Cơ sở thực tiễn về quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 33)

5. Bố cục của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

nông thôn mới

1.2.1. Quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại xã Đắc Sơn thị xã Phổ Yên

Trong những năm qua, BQL xây dựng NTM của xã Đắc Sơn đã có những chỉ đạo, giám sát và thực hiện CTMTQG rất sát sao: BQL đã chỉ đạo sự vào cuộc cả hệ thống chính trị với sự quyết tâm cao trong việc xây dựng NTM nên đã đạt được một số kết quả nhất định như: đời sống người dân có nhiều thay đổi, CSHT đã được nâng lên, đường giao thông kiểu mẫu…

Ban chỉ đạo cũng đề ra phương hướng và cách thức huy động vốn từ nhân dân, bổ sung cho nguồn vốn nhà nước để tham gia vào xây dựng NTM đó là xã hội hóa: kêu gọi sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp những gia đình có nền kinh tế phát triển cũng như những người con thành đạt xa quê có thể quyên góp ủng hộ. Chình vì điều này mà xã đã xây dựng được hơn 10km đường giao thông trong đó 80% đường giao thông đã được nhựa hóa, các trục đường thôn xóm cũng đã được bê tông hóa không còn tình trạng đường đất cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhà dân.

Xã cũng đã phối hợp với trạm khuyến nông triển khai nhiều loại giống lúa mới cho 44 hộ dân trên địa bàn xã đã đạt năng suất 7,7 tấn/ha, mô hình ngô lai PAC cũng đạt năng suất 5 tấn/ ha…. Điều này đã góp phần tăng thu nhập của người dân trên địa bàn: Tính đến năm 2018, bình quân thu nhập đạt trên 42 triệu đồng/ người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,2%.

Để có được kết quả trên, BQL xây dựng NTM của xã thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện các tiêu chí theo kế hoạch hằng năm đã xây dựng. Bên cạnh đó, BQL cũng đã phối hợp với chính quyền xã, phối hợp với

các tổ chức chính trị trong việc chỉ đọa thực hiện, sớm có đưa ra các phương án giải quyết kịp thời với những vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng NTM.

1.2.2. Quản lý CTMTQG xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phượng huyện Định Hóa

Là xã vùng cao, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc nhưng Kim Phương trong những năm qua đã đạt được một số thành tích nhất định trong quá trình xây dựng NTM. Để làm được điều này xã đã làm tốt công tác tuyên truyền người dân giúp người dân hiểu được vai trò của việc xây dựng NTM.

BQL xây dựng NTM xã đã xây dựng kế hoạch quản lý rất chi tiết và cụ thể. Xây dựng các phương án thực hiện phù hợp với tình hình địa phương. Thêm vào đó, ban cũng luôn giám sát, đôn đốc các bộ phận chức năng trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu NTM. Ban đã chỉ đạo Mặt trận tổ quốc, kết hợp với các hội phụ nữ, đoàn thanh niên tổ chức nhiều buổi tập huấn, phát động thi đua chung tay xây dựng NTM, nâng cao nhận thức của người dân. Tính đến năm 2018 xã đã hoàn thành 19/19 chỉ tiêu xây dựng NTM. Đã góp phần thay đổi đời sống và tinh thần người dân trên địa bàn: 100% đường giao thông trên địa bàn xã đã được kiên cố hóa, để làm được điều này xã đã có sự vào cuộc cả hệ thống chính trị. Nhiều hộ dân đã đóng góp tiền để kết hợp với ngân sách nhà nước thực hiện bê tông hóa, những hộ không có điều kiện kinh tế có thể đóng góp công sức để xây dựng. Xã cũng đã tuyên dương và ghi nhận nhiều gia đình hiến đất để xây dựng đường giao thông. Trên địa bàn đã có 12/12 nhà văn hóa thôn đạt tiêu chuẩn: trong quá trình xây dựng cán bộ thôn xóm đã vận động người dân cùng chung tay xây dựng đó là góp công sức, góp tiền bạc, vận động anh em họ hàng những người con thành đạt xa quê có thể đóng góp xây dựng thôn xóm. 100% trẻ em được đến trường đúng tuổi, 97% hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,03% năm 2018…Đây là những thành quả tích cực của xã trong quá trình xây dựng NTM.

Để có được thành quả trên BQL xây dựng NTM của xã đã phối hợp tốt với các tổ chức chính trị như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… làm tốt công tác vận động người dân cùng nhau tham gia xây dựng NTM. Thêm vào đó, BQL cũng đã vận động người dân chung tay góp vốn xây dựng các công trình như đường bê tông thôn xóm, các công trình thủy lợi… Thêm vào đó, BQL kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp xóm, giám sát và có những chỉ đạo kịp thời trong việc thực hiện các tiêu chí về NTM xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh, tiêu chí về văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, BQL phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng của xã như bộ phận công thương, bộ phận nông nghiệp… giám sát và có những chỉ đạo kịp thời các công trình công cộng nhằm đảm bảo các dự án thực hiện đúng mới quy hoạch ban đầu.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại cho xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương nông thôn mới tại cho xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương

BQL NTM cần xây dựng kế hoạch phù hợp với địa phương: Xây dựng kế

hoach là rất quan trọng đối với quá trình quản lý, kế hoạch cần bám sát với tình hình thực tế để khả năng thực hiện cao, phát huy tốt các nguồn lực địa phương cũng như quản lý được quá trình thực hiện, đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện như thế nào.

