Nội dung quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 69)

5. Bố cục của đề tài

3.2. Thực trạng quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

3.2.1. Nội dung quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

thôn mới trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương

3.2.1. Nội dung quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương mới trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương

3.2.1.1. Công tác kế hoạch quản lý CTMTQG xây dựng NTM

* Kế hoạch về vốn thực hiện

Việc xây dựng kế hoạch có vai trò rất quan trong trong việc thực hiện CTMTQG, trong đó nhà nước có vai trò hướng dẫn và chỉ đạo, nguồn vốn thực hiện được huy động từ ngân sách nhà nước và nhân dân địa phương. Lập kế hoạch sẽ phân chia giai đoạn thực hiện, phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý, tập trung thực hiện các mục tiêu quan trọng tránh gây thất thoát lãng phí cho nhà nước.

Biểu đồ 3.1: Kế hoạch huy động vốn thực hiện chương trình

Nguồn: BQL NTM xã Cổ Lũng

Xã Cổ lũng vẫn là xã chủ yếu là nông nghiệp, đời sống người dân vẫn khó khăn nên để hoàn thành xây dựng NTM với nguồn vốn chính chủ yếu là từ ngân sách nhà nước chiếm trên 70%, số vốn còn lại là huy động từ các nguồn khác.

Đối với nguồn ngân sách trung ương sẽ được đầu tư vào các hạng mục xây dựng cơ bản như đường giao thông xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… Bên cạnh đó, chương trình NTM được thực hiện kết hợp với các CTMTQG khác như chương trình phòng chống tội phạm, chương trình dân số, chương trình kế hoạch hóa gia đinh, chương trình giảm nghèo… Dựa vào nguồn vốn thực hiện các chương trình này để hoàn thành các chỉ tiêu NTM. Đối với nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn doanh nghiệp và dân cư được sử dụng chủ yếu vào phát triển sản xuất kinh của dân cư, doanh nghiệp, nâng cao đời sống người dân. Thêm vào đó, các công trình như đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa thôn xóm, cải tạo nghĩa trang… được huy động một phần từ đóng góp của người dân để xây dựng CSHT.

* Kế hoạch thực hiện

Kế hoạch thực hiện có vai trò rất quan trọng, căn cứ vào kế hoạch các đơn vị chức năng sẽ đưa ra phương án, các thức cũng như kế hoạch huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.

0 5 10 15 20 25 30

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Vốn NSNN Vốn tín dụng Vốn doanh nghiệp

Bảng 3.3: So sánh kế hoạch và thực hiện một số mục tiêu XDNTM Đơn vị:% Đơn vị:% Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017

Giải ngân vốn Kế hoạch 90 92 95 2 3

Thực hiện 92 91 93 -1 2

Số chỉ tiêu vượt Kế hoạch 20 22 18 2 -4

Thực hiện 25 24 23 -1 -1

Tỷ lệ tiết kiệm

Kế hoạch 11 13 10 2 -3

Thực hiện 12 15 13 3 -2

Vượt thời gian Kế hoạch 12 15 14 3 -1

Thực hiện 13 12 15 -1 3

Nguồn: BQL NTM xã Cổ Lũng

Việc xây dựng kế hoạch là rất quan trọng vì đó là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nói chung và thực hiện kế hoạch nói riêng. Việc đạt và vượt kế hoạch đề ra là việc thực hiện xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, xem xét tốt các nguồn lực và khả năng thực hiện mục tiêu đó.

Cán bộ xã Cổ Lũng kết hợp với cán bộ các thôn xóm trên địa bàn xã đã tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện NTM. Được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân cũng như sự quyết tâm của lãnh đạo xã. Xã đặt mục tiêu đến năm 2020 xã trở thành xã NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên. Chính vì điều này các kế hoạch đặt ra luôn cao hơn so với chỉ tiêu xã NTM theo quyết định 1164-QĐUB nhân dân tỉnh Thái nguyên đưa ra chỉ tiêu xã NTM.

Bên cạnh như kết quả đạt được, xã luôn đề cao tính tiết kiệm và hiệu quả. Với nguồn lực có hạn, xã luôn quan tâm và giám sát việc thực hiện. Chính vì

vậy, xã đặt tỷ lệ tiết kiệm là trên 10%. Thời gian kế hoạch vượt trước mục tiêu cũng trên 12%.

