Các hình thức xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 70)

Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017 Nhắc nhở Tr.hợp 4 3 5 -1 2 Xử lý kinh tế Tr.đồng 123 213 0 90 -213 Phạt Tr.đồng 2 2,1 0 0,1 -2,1 Nguồn: BQL NTM xã Cổ Lũng

Các cơ quan chức năng đã chỉ ra được các sai phạm và tiến hành xử lý kịp thời. Đối với những vi phạm lần đầu ít nghiệm trọng có thể nhắc nhở và hướng dẫn để thực hiện đúng. Đối với các sai phạm lớn đều được xử lý kịp thời: thanh tra tỉnh cũng đã phát hiện chăn nuôi lợn sinh sản đầu tư tương đối lớn nhưng trong quá trình nuôi nhiều con giống bị chết, chưa đem lai hiệu quả kinh tế. Một số khoản mục chi sai mục đích như sai trong chi làm đường giao thông 45 triệu đồng, chi sai trong cải tạo nhà văn hóa 32 triệu đồng, chi sai trong việc thực hiện cấp phát giống cây trồng được sở nông nghiệp triển khai dự án cây ăn quả, cấp phân bón cho người dân. Chi hỗ trợ người nghèo sai mục đích 16 triệu đồng…

3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý CTMTQG xây dựng nông thôn mới nông thôn mới

a, Chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong quá trình xây dựng NTM, Đảng và Nhà nước có vai trò hướng dẫn và chỉ đạo việc quyết tâm thực hiện chương trình. Với nguồn lực là ngân sách nhà nước, bên cạnh đó là hành lang pháp lý để khuyến khích vận động các thành phần khác tham gia thực hiện. Với hành lang pháp lý tốt, điều này giúp quá trình thực hiện thắng lợi và ngược lại cần phải điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)