Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Tình hình sử dụng đất và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
4.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Hòa Bình
4.2.1.1. Hệ thống tổ chức
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình
Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình, (2016) - Hệ thống tổ chức QLNN về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình được thể hiện qua sơ đồ 4.2 dưới đây:
Sơ đồ 4.2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai thành phố Hòa Bình
Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình, (2016) Thành ủy,
UBND thành phố
Đảng ủy, UBND xã, phường
Hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức được giao sử dụng đất Phòng Tài nguyên và Môi trường Cán bộ địa chính Văn phòng ĐK QSDĐ CHỦ TỊCH, CÁC PHÓ CHỦ TỊCH Phòng Nội vụ Văn phòng HĐND&UBND Phòng TN&MT Phòng Quản lý đô
thị Phòng Kinh tế Phòng Tài chính- Kế hoạch
Phòng Lao động- thương bính- XH
Phòng Văn hóa-
Thông tin Phòng Dân tộc
Phòng Giáo dục &
đào tạo Phòng Y tế Phòng Tư pháp
Thanh tra thành phố
Bộ máy quản lý đất đai của thành phố gồm 2 cấp: cấp thành phố gồm Thành ủy; UBND thành phố; Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Cấp xã, phường gồm Đảng ủy, UBND xã, phường và cán bộ địa chính của 15 xã, phường (sơ đồ 4.2). Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận này như sau:
- Thành ủy và UBND các cấp: chỉ đạo, quản lý, giám sát các bộ phận chuyên môn thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường:
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hòa Bình, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nước các lĩnh vực: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý và tổ chức, biên chế và cộng tác của UBND thành phố, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (VPĐK QSDĐ) là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện việc đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất và chỉnh lý thống nhất biến động về sử dụng đất và tài sản gắn liến với đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Đội ngũ cán bộ phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố tính đến thời điểm năm 2016 gồm có 53 người trong đó:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố gồm có 18 cán bộ công chức, viên chức (trong đó có 04 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, 06 viên chức, 08 hợp đồng lao động); Văn phòng đăng ký QSDĐ gồm 09 người; Cán bộ địa chính xã, phường gồm 26 người, được bố trí đều trên 15 phường xã, được thể hiện chi tiết Bảng 4.6. Cơ bản cán bộ có trình độ đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn 15 phường, xã.
Bảng 4.6. Đội ngũ cán bộ phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai