Quan điểm, mục tiêu tăng cường quản lý chương trình mục tiêu quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 80)

5. Bố cục của đề tài

4.1. Quan điểm, mục tiêu tăng cường quản lý chương trình mục tiêu quốc gia

ĐỊA BÀN XÃ CỔ LŨNG, HUYỆN PHÚ LƯƠNG

4.1. Quan điểm, mục tiêu tăng cường quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gia xây dựng nông thôn mới

4.1.1. Quan điểm

Phát huy vai trò của nhân dân trong quá trình xây dựng NTM: Trong giai

đoạn đầu, khi mà CSHT chưa phát triển, đời sống người dân còn nhiều khó khăn thì nguồn vốn nhà nước là chủ đạo. Khi nền kinh tế đi lên, đời sống người dân được cải thiện cần phát huy vai trò của nhân dân đóng góp về sức người, sức của để quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu và làm theo: công tác

tuyên truyền cần có sự kết hợp của nhiều cơ quan chức năng, nhiều đối tượng tham gia để người dân hiểu, người dân sẵn sàng làm theo những định hướng của nhà nước. Tuyên truyền người dân các chính sách pháp luật, tuyên truyền người dân sinh sống vệ sinh an toàn. Thêm vào đó là từ bỏ các tập tục lạc hậu, khuyến khích người dân học tập nâng cao kiến thức.

Xây dựng NTM gắn liền với mở rộng sản xuất kinh doanh, gắn liền với nâng cao đời sống người dân. Nhà nước tập trung xây dựng CSHT địa phương,

hỗ trợ người dân các thủ tục pháp lý, tiếp cận thị trường mới… Đây là cơ hội để người dân địa phương sẵn sàng mở rộng sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá sản phẩm đến với thị trường nhất là các mặt hàng nông sản là thế mạnh của địa phương.

Công khai minh bạch, tạo lòng tin của nhà dân. Quá trình xây dựng NTM

cần có sự góp sức của nhân dân, người dân ủng hộ cả tiền và công sức để quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện cần phải công

khai minh bạch để người dân hiểu cũng như phát hiện các sai phạm của những cán bộ thiếu trách nhiệm, kém nghiệp vụ chuyên môn.

4.1.2. Mục tiêu

Dựa trên các nguồn lực có thể huy động, dưa trên sự đoàn kết của người dân địa phương trong quá trình xây dựng NTM, xã Cổ Lũng cũng đã đưa ra những mục tiêu cụ thể của quá trình quản lý, xây dựng NTM được tốt hơn:

- Phấn đấu đến năm 2020 xã trở thành xã NTM kiểu mẫu.

- Tăng cường huy động nguồn vốn từ dân cư và tư nhân chiếm từ 30% đến 40% trong tổng số vốn đầu tư vào chương trình quốc gia NTM. Thêm vào đó tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai nhiều chương trình dự án nhằm cải thiện hệ thống CSHT cho người dân, tận dụng các nguồn hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận quốc tế.

- Nâng cao thu nhập người lao động lên 45 triệu đồng/ năm, trong đó thu nhập của người lao động trong các hợp tác xã, tổ hợp tác đạt 50 triệu/ năm.

- Bên cạnh việc nâng cao thu nhập cho người lao động thì giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững xuống còn 2,9%.

- Người dân được hưởng thụ các dịch vụ công cộng một cách tốt nhất, góp phần bảo vệ sức khỏe, thuận lợi trong quá trình tiếp nhận các thông tin, đặc biệt là giá cả thị trường, dịch bệnh, dự báo thời tiết….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)