Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
4.3.2. Bộ máy quản lý và nguồn nhân lực quản lý đất đai của địa phương
Bộ máy tổ chức là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến QLNN về đất đai. Tổ chức tốt bộ máy QLNN về đất đai giúp thực thi và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hiệu quả công việc được nâng cao.
Hiện nay, bộ máy QLNN về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình được tổ chức bố trí, vận hành tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề hạn chế như trong công tác phối hợp giải quyết công việc giữa các cấp còn chưa được thường xuyên, còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau; công tác bố trí luân chuyển cán bộ còn một số điểm chưa hợp lý khiến cho hiệu quả công việc còn thấp. Tình trạng buông lỏng quản lý ở cấp cơ sở (nhất là đối với đơn vị xã) gây ảnh hưởng đến QLNN về đất đai trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, năng lực, thái độ, phẩm chất đạo đức của cán bộ là yếu tố quan trọng dẫn đến hiệu quả và được coi như một yêu cầu tiên quyết nhất trong QLNN về đất đai. Đó là cán bộ có năng lực chuyên môn tổng hợp, nắm vững được các quy định của pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, nhiệt tình trong công việc và có thái độ cư xử đúng mực, không có thái độ cửa quyền, sách nhiễu giải quyết các thủ tục cho người sử dụng đất.
Kết quả thăm dò ý kiến người dân về năng lực cán bộ làm quản lý đất đai trên địa bàn thành phố hiện nay (thể hiện chi tiết tại bảng 4.28) bao gồm: tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc; mức độ giải quyết công việc; thực hiện tuyên truyền pháp luật về đất đai; trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong giải quyết tranh chấp đất đai.
Bảng 4.28. Kết quả thăm dò, lấy ý kiến người dân về năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai
Diễn giải Đánh giá Tốt (phiếu) Tỷ lệ (%) Không tốt (phiếu) Tỷ lệ (%)
1. Tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc 50 83,33 10 16,67
2. Mức độ giải quyết công việc 48 80,00 12 20,00
3. Thực hiện tuyên truyền pháp luật về đất đai 54 90,0 6 10,0 4. Trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật đất đai 52 86,67 8 13,33
5. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong giải
quyết tranh chấp đất đai 55 91,67 5 8,33
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017) - Theo đánh giá có 83,33% người được phỏng vấn cho rằng tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc của cán bộ là tốt; 16,67% người được phỏng vấn cho rằng là không tốt (như không nhiệt tình với công việc, sự tận tâm với công việc cũng như những ứng xử với người dân trong quá trình làm việc còn kém).
- Về mức độ giải quyết công việc: có 80% người được phỏng vấn cho rằng là giải quyết công việc tốt, chỉ còn 20% người được phỏng vấn cho rằng là không tốt;
- Về thực hiện tuyên truyền pháp luật về đất đai: có 90% người được phỏng vấn cho rằng công tác này là tốt, còn 10% người dân được hỏi cho là chưa tốt.
- Về trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai: có 86,67% người được phỏng vấn cho rằng công tác này thực hiện tốt; còn 13,33% người được phỏng vấn đánh giá là chưa tốt.
- Về việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong giải quyết tranh chấp đất đai: có đến 91,67% người được phỏng vấn cho rằng công tác này thực hiện tốt, còn lại 8,33% người được phỏng vấn đánh giá là chưa tốt.
Đánh giá năng lực giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình qua phiếu điều tra, thăm dò ý kiến người dân cho thấy đa phần các cán bộ đếu đáp ứng được nội dung công việc, có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều công việc chưa thực hiện tốt, lúng túng khi gặp những vụ việc có tính chất phức tạp, năng lực một số
những công việc có liên quan đến cơ chế chính sách, gây ảnh hưởng đến công tác QLNN về đất đai của địa phương.