3.2.1. 2. Chỉ đạo, giám sát, thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới tại xã Cổ Lũng

a, Chỉ đạo, giám sát, thực hiện quy hoạch về CTMTQG xây dựng NTM

Xã đã tiến hành lập quy hoạch tổng thể chung xây dựng NTM xã Cổ Lũng (theo mô hình NTM của Chính phủ) trình UBND huyện Phú Lương phê duyệt Đề án xây dựng NTM xã Cổ Lũng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2118/QĐ-UBND ngày 29/6/2015 của UBND huyện Phú Lương. Trên cơ sở Quy hoạch được phê duyệt xã tiến hành công bố triển khai để người dân được biết, làm cơ sở để thực hiện các tiêu chí.

Bảng 3.4: Tỷ lệ thực hiện tiêu chí Quy hoạch về xã NTM

Đơn vị:% Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017

Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng hạn

100 100 100 0 0

Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch

100 100 100 0 0

Nguồn: BQL NTM xã Cổ Lũng

Ban hành quy chế quản lý quy hoạch, rà soát, bổ sung, công bố quy hoạch; xây dựng quy hoạch chi tiết đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 các khu: khu trung tâm hành chính, trung tâm văn hóa, thể thao, khu sản xuất, khu chăn nuôi, khu dân cư, điểm công nghiệp, dịch vụ; quản lý nghĩa trang nhân dân…. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo đúng đề án xây dựng NTM đã được phê duyệt.

Lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2012, định hướng sử dụng đất đến năm 2030 trình HĐND xã ra Nghị quyết và được UBND huyện Phú Lương phê duyệt để công bố và triển khai ra dân.

- UBND xã lập quy chế quản lý quy hoạch xây dựng NTM xã Cổ Lũng đến năm 2020 và được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 8177/QĐ- UBND ngày 15 tháng 10 năm 2015.

b, Chỉ đạo, giám sát, thực hiện chỉ tiêu về hạ tầng kinh tế - xã hội * Đường giao thông

Trong những năm qua, chính quyền cán bộ xã và người dân địa phương đã có nhiều lỗ lực trong việc cải thiện và nâng cấp đường giao thông trên địa bàn xã nhằm cải thiện điều kiện đi lại của người dân cũng như tăng cường khả năng giao thông liên lạc để người dân có thể mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập.

Bảng 3.5: Tỷ lệ thực hiện theo tiêu chí đường giao thông theo chuẩn xã NTM

Đơn vị:% Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017 Đường trục xã, liên xã 100 100 100 0 0 Đường trục thôn, xóm 60 66,2 68,3 6,2 2,1 Đường ngõ xóm 52,1 54,7 57,9 2,6 3,2 Đường trục chính nội đồng 51,2 52,4 53,6 1,2 1,2 Nguồn: BQL NTM xã Cổ Lũng

Chính quyền và người dân địa phương đã tích cực trong việc cải tạo nâng cấp các tuyến đường phục vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân: tuyến đường trục xã có tổng số 7 Km bao gồm đường quốc lộ 37 và quốc lộ 3 đã được nhựa hóa 100%, đảm bảo đi lại. Đối với đường trục thôn xóm tổng số chiều dài là 18 Km đã được cứng hóa bằng bê tông đạt tiêu chuẩn. Trong quá trình thực hiện,

nhiều hộ dân đã sẵn sàng hiến đất để nắm đường cho thẳng và mở rộng đường đi lại cho nhân dân. Đối với đường ngõ xóm cũng đã được cứng hóa bằng bê tông hoặc đã giải gạch đảm bảo không bị lầy lội vào các mùa mưa. Người dân và chính quyền xã đã chung tay góp sức xây dựng đường. Trong quá trình đổ bê tông đường thôn xóm, ngoài số tiền được nhà nước cấp cho, chính quyền địa phương đã kêu gọi nhân dân đóng góp thêm bằng tiền và công sức. Chính vì vậy tính đến năm 2018 tỷ lệ đạt tiêu chuẩn lên đến 57,9%, số đường còn lại đang được tiếp tục hoàn thiện trong các năm tiếp theo.

