Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường
3.1.4.1. Thuận lợi
- Thành phố Hòa Bình có vị trí thuận lợi là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh và cũng là trung tâm phát triển của vùng Tây Bắc. Đồng thời cũng nằm trong vùng chiến lược phát triển không gian của vùng Hà Nội có QL6 chạy qua.
- Khí hậu ở các khu vực có địa hình thấp và trung bình vào mùa đông ít lạnh thường ẩm ướt nên có điều kiện để phát triển nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng gồm: sông Đà, hồ Hòa Bình, các suối nhỏ xen kẽ giữa các núi cao, đồi núi thấp và thung lũng bằng phẳng tạo nên một địa hình, địa mạo đẹp, tuy bị chia cắt song có nhiều thay đổi, thuận lợi cho việc tổ chức không gian cảnh quan một đô thị lý tưởng. Hơn thế, trên mặt địa hình còn có đa dạng sinh học, nhiều khu sinh thái, hang động... thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật đang có điều kiện phát triển tạo động lực như công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm dịch vụ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã, đang và sẽ phát triển.
- Thành phố là nơi tập trung nguồn nhân lực dồi dào có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại.
- Công tác quản lý và bảo vệ môi trường được quan tâm chú trọng, chất lượng môi trường (môi trường đất, nước, không khí, xử lý chất thải...) nhìn chung tương đối tốt. Ô nhiễm môi trường chủ yếu là do nước thải, khí thải của hầu hết các cơ sở sản xuất, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ và khu dân cư trên địa bàn thành phố... tuy nhiên đã cơ bản được kiểm soát nên giảm thiểu được sự ô nhiễm.
3.1.4.2. Những khó khăn và hạn chế
- Kinh tế đô thị thấp, cơ sở sản xuất chưa tạo được động lực để phát triển, đời sống dân cư còn nghèo; tiềm năng chưa được khơi dậy.
- Mặt bằng đô thị là vùng thung lũng, nhiều nơi trũng ngập và độ dốc lớn, đất xây dựng hạn chế, hạ tầng đô thị chưa đạt tiêu chuẩn phải đầu tư nhiều, sức hấp dẫn đô thị yếu.
- Không gian đô thị bị chia cắt bởi địa hình sông ngòi, đồi núi. Hiện trạng các khu chức năng đô thị chưa hoàn chỉnh, chưa khai thác hết ưu đãi của thiên nhiên.
- Nguồn tài chính đô thị hạn hẹp, kêu gọi đầu tư bên ngoài còn hạn chế, do vậy mức độ đô thị hóa chưa tương xứng với vị thế đô thị.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm so với tiến độ vẫn tiếp diễn, tình trạng lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng đất, chuyển mục đích trái pháp luật còn phức tạp và chậm được khắc phục.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, công tác quản lý và sử dụng đất của thành phố Hòa Bình còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Vì vậy tôi chọn thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình làm địa bàn nghiên cứu. Đề tài chọn ra 3 phường, xã bao gồm: phường Phương Lâm, phường Thịnh Lang và xã Sủ Ngòi.
- Phường Phương Lâm: phường trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của thành phố Hòa Bình. Các cơ quan Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh và hầu hết các Sở ban ngành của Tỉnh đều đóng trên địa bàn phường.
- Phường Thịnh Lang: nằm ở Trung tâm thuộc bờ trái sông Đà, trước đây là xã Thịnh Lang, năm 2003 được nâng cấp thành phường Thịnh Lang, Thành phố Hoà Bình, là phường duy nhất của Thành phố không có đồi núi, đất lâm nghiệp.
- Xã Sủ Ngòi: là một trong 6 xã nằm ở ngoại vi Thành phố thuộc bờ phải sông Đà.
Ba điểm được chọn làm điểm nghiên cứu là các điểm đặc trưng cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố và từ đó việc quản lý Nhà nước về đất đai có những khó khăn và phức tạp riêng.
đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình, nghiên cứu lựa chọn các đối tượng khảo sát gồm:
+ Cán bộ quản lý nhà nước về đất đai cấp thành phố, cấp phường, xã; + Hộ nông dân.
3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
3.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Nghiên cứu chủ yếu được sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, những báo cáo, nghị quyết Trung ương đảng, Bộ NN & PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, những nghiên cứu trước đây trong vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai.
Thu thập các số liệu thứ cấp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, các phòng ban có liên quan của thành phố gồm các số liệu: Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương như các báo cáo thống kê, kiểm kê, báo cáo tổng hợp về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, của các xã, phường được chọn làm điểm nghiên cứu.