BQL cần chỉ đạo các bộ phận chức năng tăng cường chỉ Huy động hiệu quả nguồn vốn doanh nghiệp và dân cư: quá trình xây dựng NTM đòi hỏi một

lượng vốn lớn để thực hiện. Bên cạnh nguồn vốn nhà nước thì nguồn vốn từ dân cư và doanh nghiệp là rất quan trọng, nguồn vốn này sẽ bổ sung cho nguồn vốn nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, nâng cao đời sống người dân, sử dụng hiệu quả nguồn lực…

BQL Tăng cường kiểm tra giám sát: Việc kiểm tra giảm sát nhằm phòng

cho nhà nước và nhân dân. Bên cạnh đó, nó sẽ giám sát tiến độ thực hiện, hướng dẫn các đơn vị chức năng giải đáp các thắc mắc cũng như hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.

BQL quản lý chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chí: với 19 tiêu chí thực hiện

NTM và rất nhiều chỉ tiêu cần phải thực hiện. Chính vì vậy, việc thực hiện cần phải kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng thực hiện các tiêu chí, giám sát hiệu quả cũng như đảm bảo về thời gian, nguồn lực cũng như khả năng thực hiện các tiêu chí này.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất: Thực trạng quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại địa bàn xã Cổ Lũng huyện Phú Lương như nào?

Thứ hai: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại địa bàn xã Cổ Lũng huyện Phú Lương?

Thứ ba: Những kết quả đạt được, những khó khăn và nguyên nhân hạn chế trong quá trình quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại địa bàn xã Cổ Lũng huyện Phú Lương như nào?

Thứ tư: Những giải pháp tăng cường quản lý CTMTQG xây dựng NTM cho xã Cổ Lũng huyện Phú Lương?

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Để có đầy đủ tài liệu trong quá trình xem xét đánh giá quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương được thu thập đó là:

Tài liệu được thu thập tại các đơn vị cần thiết như tại một số ban tại xã Cổ Lũng huyện Phú Lương như: văn phòng Thống kê, ban Tài Chính – kế toán, ban Địa chính – xây dựng môi trường, ban Nông nghiệp – xây dựng NTM…

Nghiên cứu thu thập số liệu về xây dựng NTM tại các bộ phận của UBND xã Cổ Lũng huyện Phú Lương.

Báo cáo tình hình xây dựng NTM trên địa bàn xã năm 2016, 2017, 2018. - Báo cáo tình hình xây dựng NTM tại xã Hợp Tiến thị xã Phổ Yên, Báo cáo tình hình xây dựng NTM tại xã Lam Vĩ huyện Định Hóa để so sánh và làm bài học thực tiễn cho huyện Cổ Lũng.

2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý CTMTQG xây dựng NTM trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương. Tác giả tiến hành phỏng vấn các cán bộ xã. Do số lượng cán bộ xã hiện nay là 36 cán bộ nên tác giả tiến hành phỏng vấn tổng thể cán bộ xã, đó là: lãnh đạo xã 03 phiếu, bộ phận văn phòng 03 phiếu, bộ phận địa chính 02 phiếu, bộ phận văn hóa 05 phiếu, bộ phận kế toán 02 phiếu, bộ phận nông nghiệp 05 phiếu, bộ phận công thương 04 phiếu, bộ phận tư pháp 02 phiếu, bộ phận quân sự 02 phiếu, bộ phận công an 02 phiếu, bộ phận mặt trận tổ quốc 03 phiếu, bộ phận thanh niên 03 phiếu.

+ Nội dung phỏng vấn được tác giả chuẩn bị bảng hỏi với những câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở nhằm thuận lợi cho người trả lời. Thông qua bảng hỏi, tác giả tìm hiểu các câu trả lời, những đánh giá và nhận xét của các đối tượng được hỏi về quá trình quản lý chương trình mục tiêu nông thôn mới trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả sử dụng các câu hỏi linh hoạt nhằm tìm ra câu trả lời chính xác, cũng như có thể xác định câu trả lời với những câu hỏi mà người được phỏng vấn đang phân vân. (Nội dung bảng hỏi tại phụ lục 01).

