Bài học kinh nghiệm quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

5. Bố cục của đề tài

1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới tại cho xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương

BQL NTM cần xây dựng kế hoạch phù hợp với địa phương: Xây dựng kế

hoach là rất quan trọng đối với quá trình quản lý, kế hoạch cần bám sát với tình hình thực tế để khả năng thực hiện cao, phát huy tốt các nguồn lực địa phương cũng như quản lý được quá trình thực hiện, đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện như thế nào.

BQL cần chỉ đạo các bộ phận chức năng tăng cường chỉ Huy động hiệu quả nguồn vốn doanh nghiệp và dân cư: quá trình xây dựng NTM đòi hỏi một

lượng vốn lớn để thực hiện. Bên cạnh nguồn vốn nhà nước thì nguồn vốn từ dân cư và doanh nghiệp là rất quan trọng, nguồn vốn này sẽ bổ sung cho nguồn vốn nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, nâng cao đời sống người dân, sử dụng hiệu quả nguồn lực…

BQL Tăng cường kiểm tra giám sát: Việc kiểm tra giảm sát nhằm phòng

cho nhà nước và nhân dân. Bên cạnh đó, nó sẽ giám sát tiến độ thực hiện, hướng dẫn các đơn vị chức năng giải đáp các thắc mắc cũng như hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.

BQL quản lý chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chí: với 19 tiêu chí thực hiện

NTM và rất nhiều chỉ tiêu cần phải thực hiện. Chính vì vậy, việc thực hiện cần phải kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng thực hiện các tiêu chí, giám sát hiệu quả cũng như đảm bảo về thời gian, nguồn lực cũng như khả năng thực hiện các tiêu chí này.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất: Thực trạng quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại địa bàn xã Cổ Lũng huyện Phú Lương như nào?

Thứ hai: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại địa bàn xã Cổ Lũng huyện Phú Lương?

Thứ ba: Những kết quả đạt được, những khó khăn và nguyên nhân hạn chế trong quá trình quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại địa bàn xã Cổ Lũng huyện Phú Lương như nào?

Thứ tư: Những giải pháp tăng cường quản lý CTMTQG xây dựng NTM cho xã Cổ Lũng huyện Phú Lương?

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Để có đầy đủ tài liệu trong quá trình xem xét đánh giá quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương được thu thập đó là:

Tài liệu được thu thập tại các đơn vị cần thiết như tại một số ban tại xã Cổ Lũng huyện Phú Lương như: văn phòng Thống kê, ban Tài Chính – kế toán, ban Địa chính – xây dựng môi trường, ban Nông nghiệp – xây dựng NTM…

Nghiên cứu thu thập số liệu về xây dựng NTM tại các bộ phận của UBND xã Cổ Lũng huyện Phú Lương.

Báo cáo tình hình xây dựng NTM trên địa bàn xã năm 2016, 2017, 2018. - Báo cáo tình hình xây dựng NTM tại xã Hợp Tiến thị xã Phổ Yên, Báo cáo tình hình xây dựng NTM tại xã Lam Vĩ huyện Định Hóa để so sánh và làm bài học thực tiễn cho huyện Cổ Lũng.

2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý CTMTQG xây dựng NTM trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương. Tác giả tiến hành phỏng vấn các cán bộ xã. Do số lượng cán bộ xã hiện nay là 36 cán bộ nên tác giả tiến hành phỏng vấn tổng thể cán bộ xã, đó là: lãnh đạo xã 03 phiếu, bộ phận văn phòng 03 phiếu, bộ phận địa chính 02 phiếu, bộ phận văn hóa 05 phiếu, bộ phận kế toán 02 phiếu, bộ phận nông nghiệp 05 phiếu, bộ phận công thương 04 phiếu, bộ phận tư pháp 02 phiếu, bộ phận quân sự 02 phiếu, bộ phận công an 02 phiếu, bộ phận mặt trận tổ quốc 03 phiếu, bộ phận thanh niên 03 phiếu.