3.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài, tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn các cán bộ thuộc các cơ quan cấp thành phố, cấp xã, phường và các chủ hộ trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
- Đối với cán bộ cấp thành phố, cấp phường, xã
Đề tài tham vấn và lấy ý kiến thông qua bảng câu hỏi với các cán bộ với số lượng 14 người, trong đó:
+ Cán bộ cấp thành phố: 05 người, gồm 02 cán bộ lãnh đạo thành phố và 03 cán bộ nghiệp vụ, tham vấn về giải pháp tăng cường công tác QLNN về đất đai.
+ Cán bộ cấp xã, phường: 09 người (03 người/1 xã) gồm: 06 cán bộ lãnh đạo xã và 03 cán bộ địa chính.
- Đối với các chủ hộ
Công tác thu thập thông tin từ các hộ dân ở 3 xã, phường trên tổng số 17 phường, xã trên địa bàn thành phố được tiến hành một cách ngẫu nhiên thông qua bảng câu hỏi dành riêng cho chủ hộ.
Tiến hành chọn ngẫu nhiên 60 hộ đang sử dụng đất, thuộc 03 xã, phường đã được chọn (20 hộ/1 xã, phường), lấy ý kiến các hộ về quá trình triển khai các nội dung QLNN về đất đai.
Như vậy tổng số phiếu điều tra phục vụ công tác thu thập thông tin cho đề tài là 74 phiếu. Trong đó:
+ Phiếu dành cho cán bộ cấp thành phố, xã, phường là: 14 (phiếu).
+ Phiếu phỏng vấn các chủ hộ (3 xã phường, mỗi xã, phường 20 hộ): 60 (phiếu).
Nội dung của phiếu điều tra gồm những thông tin cơ bản sau:
- Thông tin chung về đặc điểm quản lý đất đai tại thành phố Hòa Bình. - Đất đai và tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của thành phố Hòa Bình và các xã, phường: phường Phương Lâm, phường Thịnh Lang và xã Sủ Ngòi.
- Các nội dung điều tra được xây dựng cụ thể và phục vụ cho việc đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Hòa Bình.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: Sử dụng để thống kê các loại đất hiện nay trên địa bàn và thống kê về sự biến động các loại đất và tình hình quy hoạch đất đai, quản lý từng loại đất đai trên địa bàn… các chỉ tiêu cần thiết liên quan đến quản lý hiệu quả nguồn đất.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp dùng để so sánh các chỉ tiêu về sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình ở các thời điểm khác nhau nhằm chỉ ra sự biến động trong sử dụng đất. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh cũng dùng để phản ánh sự khác biệt trong nhận thức, đánh giá của từng đối tượng được khảo sát về vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn trong thời gian qua.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng đất đai
- Diện tích từng loại đất;
- Diện tích từng đơn vị, đối tượng sử dụng, quản lý đất; - Biến động tăng, giảm diện tích sử dụng đất.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ: Số lượng cán bộ tốt nghiệp trình độ trên Đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.
3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình:
+ Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý đất đai;
+ Các chỉ tiêu về công tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
+ Các chỉ tiêu về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; + Các chỉ tiêu về công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi;
+ Các chỉ tiêu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấ: mức độ hài lòng của người dân về quy trình, thủ tục cấp GCN QSDĐ;
+ Số lượng vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. + Số trường hợp vi phạm quy định về sử dụng đất đai.
+ Số lượng chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được điều chỉnh hàng năm;
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố.
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng về thủ tục và giải quyết khiếu nại tố cáo về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thời gian cấp GCN QSDĐ.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH 4.1.1. Tình hình sử dụng đất tại thành phố Hòa Bình
4.1.1.1. Diện tích đất đai theo mục đích sử dụng
Số liệu hiện trạng sử dụng đất 2016 là số liệu thống kê năm 2015 đã được điều chỉnh biến động đến 31/12/2016; tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hòa Bình là 14.373,35 ha, chiếm 3,13% diện tích tự nhiên của tỉnh Hòa Bình.
Diện tích các loại đất đưa vào sử dụng cho các mục đích 14.102,88 ha, chiếm 98,12%, diện tích đất chưa sử dụng: 270,47 ha chiếm 1,88%. Trong đó:
- Đất nông nghiệp diện tích 10.692,22 ha, chiếm 74,39% tổng diện tích tự nhiên thành phố;
- Đất phi nông nghiệp diện tích 3.410,66 ha, chiếm 23,73% diện tích tự nhiên thành phố;
- Đất chưa sử dụng có diện tích 270,47 ha, chiếm 1,88% tổng diện tích tự nhiên thành phố.
