Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, tăng cường tuyên truyền và vận động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 86)

5. Bố cục của đề tài

4.2.3. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, tăng cường tuyên truyền và vận động

động người dân tích cực tham gia xây dựng NTM

Là một xã còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, người dân có mức thu nhập trung bình. Bởi vậy, trình độ cán bộ xã Cổ Lũng cũng nhiều hạn chế. Nâng cao trình độ cán bộ và việc cấp bách để xã có thể thực hiện tốt các mục tiêu xây dựng NTM trong những năm gần đây.

Vận động cán bộ trên địa bàn xã tham gia các lớp học ngắn hạn, các lớp học tại khu vực thành phố như: liên thông, tại chức… Đây là cơ hội để cán bộ xã có thể hoàn thiện các văn bằng chứng chỉ của mình. Thông qua đó cán bộ có thể tiếp cận được khoa học kỹ thuật được nhanh hơn như: sử dụng các phần mềm chuyên dụng, áp dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc…

Với đội ngũ đã đạt chuẩn về trình độ thì xã cần bố trí thời gian, công việc để cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn của cấp trên về các lĩnh vực trong quá trình xây dựng NTM như: quy hoạch xây dựng, các thủ tục hành chính, xác định mục tiêu, hiểu rõ các tiêu chí cần thực hiện. Khi cán bộ hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình, từ đó các cán bộ có thể tuyên truyền và phổ biến kiến thức đối với người dân, để người dân thực hiện và làm theo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục. Các cán bộ của xã chủ yếu là những người đang sinh sống tại xã, để có thể tuyên truyền một cách rộng rãi thì trước hết các cán bộ cần tuyên truyền đến người nhà làng xóm hiểu rõ được các chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện, cách thức thực hiện… Đây là cơ hội để chính các cán bộ có thể gần người dân, nghe người dân tham gia và đóng góp ý kiến, cán bộ có thể tiếp thu, từ đó có những điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

Cần sự phối hợp các đoàn thể, hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền người dân. Sự tuyên truyền này cần có sự tham gia của nhiều cơ quan đoàn thể, các tổ chức để người dân hiểu và làm theo. Với nguồn lực từ ngân sách là có hạn, nhiều địa phương cần có sự đóng góp của doanh nghiệp và người dân. Chính vì vậy, để người dân hiểu và làm theo. Người dân thấy được lợi ích của chính bản thân, lợi ích của xã hội trong quá trình xây dựng NTM. Một trong những xu hướng hiện nay đó là hợp tác quốc tế và kêu gọi đầu tư từ bên ngoài. Cán bộ xã, địa phương cần có chủ chương đứng đắn, kế hoạch triển khai rõ ràng để có thể triển khai kết hợp với các sở ban ngành các phòng chức năng trong việc kêu gọi hợp tác quốc tế, triển khai các dự án phi chính phủ, dự án phi lợi nhuận, góp phần xây dựng CSVC cho địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)