+ Nội dung phỏng vấn được tác giả chuẩn bị bảng hỏi với những câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở nhằm thuận lợi cho người trả lời. Thông qua bảng hỏi, tác giả tìm hiểu các câu trả lời, những đánh giá và nhận xét của các đối tượng được hỏi về quá trình quản lý chương trình mục tiêu nông thôn mới trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả sử dụng các câu hỏi linh hoạt nhằm tìm ra câu trả lời chính xác, cũng như có thể xác định câu trả lời với những câu hỏi mà người được phỏng vấn đang phân vân. (Nội dung bảng hỏi tại phụ lục 01).

2.3. Xử lý và tổng hợp thông tin

+Để xác định ý kiến đánh giá các cán bộ thuộc xã Cổ Lũng và các hộ dân trên địa bàn xã để xem xét đánh giá về quản lý CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn xã. Nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt). Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B. Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 - 1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng điểm

5 Tốt 4,21 - 5,00 4 Khá 3,41 - 4,20 3 Trung bình 2,61 - 3,40 2 Yếu 1,81 - 2,60 1 Kém 1,00 - 1,80 + Tính độ lệch chuẩn

Sau khi đã có kết quả đánh giá của các đối tượng phỏng vấn, nghiên cứu sẽ tính độ lệch chuẩn nhằm xem xét sự phân tán của dữ liệu:

Độ lệch chuẩn = √ 1

𝑛−1∑𝑛𝑖=1(xi− x̅) độ lệch chuẩn càng nhỏ thì dữ liệu càng hội tụ, độ chính xác càng cao.

2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp phân tích tài chính: trong nghiên cứu sử dụng phương pháp

này dùng để phân tích hiệu quả về mặt tài chính trong quá trình quản lý CTMTQG xây dựng NTM. Thông qua phương pháp này nghiên cứu xem xét được những kết quả đạt được và những chi phí đã bỏ ra để xây dựng NTM trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương. Từ đó thấy được hiểu quả của các nguồn lực bỏ ra.

Phương pháp phân tích thống kê: trong nghiên cứu dùng phương pháp này

để mô tả kết quả của hoạt động quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương. Từ đó đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý và từ đó có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý CTMTQG xây dựng NTM.

Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để so sánh biến

động trong quá trình quản lý CTMTQG xây dựng nông thôn, thông qua phương pháp này để xem xét được thay đổi các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm, từ đó thấy được những quy luật của số liệu.

2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu

* Tỷ lệ thay đổi kế hoạch

Tỷ lệ thay đổi kế hoạch = Số kế hoạch thay đổi Tổng số kế hoạch

Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, trong quá trình quản lý CTMTQG xây dựng NTM. Các chỉ tiêu chụi nhiều ảnh hưởng của các yếu tố. Điều này dẫn đến mục tiêu có thể nhanh hoặc chậm hơn so với dự kiến. Chính vì vậy, tỷ lệ thay đổi kế hoạch thể hiện vai trò giám sát và thực hiện các mục tiêu đó.

* Tỷ lệ sai phạm

Tỷ lệ sai phạm = Số sự việc sai phạm Tổng số sự việc

Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả của việc quản lý, nếu quản lý tốt thì tỷ lệ sai phạm giảm xuống, còn quản lý không tốt sẽ dẫn đến sai phạm cao và gây thất thoát lãng phí cho nhà nước và nhân dân.

* Số vốn phải bổ sung

Tỷ lệ sai phạm = Số vốn bổ sung Tổng vốn thực hiện

Các công trình, dự án xây dựng CSHT nông thôn sử dụng vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn nhân dân. Quá trình quản lý, giám sát chặt chẽ dẫn đến sử dụng vốn hiệu quả, ít dự án bị đẩy vốn lên. Do vậy, qua chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc quản lý chương trình xây dựng mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

* Tỷ lệ vụ việc trình cấp trên giải quyết

Tỷ lệ sai phạm = Số vụ việc trình cấp trên Tổng số vụ việc

Quá trình quản lý cần phải vận dụng linh hoạt các chỉ thị văn bản, bên cạnh đó có nhiều sự việc pháp sinh cũng như sự phối hợp không ăn khớp giữa các bên cần phải có sự chỉ đạo của cấp trên điều này cũng là một phần của công tác quản lý yếu kém.

