cho từng khu vực, từng địa phương” cũng đạt số điểm là 4,3. Thêm vào đó, thực hiện CTMTQG xây dựng NTM là sự kết hợp của nhiều chương trình, nhiều thành phần kinh tế với chỉ tiêu “Chính sách ban hành kịp thời để thực hiện các tiêu chí” vẫn chưa thực sự hợp lý vì nhiều chính sách không còn phù hợp như chính sách tín dụng cho người nghèo, chính sách vay vốn sản xuất….

b, Trình độ dân trí, đời sống và thu nhập của người dân

Trình độ dân trí ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thực hiện CTMTQG NTM. Người dân hiểu được mục tiêu cũng như ý nghĩa của chương trình giúp quá trình thực hiện được tốt, người dân thay mặt cơ quan chức năng giám sát việc thực

hiện cũng như phát hiện các sai phạm để sớm có biện pháp ngăn chặn.

Bảng 3.24: Đánh giá trình độ dân trí, đời sống và thu nhập người dân

Đơn vị: Điểm

Chỉ tiêu Điểm Mức Đánh giá

Độ lệch chuẩn

Người dân có hiểu biết tốt về

CTNTM 4,1 Khá 0,2

Thu nhập ngày càng nhiều và dựa

trên phát triển khoa học kỹ thuật 4,0 Khá 0,2 Đời sống được cải thiện cả về vật

chất và tinh thần 4,3 Tốt 0,3

Người dân sẵn sàng đóng góp và ủng

hộ xây dựng NTM 4,3 Tốt 0,3

Người dân tham gia giám sát việc

thực hiện CTNTM 4,2 Khá 0,3

Nguồn: Theo kết quả thu thập của tác giả

Là một xã thuộc huyện Phú Lương nhưng có nhiều điều kiện phát triển kinh tế như gần được quốc lộ, gần trung tâm thành phố. Đây là cơ hội để người dân phát triển kinh tế, chính vì vậy với chỉ tiêu “Người dân sẵn sàng đóng góp và ủng hộ xây dựng NTM” đạt 4,3 điểm. Thêm vào đó, với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, cán bộ các cấp tuyên truyền vận động người dân nên với chỉ tiêu “Người dân có hiểu biết tốt về CTNTM” đạt 4,1 điểm. Với chỉ tiêu “Thu nhập ngày càng nhiều và dựa trên phát triển khoa học kỹ thuật” chỉ đạt được 4,0 điểm vì: điều kiện địa hình của Cổ Lũng nhiều đồi nên áp dụng khoa học là rất khó khăn, bên cạnh đó vốn đầu tư ít, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh nhất là giá lợn, gà trong những năm qua. Chính vì vậy, người dân chưa sẵn sàng đầu tư để mở rộng sản xuất, sẵn sàng áp dụng khoa học kỹ thuật.

c, Năng lức và trình độ của cán bộ quản lý

Một trong những điều giúp các địa phương thực hiện tốt chương trình NTM đó là có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và trình độ cao, đáp ứng được sự phát triển của xã hội cũng như yêu cầu của công việc.

Bảng 3.25: Đánh giá về năng lực và trình độ của cán bộ quản lý Chỉ tiêu Điểm Mức đánh Chỉ tiêu Điểm Mức đánh giá Độ lệch chuẩn Cán bộ có đủ năng lực để thực hiện tốt các tiêu chí NTM 3,9 Khá 0,4 Cán bộ đáp ứng tốt về trình độ 4,0 Khá 0,4 Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực

làm việc và xây dựng NTM 4,3 Tốt 0,2

Cán bộ thực hiện có trách nhiệm cao

hoàn thành chỉ tiêu được giao 4,3 Tốt 0,3 Cán bộ sẵn sàng giải đáp thắc mắc,

tuyên truyền và vận động người dân tích cực tham gia thực hiện NTM

4,2 Khá 0,4

Nguồn: Theo kết quả thu thập của tác giả

Đa phần cá bộ tại xã Cổ Lũng là người sinh sống trên địa bàn, được người dân tín nhiệm bầu vào các chức vụ trong xã. Cũng bị ảnh hưởng trung bởi điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nên đa phần cán bộ xã có trình độ trung cấp trở lên, trong quá trình công tác đã tham gia các lớp liên thông và học tại chức, một ít cán bộ tốt nghiệp đại học chính quy. Bởi vậy, với tiêu chí “Cán bộ có đủ năng lực để thực hiện tốt các tiêu chí NTM” và tiêu chí “Cán bộ đáp ứng tốt về trình độ” chỉ lần lượt đạt mức điểm số là 3,9 và 4,0. Do vậy, cán bộ cần phải phấn đấu hơn nữa trong việc nâng cao trình độ của bản thân. Một điểm tạo thuận lợi đó là cán bộ đều là những người nhiệt tình trong công việc, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế, công tác trong lĩnh vực chuyên môn lâu năm nên với chỉ tiêu “Cán bộ sẵn sàng giải đáp thắc mắc, tuyên truyền và vận động người dân tích cực tham gia thực hiện NTM” đạt mức điểm số là 4,2 điểm và với chỉ tiêu “Cán bộ thực hiện có trách nhiệm cao hoàn thành chỉ tiêu được giao” đạt mức độ điểm số là 4,3.

d, Sự phối hợp của các cơ quan chức năng

lãnh đạo, nhiều bộ phận chức năng. Chính vì vậy, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng là rất quan trọng để thực hiện các tiêu chí này, đảm bảo quá trình thực hiện là hiệu quả.