2.3. Xử lý và tổng hợp thông tin

+Để xác định ý kiến đánh giá các cán bộ thuộc xã Cổ Lũng và các hộ dân trên địa bàn xã để xem xét đánh giá về quản lý CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn xã. Nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt). Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B. Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 - 1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng điểm

5 Tốt 4,21 - 5,00 4 Khá 3,41 - 4,20 3 Trung bình 2,61 - 3,40 2 Yếu 1,81 - 2,60 1 Kém 1,00 - 1,80 + Tính độ lệch chuẩn

Sau khi đã có kết quả đánh giá của các đối tượng phỏng vấn, nghiên cứu sẽ tính độ lệch chuẩn nhằm xem xét sự phân tán của dữ liệu:

Độ lệch chuẩn = √ 1

𝑛−1∑𝑛𝑖=1(xi− x̅) độ lệch chuẩn càng nhỏ thì dữ liệu càng hội tụ, độ chính xác càng cao.

2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp phân tích tài chính: trong nghiên cứu sử dụng phương pháp

này dùng để phân tích hiệu quả về mặt tài chính trong quá trình quản lý CTMTQG xây dựng NTM. Thông qua phương pháp này nghiên cứu xem xét được những kết quả đạt được và những chi phí đã bỏ ra để xây dựng NTM trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương. Từ đó thấy được hiểu quả của các nguồn lực bỏ ra.

Phương pháp phân tích thống kê: trong nghiên cứu dùng phương pháp này

để mô tả kết quả của hoạt động quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương. Từ đó đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý và từ đó có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý CTMTQG xây dựng NTM.

Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để so sánh biến

động trong quá trình quản lý CTMTQG xây dựng nông thôn, thông qua phương pháp này để xem xét được thay đổi các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm, từ đó thấy được những quy luật của số liệu.

2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu

* Tỷ lệ thay đổi kế hoạch

Tỷ lệ thay đổi kế hoạch = Số kế hoạch thay đổi Tổng số kế hoạch

Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, trong quá trình quản lý CTMTQG xây dựng NTM. Các chỉ tiêu chụi nhiều ảnh hưởng của các yếu tố. Điều này dẫn đến mục tiêu có thể nhanh hoặc chậm hơn so với dự kiến. Chính vì vậy, tỷ lệ thay đổi kế hoạch thể hiện vai trò giám sát và thực hiện các mục tiêu đó.

* Tỷ lệ sai phạm

Tỷ lệ sai phạm = Số sự việc sai phạm Tổng số sự việc

Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả của việc quản lý, nếu quản lý tốt thì tỷ lệ sai phạm giảm xuống, còn quản lý không tốt sẽ dẫn đến sai phạm cao và gây thất thoát lãng phí cho nhà nước và nhân dân.

* Số vốn phải bổ sung

Tỷ lệ sai phạm = Số vốn bổ sung Tổng vốn thực hiện

Các công trình, dự án xây dựng CSHT nông thôn sử dụng vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn nhân dân. Quá trình quản lý, giám sát chặt chẽ dẫn đến sử dụng vốn hiệu quả, ít dự án bị đẩy vốn lên. Do vậy, qua chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc quản lý chương trình xây dựng mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

* Tỷ lệ vụ việc trình cấp trên giải quyết

Tỷ lệ sai phạm = Số vụ việc trình cấp trên Tổng số vụ việc

Quá trình quản lý cần phải vận dụng linh hoạt các chỉ thị văn bản, bên cạnh đó có nhiều sự việc pháp sinh cũng như sự phối hợp không ăn khớp giữa các bên cần phải có sự chỉ đạo của cấp trên điều này cũng là một phần của công tác quản lý yếu kém.

* Tỷ lệ hoàn thành

Tỷ lệ hoàn thành = Số chỉ tiêu hoàn thành Tổng số chỉ tiêu

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt: chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ hoàn thành mục tiêu NTM trên địa bàn nghiên cứu.

Tỷ lệ tiết kiệm

Tỷ lệ tiết kiệm = Số nguồn lực thực chi Số nguồn lực kế hoạch

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt: chỉ tiêu này cho biết khả năng quản lý tốt CTMTQG xây dựng NTM.

Nâng cao thu nhập

Tỷ lệ tăng thu nhập = Thu nhập bình quân năm N Thu nhập bình quân năm N-1

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn xã, phản ánh hiệu quả quản lý CTMTQG xây dựng NTM.

Tăng vốn đầu tư huy động xây dựng NTM

Tỷ lệ tăng VĐT = Tổng vốn đầu tư năm N Tổng vốn đầu tư năm N-1

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn cho việc xây dựng NTM trên địa bàn xã. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động quản lý tốt.

Tỷ lệ số hộ thoát nghèo

Tỷ lệ số hộ thoát nghèo = Số hộ thoát nghèo Số hộ nghèo trên địa bàn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý CTMTQG xây dựng NTM. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt chứng tỏ hoạt động quản lý tốt.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

CỔ LŨNG HUYỆN PHÚ LƯƠNG

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Xã Cổ Lũng được xác định có tiềm năng phát triển kinh tế

với các đầu mối giao thông, thương mại và dịch vụ, trung tâm xã nằm cách trung tâm huyện lỵ của Phú Lương khoảng 11 km về phía nam. Tổng diện tích tự nhiên của xã Cổ Lũng là 1.682,69 ha. Xã được xác định là vùng trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)