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích đất đai thành phố Hòa Bình năm 2016
a. Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp 10.692,22 chiếm 74,39% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, tập trung chủ yếu ở các xã: Yên Mông (2.047,93 ha), Hòa Bình (1.876,98 ha), Thống Nhất (1.437,94 ha), Trung Minh (1,173,75 ha)…phường Thái Bình có nhiều diện tích nhất với 872,37 ha, phường Đồng Tiến có ít diện tích đất nông
nghiệp nhất với 83,78 ha.
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 10.692,22 100,0 1.1 Đất trồng lúa LUA 788,58 7,38
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 635,23 5,94
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 288,62 2,70
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.103,78 10,32
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 3.063,05 28,65
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 8,02 0,08
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 5.229,31 48,91
1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 210,86 1,97
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hòa Bình, (2016) - Đất trồng lúa có 788,58 ha, chiếm 7,38% diện tích đất nông nghiệp;
- Đất trồng cây hàng năm khác có 288,62 ha, chiếm 2,70% diện tích đất nông nghiệp;
- Đất trồng cây lâu năm có 1.103,78 ha, chiếm 10,32% diện tích đất nông nghiệp;
- Đất rừng phòng hộ có 3.063,05 ha, chiếm 28,65% diện tích đất nông nghiệp, tập trung tại các xã Thái Thịnh, Yên Mông, Hòa Bình và tại phường Thái Bình.
- Đất rừng đặc dụng có 8,02 ha, chiếm 0,08% diện tích đất nông nghiệp tập trung tại xã Thái Thịnh.
- Đất rừng sản xuất có 5.229,31 ha, chiếm 48,91% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu tại xã Hòa Bình, Thống Nhất, Yên Mông.
- Đất nuôi trồng thủy sản có 210,86 ha, chiếm 1,97% diện tích đất nông nghiệp.
b. Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp 3.410,66 ha chiếm 23,73% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên các địa bàn xã, phường như: Thái Thịnh, Trung Minh, phường Tân Thịnh, Hữu Nghị.
- Các phường có tỷ lệ đất phi nông nghiệp có tỷ lệ cao như cao: Phường Thịnh Lang (70,17%), phường Tân Thịnh (61,57%)…xã có tỷ lệ cao như: xã
Thái Thịnh (43,82%). Địa bàn có tỷ lệ đất phi nông nghiệp so với tự nhiên thấp bao gồm xã Hòa Bình (5,49%), xã Thống Nhất (9%) và phường Thái Bình (9,37%).
- Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016 như sau (Bảng 4.2):
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.410,66 100,0
2.1 Đất quốc phòng CQP 99,09 2,91
2.2 Đất an ninh CAN 20,09 0,59
2.3 Đất khu công nghiệp SKK 22,47 0,66
2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 76,6 2,25
2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 122,08 3,58 2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã DHT 1.457,87 42,74
2.7 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 1,21 0,04
2.8 Đất danh lam thắng cảnh DDL 13,74 0,40
2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 26,83 0,79
2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 282,88 8,29
2.11 Đất ở tại đô thị ODT 375,36 11,01
2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 55,19 1,62
2.13 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 14,83 0,43
2.14 Đất cơ sở tôn giáo TON 6,07 0,18
2.15 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa táng NTD 69,10 2,03
2.16 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 6,03 0,18
2.17 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 11,4 0,33
2.18 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 12,14 0,36
2.19 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,23 0,01
2.20 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 737,45 21,62 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hòa Bình, (2016) - Đất quốc phòng: có 99,09 ha chiếm 2,91% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó có nhiều trên các địa bàn xã, phường: Thái Thịnh (48,29 ha), Trung Minh (8,38 ha), Phương Lâm (8,58 ha).
- Đất khu công nghiệp: có 22,47 ha tương ứng với 0,66% diện tích đất phi nông nghiệp, toàn khu công nghiệp bờ trái Sông Đà nằm trên địa bàn phường Hữu Nghị.
- Đất thương mại dịch vụ: Có 76,60 ha, chiếm 2,25% diện tích đất phi nông nghiệp. Những công trình thương mại dịch vụ tiêu biểu như: nhà hàng, khách sạn (Sông Đà), trung tâm thương mại (AP Plaza..)…
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có 122,08 ha chiếm 3,58% diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích này chủ yếu sử dụng cho các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố như: dệt (thổ cẩm), thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa, sản xuất rượu cần…
- Đất phát triên hạ tầng có 1.457,87 ha, chiếm 42,74% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích này sử dụng vào các mục đích: đất giao thông, đất thủy lợi, đất cơ sở văn hóa, đất cơ sở thể dục thể thao, đất cơ sở giáo dục đào tạo, đất chợ,...
- Đất có di tích lịch sử văn hóa có 1,21 ha chiếm 0,04% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất danh lam thắng cảnh có 13,74 ha chiếm 0,4% diện tích đất phi