Tăng cường chỉ đạo và thực hiện của ban quản lý nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 85)

5. Bố cục của đề tài

4.2.2. Tăng cường chỉ đạo và thực hiện của ban quản lý nông thôn mới

BQL NTM có vai trò chức năng rất quan trọng nhằm thực hiện tốt quá trình quản lý xây dựng NTM: vừa là đơn vị chỉ đạo cũng vừa là đơn vị thực hiện một số các chi tiêu. Do vậy các hướng dẫn, chỉ đạo là rất quan trọng.

a, Hướng dẫn chỉ đạo xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao hiệu quả thực hiện

Xây dựng kế hoạch là hoạt động rất quan trọng của quá trình quản lý thực hiện CTMTQG NTM. Kế hoạch tốt sẽ phát huy hiệu quả: thực hiện được đúng với chất lượng tốt các chỉ tiêu đề ra, huy động và sử dụng các nguồn lực được hiệu quả. Vậy, quá trình xây dựng kế hoạch là rất quan trọng, để làm được điều này cần thực hiện các việc như sau:

có những căn cứ để thực hiện những căn cứ này trước hết phải được tập hợp từ các kết quả đã được thực hiện trước đó và nguồn lực có thể huy động cho quá trình thực hiện, các dự báo về các ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Sau khi đã có những căn cứ để xây dựng kế hoạch, kế hoạch sẽ được phác thảo và đưa đến các bộ phận chức năng những đơn vị thực hiện kế hoạch để các đơn vị này xem xét cũng như có những góp ý để có thể sửa đổi, bổ sung cũng như điều chỉnh phương án thực hiện. Sau khi đã có những góp ý, kế hoạch cần được phê duyệt bởi ban xây dựng NTM của xã, trình lên UBND để xem xét đánh giá những góp ý và có những sửa đổi cần thiết.

Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Căn cứ vào tình hình phát triển của địa phương, căn cứ vào các nguồn lực có thể huy động… Việc xây dựng kế hoạch thực hiện NTM cần có chiến lược rõ ràng. Đối với kế hoạch dài hạn phải thể hiện được mục tiêu phát triển, phương hướng và cách thức để thực hiện các mục tiêu đề ra. Các mục tiêu dài hạn gắn liền với mục tiêu phát triển của xã và huyện. Đối với mục tiêu ngắn hạn cần được điều chỉnh phù hợp. Trong quá trình thực hiện: có nhiều yếu tố thay đổi, bởi vậy việc xây dựng kế hoạch cũng cần chi tiết cụ thể và linh hoạt nhằm đảm bảo việc thực hiện thắng lợi, phát huy được nguồn lực và sử dụng nguồn lực được hiệu quả. Với những chỉ tiêu mà có sự chênh lệch nhiều giữa mục tiêu dài hạn và kết quả thực hiện thì việc xây dựng kế hoạch cần phải thay đổi để phù hợp hơn.

c, Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện huy động vốn cho CTMTQG xây dựng nông thôn mới

Xác định rõ các công trình ưu tiên thực hiện trong từng giai đoạn: ban

chỉ đạo NTM của xã cần xác định mức độ ưu tiên trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn: mức độ ưu tiên được xác định ưu tiên cho các công trình thiết thực, phù hợp với thời gian và với nguồn lực thực hiện.

công trình, hạng mục công trình thực hiện tại mỗi thời điểm, tập trung nguồn vốn cho những công trình thiết yếu, tránh đầu tư giàn trải cũng như tránh tình trạng hao mòn theo thời gian, phát huy hiệu quả đầu tư cũng như tạo được động lực thực hiện các công trình đã được xác định.

Vấn đề công khai minh bạch cần được thực hiện nghiêm túc để có sự đóng góp ý kiến của người dân cũng như tham gia ý kiến xây dựng công trình. Bên cạnh đó, người dân có thể giám sát thực hiện của chính quyền địa phương, điều này giúp: bố trí vốn đầu tư đúng và đủ, thực hiện đúng quy trình, đúng thủ tục, tránh tình trạng nợ đọng, thất thoát vốn.