Bảng 3.26: Đánh giá về sự phối hợp của cơ quan chức năng

Đơn vị: điểm

Chỉ tiêu Điểm Mức đánh giá Độ lệch chuẩn

Các cơ quan phối hợp ngày càng chặt

chẽ thực hiện các tiêu chí NTM 4,0 Khá 0,4 Các cơ quan phối hợp tốt trong quá

trình tuyên truyền NTM 4,3 Tốt 0,4

Cơ quan phối hợp, giảm được thời gian

và thủ tục hành chính 4,1 Khá 0,3

Phân chia rõ ràng trách nhiệm từng cơ quan đơn vị, với công việc chung thì cùng nhau giải quyết

4,2 Khá 0,3

Có sự thống nhất từ trên xuống dưới

trong việc thực hiện NTM 4,0 Khá 0,2

Nguồn: Theo kết quả thu thập của tác giả

Trong quá trình thực hiện cần có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng, nhưng thực hiện 1 mục tiêu có nhiều đơn vị cần phải phối hợp thực hiện như: CSHT, con người, sự phối hợp của người dân… nên với chỉ tiêu “Các cơ quan phối hợp ngày càng chặt chẽ thực hiện các tiêu chí NTM” chỉ đạt mức điểm số là 4,0. Bên cạnh đó, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo xã cũng như kiểm tra giám sát của các bộ phận chức năng huyện Phú Lương nên với chỉ tiêu “Cơ quan phối hợp, giảm được thời gian và thủ tục hành chính” đạt mức điểm số là 4,1. Đây là một trong những cải cách đáng kể trong các thủ tục hành chính như: phối hợp cho người dân mở rộng sản xuất theo mô hình trang trại, xây dựng CSHT nông thôn... đây cũng là do “Phân chia rõ ràng trách nhiệm từng cơ quan đơn vị, với công việc chung thì cùng nhau giải quyết” đã làm tốt điều này.

Thực hiện chương trình NTM, không chỉ sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước mà còn có các nguồn vốn khác: nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn doanh nghiệp, nguồn vốn hộ gia đình… Để thu hút nguồn vốn này cần có chính sách hiệu quả, phát huy tốt vai trò trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.27: Đánh giá về thu hút vốn xây dựng NTM

Đơn vị: Điểm

Chỉ tiêu Điểm Mức đánh giá

Độ lệch chuẩn

Đã thu hút được nhiều nguồn vốn vào xây

dựng NTM 4,0 Khá 0,3

Nguồn vốn dân cư và tư nhân ngày càng

tăng 4,1 Khá 0,4

Có nhiều chính sách thu hút nguồn vốn từ

dân cư, tư nhân 4,0 Khá 0,3

Nguồn vốn nhà nước là chủ yếu, nguồn vốn dân cư ngày càng quan trọng trong phát triển địa phương

4,2 Khá 0,4

Đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh

doanh nhiều và đa dạng 4,0 Khá 0,3

Nguồn: Theo kết quả thu thập của tác giả

Qua bảng đánh giá trên ta có thể thấy được rằng, chính sách thu hút vốn đầu tư vào chương trình NTM tại xã Cổ Lũng đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn cần có nhiều thay đổi hơn nữa để đạt được kết quả cao hơn. Với chỉ tiêu “Nguồn vốn nhà nước là chủ yếu, nguồn vốn dân cư ngày càng quan trọng trong phát triển địa phương” đạt mức điểm là 4,2 điều này cho thấy đa phần nguồn vốn là từ ngân sách nhà nước tuy nhiên các nguồn vốn khác đã đầu tư vào nhưng vẫn chưa thực sự nhiều. Vì vậy với chỉ tiêu “Đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh nhiều và đa dạng” đạt mức độ là 4,0. Còn số này tuy đạt mức khá vì: trên thực tế các hộ dân, các hợp tác xã, tổ hợp tác vẫn chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ chưa thực sự mạnh dạn đầu tư vào vì: thị trường tiêu thụ còn nhỏ, chất lượng sản phẩm không ổn định, thêm vào đó là chính sách tín

dụng ưu đãi còn ít: số lượng vốn được vay ít, thời gian vay ngắn và lãi suất vẫn ở mức cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)