* Tỷ lệ hoàn thành

Tỷ lệ hoàn thành = Số chỉ tiêu hoàn thành Tổng số chỉ tiêu

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt: chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ hoàn thành mục tiêu NTM trên địa bàn nghiên cứu.

Tỷ lệ tiết kiệm

Tỷ lệ tiết kiệm = Số nguồn lực thực chi Số nguồn lực kế hoạch

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt: chỉ tiêu này cho biết khả năng quản lý tốt CTMTQG xây dựng NTM.

Nâng cao thu nhập

Tỷ lệ tăng thu nhập = Thu nhập bình quân năm N Thu nhập bình quân năm N-1

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn xã, phản ánh hiệu quả quản lý CTMTQG xây dựng NTM.

Tăng vốn đầu tư huy động xây dựng NTM

Tỷ lệ tăng VĐT = Tổng vốn đầu tư năm N Tổng vốn đầu tư năm N-1

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn cho việc xây dựng NTM trên địa bàn xã. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động quản lý tốt.

Tỷ lệ số hộ thoát nghèo

Tỷ lệ số hộ thoát nghèo = Số hộ thoát nghèo Số hộ nghèo trên địa bàn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý CTMTQG xây dựng NTM. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt chứng tỏ hoạt động quản lý tốt.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

CỔ LŨNG HUYỆN PHÚ LƯƠNG

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Xã Cổ Lũng được xác định có tiềm năng phát triển kinh tế

với các đầu mối giao thông, thương mại và dịch vụ, trung tâm xã nằm cách trung tâm huyện lỵ của Phú Lương khoảng 11 km về phía nam. Tổng diện tích tự nhiên của xã Cổ Lũng là 1.682,69 ha. Xã được xác định là vùng trung tâm có tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp – dich vụ, có đầu mối giao thông là ngã ba Bờ Đậu để phát triển thương mại, có mỏ than. Phía Đông giáp xã Sơn Cẩm, TP Thái Nguyên, Phía Tây giáp xã Cù Vân (huyện Đại Từ), Phía Nam giáp xã An Khánh (huyện Đại Từ), Phía Bắc giáp xã Vô Tranh và thị trấn Giang Tiên.

Địa hình: Xã nằm phía nam thuộc vùng tương đối bằng phẳng, ...so với

huyện Phú Lương, độ dốc dưới 150 địa hình mang đặc điểm trung du miền núi bắc bộ. Xã có địa hình núi thấp xen kẽ cánh đồng thấp dần từ tây Bắc xuống phía Đông nam với đặc điểm địa hình sẽ chi phối phương án sử dụng đất. Cần bố trí phù hợp với điều kiện địa phương.

Khí hậu: Xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa mưa nóng nhiều từ

tháng 5 đến tháng 11, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô ít mưa từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.

Chế độ nhiệt: Theo số liệu quan trắc nhiệt độ bình quân năm 23,30C. Tất

cả các tháng nhiệt độ bình quân đều trên 150C chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng tương đối cao (140C) tổng số giờ nắng: 1300 giơ. Tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 2 với giờ nắng là 41 giờ, tháng có giờ nắng trung bình cao là tháng 9 là: 185 giờ.

