Đầu tư nâng cao các trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017

Đầu tư mới T.đồng 3,1 4,2 3,8 1,1 -0,4 Nâng cấp, sửa chữa T.đồng 1,6 1,8 1,5 0,2 -0,3 Diện tích phòng học/học sinh 𝑚2 1,7 1,8 2,0 0,1 0,2 Nguồn: BQL NTM xã Cổ Lũng

Hằng năm, nhà trường tiến hành sửa chữa nâng cấp các phòng học ngày càng tốt hơn, không còn tình trạng thiếu phòng học và phải học 2 ca. Nhà trường cũng đầu tư trang thiết bị dạy và học đảm bảo yêu cầu của nhà trường đạt chuẩn quốc gia.

Năm 2017: đầu tư xây mới 8 phòng học trung học cơ sở, 2 phòng học trường tiểu học, chỉnh sửa lại nhà hiệu bộ, đầu tư trang thiết bị mới như bàn ghế đạt chuẩn, hệ thống chiếu sáng và sân tập thể dục cho các cháu. Đến năm 208, trường mầu mon đã xây thêm 01 phòng âm nhạc với diện tích 70 m2, tại các phòng đều được trang bị máy tính để các cháu được học tập tốt hơn. Sân

chơi cũng được đầu tư mới với nhiều trang thiết bị vui chơi. Đối với trường trung học cơ sở nhà trường cũng đã tiến hành mua và thay thế 10 máy chiếu, sửa chữa sân tập thể dục và sửa chữa các bàn ghế hỏng không sử dụng được.

* CSVC văn hóa

Tính đến cuối năm 2016 xã đã đạt chỉ tiêu xã NTM như xã có nhà văn hóa nhà đa năng, có khu vui chơi cho trẻ em và người cao tuổi, tại các thôn xóm đều có nhà văn hóa. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động cũng như nâng cao đời sống người dân về văn hóa, giải trí. Xã cũng đã thường xuyên đầu tư, nâng cấp các cơ sở văn hóa này.

Đơn vị: triệu đồng

Biểu đồ 3.2: Đầu tư CSVC văn hóa trên địa bàn xã Cổ Lũng

Nguồn: BQL NTM xã Cổ Lũng

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng đầu tư nhà văn hóa thôn xóm chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2016 xã tiến hành đầu tư sửa chữa 03 nhà văn hóa, năm 2017 sửa chữa 03 nhà văn hóa và 2018 sửa chữa 02 nhà văn hóa. Nguồn vốn đầu tư cho các nhà văn hóa xóm ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tại các xóm cũng đã huy động đóng góp của người dân, đóng góp của con em thành đạt xa quê, các nhà hảo tâm các doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc cải tạo CSVC các nhà văn hóa này. Tại các điểm vui chơi cho trẻ em và người cao tuổi, xã có quy hoạch không

0 20 40 60 80 100 120

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Đầu tư nhà văn hóa, hội trường….

Đầu tư khu vui chơi, giải trí

gian 840 m2, được đầu tư như cầu trượt, đu quay, tập thể dục… năm 2016 đầu tư 54 triệu đồng, năm 2017 đầu tư là 60 triệu đồng và năm 2018 số tiền đầu tư là 43 triệu đồng. Đây là nơi sinh hoạt cũng như vui chơi của trẻ em trên địa bàn, người cao tuổi có thể tập thể dục, giao lưu văn hóa tại khu vực này.

* Thông tin và truyền thông

Theo như quyết định 1164 của UBND tỉnh Thái Nguyên về bộ tiêu chí xã NTM thì xã Cổ Lũng với tiêu chí này đạt xã NTM: xã có 01 bưu điện văn hóa xã, 01 điểm phục vụ internet công cộng, 18/18 xóm sử dụng các dịch vụ internet, 01 trạm truyền thanh không dây tại trung tâm, 38 cụm loa phát FM để tiếp song đài phát thanh. Xã cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)