* Thủy lợi

Là vùng nông nghiệp nên vấn đề thủy lợi luôn được xã quan tâm nhằm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Bằng các biện pháp tích cực mà thủy lợi trên địa bàn xã đã có nhiều thay đổi tích cực. Số diện tích được tưới tiêu ngày càng tăng lên, năng suất cây trồng bởi vậy cũng tăng cao.

Bảng 3.6: Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi theo chuẩn xã NTM

Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017

Đầu tư mới Tr.đồng 421 356 376 -65 20 Sửa chữa nâng cấp Tr.đồng 102 112 105 10 -7 Diện tích được tưới tiêu Ha 475 574 673 99 99

Nguồn: BQL NTM xã Cổ Lũng

UBND xã đã kết hợp với người dân địa phương tiến hành sửa chữa 2 hồ đập, đây là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Xã cũng đã đầu tư mới 2 hệ thống tự động bơm nước, cải tạo 2 trạm bơm để phục vụ sản xuất. Thêm vào đó, hằng năm xã kết hợp với các thôn xóm, các đội bắt nước ruộng đồng tiến hành sửa chữa những mương dẫn nước. Hầu hết số mương dẫn nước đã được xây dựng kiên cố, điều này đã giúp giảm thất

thoát nước. Hằng năm xã cũng tiến hành xây dựng mương mới để diện tích tưới tiêu được nhiều hơn: năm 2016 số mương xây dựng là 890 m, năm 2017 là 1,3 km và năm 2018 là 732m mương. Chính vì vậy, diện tích tưới tiêu đã tăng lên đáng kể năm 2016 chỉ là 475 ha đến năm 2018 con số này là 673 ha. Không chỉ phục vụ tưới tiêu cho vùng trồng lúa, trồng mầu, hệ thống mương tưới trên địa bàn xã cũng đã vươn tới các vùng trồng chè, đây cũng là loại cây đem lại thu nhập khá cao cho người dân địa phương với các loại chè chất lượng cao như: chè đinh, chè cành, chè trung du…

* Điện

Cuộc sống ngày càng hiện đại, điện là nguồn đầu vào quan trọng cho cuộc sống thường ngày cũng như trong quá trình sản xuất. Hệ thống điện tại xã Cổ Lũng cũng đã được nâng cao đảo bảo các tiêu chí cho xã NTM.

Bảng 3.7: Tình hình thực hiện tiêu chí điện theo chuẩn xã NTM

Đơn vị % Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017 Hệ thống điện đảm bảo an toán 100 100 100 0 0 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn

100 100 100 0 0

Nguồn: BQL NTM xã Cổ Lũng

Hiện nay, việc sử dụng điện trên địa bàn xã Cổ Lũng thông qua hợp tác xã điện Cổ Lũng, Công ty điện Phú Lương bán điện cho hợp tác xã và hợp tác xã tiến hành bán và phân phối điện. Nhằm cải thiện hệ thống điện trên địa bàn xã, hợp tác xã đã tiến hành vay vốn của WB đầu tư mới và nâng cấp hơn 49.861 m đường điện hạ thế và tiến hành thay thế 2.300 công tơ điện điện từ. Các trạm biến áp cũng được kiểm tra thường xuyên nên ít xảy ra sự cố điện, đảm bảo an toàn cũng như liên tục cung cấp điện. Tính đến cuối năm 2018 trên địa bàn xã

có 12 trạm biến áp cung cấp cho trên 2690 hộ, hệ thống dây điện đã được thay bằng dây bọc an toàn. Tại các trục đường liên thôn, xóm cũng đã có điện hành lang chiếu sáng, đảm bảo an ninh an toàn cho người dân đi lại vào ban đêm. Hợp tác xã cũng thường xuyên kiểm tra, vận hành đúng quy trình: an toàn về điểu đi dây, an toán nối dây, an toàn cách điện….

* Trường học

Hiện nay trên địa bàn xã có 4 trường học đó là có 2 trường tiểu học, 1 trường mầm non và 1 trường trung học cơ sở. Tính đến năm 2018 cả 4 trường đều đạt chuẩn quốc gia. Do nhu cầu về chất lượng học tập ngày càng cao, nhà trường đã có xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cấp CSVC để nâng cao điều kiện học tập.