Xây dựng cơ chế linh hoạt để huy động nguồn lực với từng đối tượng cụ thể: trong quá trình xây dựng NTM tại xã Cổ Lũng vẫn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng được lồng ghép với các chương trình khác như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sạch nông thôn, chương trình phổ cập giáo dục… Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như phát triển của đời sống người dân thì nguồn ngân sách cần tập trung vào hai chương trình chủ yếu đó là xây dựng NTM và xóa đói giảm nghèo bền vừng. Phần tiếp theo, chính quyền địa phương cần ra soát đánh giá các tiêu chí để xác định nguồn vốn phù hợp, tăng cường nguồn vốn từ dân cư và tư nhân. Chính quyền địa phương cần tăng cường hỗ trợ các hộ dân, các doanh nghiệp về các thủ tục hành chính, tiếp cận thị trường mới cũng như được tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước để mở rộng sản xuất, tăng cường sản xuất kinh doanh như: hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ khoa học…

c, Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện Phát triển CSHT địa phương

CSHT là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế địa phương cũng như thu hút được các nguồn vốn khác. Điều này sẽ tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, cải thiện đời sống người dân.

là đường giao thông. Khi giao thông thuận lợi sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa nhất là các mặt hàng nông sản là thế mạnh của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn xã Cổ Lũng đa phần đã được cứng hóa bằng bên tông như nhiều chỗ được chưa thực mở rộng, nhiều chỗ mới chỉ trải thảm gạch nên cần phải nâng cấp sửa chữa. Trong những năm tới, xã vận động người dân tiếp tục đầu tư, sửa chữa và cải tạo đường thành 100% đường bê tông giúp đi lại dễ dàng. Với những tuyến giao thông huyết mạch cần mở rộng đường từ 2 đến 3 m chiều rộng để cho những xe có trọng tải lớn đi lại tốt hơn.

Điện nông thôn là một trong những nguồn đầu vào cho sản xuất hiện đại. Hiện nay, trên địa bàn xã đã có đủ điện 2 pha và 3 pha, chất lượng điện ổn định. Đáp ứng cho các loại máy móc hoạt động cho các ngành thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ… Nhưng bên cạnh đó, nguồn điện cũng cần nâng cấp một số đường điện trung thế và đường điện hạ thế, nâng cao công suất của nguồn điện, đảm bảo tính ổn định: tránh tình trạng mất điện thường xuyên hoặc cung cấp nguồn điện không đủ để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Công nghệ thông tin: với xu hướng phát triển hiện nay: sự phổ cập của

mạng internet và điện thoại thông minh, tin tức được cập nhật thường xuyên, nhiều kiến thức khoa học được truyền tải trên mạng. Chính vì vậy mà nhiều nông dân đã áp dụng công nghệ thông tin vào sản xuất. Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp…. đã áp dụng công nghệ thông tin vào bán hàng: bán hàng trực tuyến, giới thiệu hàng hóa và sản phẩm trên mạng, mua gian hàng trên mạng… Đây là cơ hội để người nông dân được tiếp cận với thị trường mới, nơi có khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, qua các cổng thông tin chính thức người dân có thể tìm hiểu các chính sách của nhà nước, các văn bản pháp luật… Từ đây người dân có thể đưa ra những quyết định trong đầu tư một cách nhanh chóng.

Y tế, giáo dục: tuy trên địa bàn xã có hệ thống các trường từ mầm non

đến trường trung học cơ sở, đây là điều kiện tốt để con em địa phương được học tập. Nhưng bên cạnh đó, còn ít các lớp học bồi dưỡng cho người lao động

mà trong đó xu hướng này ngày càng quan trọng. Thông qua các lớp học này người dân được tiếp cận khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, các nhà khoa học có thể trực tiếp trao đổi với người dân về các kiến thức, về kinh nghiệm để người dân hiểu hơn. Đối với các trường học cần tăng cường hơn nữa về CSVC: như thay thế các lớp học cấp 4 đã được xây dựng từ lâu, thay thế các trang thiết bị, đầu tư trang thiết bị mới như: bảng học, bàn ghế đúng quy chuẩn, hệ thống máy chiếu để áp dụng phương pháp giảng dạy mới. Đối với lĩnh vực y tế cần có nhiều thay đổi hơn nữa tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tuyên truyền người dân không sống khoa học tránh các dịch bệnh, làm tốt công tác dự phòng kiểm soát dịch bệnh, từng bước nâng cao chất lượng dân số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)