Chế độ mưa: Do thuộc vùng đông bắc có đặc trưng sau:Từ tháng 11 đến

tháng 4 là mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 15% cả năm. Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa lượng mưa chiếm 85% cả năm.Từ tháng 7, tháng 8 có lượng mưa lớn chiếm 40% lượng mưa cả năm. Khoảng 30 năm có một lần úng lụt lớn ảnh hưởng tới vùng gần Sông Giang Tiên. Lượng mua trung bình: 2020 mm/năm. Phân bổ không đều, mùa mưa 85% cả năm độ ẩm hàng năm đạt 2,05. tuy nhiên tháng 12, tháng 1 hệ số KL 0,3 nên xảy ra hạn ở một số xóm.

Tài nguyên

Đất đai: Diện tích tự nhiên 1.686,92ha, có 6 loại đất chính: Đất phù xa

không được bồi: Phân bố rải rác trong xã diện tích: 80 ha độ dốc <30 chiếm 4,85% diện tích tự nhiên. Thích hợp cho trồng lúa, hoa mầu. Đất bạc mầu: Phân bổ ở phía bắc xã diện tích: 114,60 ha chiếm 6,91% diện tích tự nhiên, thích hợp trồng lúa và hoa mầu. Đất dốc tụ: Phân bổ ở đông bắc xã diện tích 342,90ha độ dốc L30 chiếm 20,78% diện tích tự nhiên, do tích tụ phong hóa, có độ phì tương đối khá, Thích hợp trồng lúa cây ngắn ngày. Đất nâu vàng phù xa cổ: Phân bổ ở phía đông xã có diện tích: 35,1 ha độ dốc 3 đến 8 chiếm 2,13% diện tích tự nhiên. Thích hợp trồng mầu, cây công nghiệp. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Phân bổ ở phía tây và nam xã diện tích 566,20 ha độ dốc 8-200 chiếm 34,32% tổng diện tích tự nhiên đây là loại đất lớn nhất xã. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến thịt nặng, thích hợp với cây chè, cây ăn quả, trồng rừng. Đất vàng nhạt trên cát: Phân bổ ở bắc và nam xã diện tích: 456,20 chiếm 27,65% diện tích tự nhiên, độ dốc 8-150 thích hợp với sản xuất nông lâm kết hợp.

Tài nguyên của đất đa dạng, đất có độ dốc L80 tương đối thuận lợi cho cây trồng diện tích khoảng 572,6 ha chiếm 34,7% diện tích tự nhiên. Đất thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp là: 1.022 ha chiếm 61,94% diện tích tự nhiên, đậy là thế mạnh của xã để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển cây công nghiệp hàng hóa dài ngày.

Tiên chảy quanh xã, có 5 hồ đập với diện tích 5 ha. Có lượng mưa trung bình hàng năm: 2000mm, thích hợp dùng cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất của nhân dân. Tài nguyên nước của xã tương đối dồi dào nhưng do địa hình, địa thế dốc, phân cắt mạnh, thảm thực vật che phủ thấp, nên mùa khô cạn kiệt, việc khai thác sử dụng còn nhiều hạn chế. Có 60 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, nhưng do chưa có kênh mương nên chưa phát huy khả năng thủy sản của xã.

Tài nguyên nhân văn: Dân số là 9.015 người phân bổ tại 18 xóm có 4 dân

tộc: Kinh, nùng, Sán dìu, Tày… cư trú lâu đời của cộng đồng các dân tộc, người dân trong xã có truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó đoàn kết, có ý thức vươn lên. Trong quy hoạch chú ý tập quán, hoàn cảnh các dân tộc, bố trí đất ở, các công trình công cộng phù hợp, dành đất cho mở rộng công trình văn hóa, lịch sử trên địa bàn để khai thác triệt để các tiềm năng, góp phần vào sự nghiệp kinh tế- xã hội của xã.

Khoáng sản: Hiện tại địa bàn xã có mỏ than Bá Sơn hiện đang khai thác

trong lĩnh vực môi trường chưa có nhiều vấn đề nổi cộm, nhưng lưu ý tới nguồn nước, rác thải trong tương lai sẽ ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương

Trong những năm qua, xã Cổ Lũng huyện Phú Lương đã đạt được một số thành tích nhất định trong phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)