Bảng 3.8: Đầu tư nâng cao các trường học

Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017

Đầu tư mới T.đồng 3,1 4,2 3,8 1,1 -0,4 Nâng cấp, sửa chữa T.đồng 1,6 1,8 1,5 0,2 -0,3 Diện tích phòng học/học sinh 𝑚2 1,7 1,8 2,0 0,1 0,2 Nguồn: BQL NTM xã Cổ Lũng

Hằng năm, nhà trường tiến hành sửa chữa nâng cấp các phòng học ngày càng tốt hơn, không còn tình trạng thiếu phòng học và phải học 2 ca. Nhà trường cũng đầu tư trang thiết bị dạy và học đảm bảo yêu cầu của nhà trường đạt chuẩn quốc gia.

Năm 2017: đầu tư xây mới 8 phòng học trung học cơ sở, 2 phòng học trường tiểu học, chỉnh sửa lại nhà hiệu bộ, đầu tư trang thiết bị mới như bàn ghế đạt chuẩn, hệ thống chiếu sáng và sân tập thể dục cho các cháu. Đến năm 208, trường mầu mon đã xây thêm 01 phòng âm nhạc với diện tích 70 m2, tại các phòng đều được trang bị máy tính để các cháu được học tập tốt hơn. Sân

chơi cũng được đầu tư mới với nhiều trang thiết bị vui chơi. Đối với trường trung học cơ sở nhà trường cũng đã tiến hành mua và thay thế 10 máy chiếu, sửa chữa sân tập thể dục và sửa chữa các bàn ghế hỏng không sử dụng được.

* CSVC văn hóa

Tính đến cuối năm 2016 xã đã đạt chỉ tiêu xã NTM như xã có nhà văn hóa nhà đa năng, có khu vui chơi cho trẻ em và người cao tuổi, tại các thôn xóm đều có nhà văn hóa. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động cũng như nâng cao đời sống người dân về văn hóa, giải trí. Xã cũng đã thường xuyên đầu tư, nâng cấp các cơ sở văn hóa này.

Đơn vị: triệu đồng

Biểu đồ 3.2: Đầu tư CSVC văn hóa trên địa bàn xã Cổ Lũng

Nguồn: BQL NTM xã Cổ Lũng

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng đầu tư nhà văn hóa thôn xóm chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2016 xã tiến hành đầu tư sửa chữa 03 nhà văn hóa, năm 2017 sửa chữa 03 nhà văn hóa và 2018 sửa chữa 02 nhà văn hóa. Nguồn vốn đầu tư cho các nhà văn hóa xóm ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tại các xóm cũng đã huy động đóng góp của người dân, đóng góp của con em thành đạt xa quê, các nhà hảo tâm các doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc cải tạo CSVC các nhà văn hóa này. Tại các điểm vui chơi cho trẻ em và người cao tuổi, xã có quy hoạch không

0 20 40 60 80 100 120

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Đầu tư nhà văn hóa, hội trường….

Đầu tư khu vui chơi, giải trí

gian 840 m2, được đầu tư như cầu trượt, đu quay, tập thể dục… năm 2016 đầu tư 54 triệu đồng, năm 2017 đầu tư là 60 triệu đồng và năm 2018 số tiền đầu tư là 43 triệu đồng. Đây là nơi sinh hoạt cũng như vui chơi của trẻ em trên địa bàn, người cao tuổi có thể tập thể dục, giao lưu văn hóa tại khu vực này.

* Thông tin và truyền thông

Theo như quyết định 1164 của UBND tỉnh Thái Nguyên về bộ tiêu chí xã NTM thì xã Cổ Lũng với tiêu chí này đạt xã NTM: xã có 01 bưu điện văn hóa xã, 01 điểm phục vụ internet công cộng, 18/18 xóm sử dụng các dịch vụ internet, 01 trạm truyền thanh không dây tại trung tâm, 38 cụm loa phát FM để tiếp song đài phát thanh. Xã cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành công việc.

Bảng 3.9: Tình hình thông tin và truyền thông

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017 Tỷ lệ hộ sử dụng internet 30 33 35 3 2 Tỷ lệ hộ nghe được truyền

thanh 96 97 98 1 1 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thoại di

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)