Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai
4.4.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị tại địa phương. Qua nghiên cứu tình hình quản lý, sử dụng đất tại thành phố Hòa Bình, trên cơ sở những ưu điểm và hạn chế cần phải có những giải pháp cụ thể sau đây:
4.4.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai dụng đất đai
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai:
Thứ nhất, đồng bộ giữa các luật có liên quan đến đất đai như Luật đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Thuế sử dụng đất, Bộ luật Dân sự, Luật Khiếu nại - tố cáo... Luật phải đảm bảo tính ổn định, không nên ôm đồm, không phân ra quá nhiều loại đất, quá nhiều loại đối tượng với các nhóm quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau, không đưa vào luật các nội dung quản lý mang tính kỹ thuật (như quy hoạch, thống kê đất đai, xây dựng hồ sơ địa chính…).
Thứ hai, đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất thuộc mọi thành phần kinh tế, bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ đối với từng chủ thể, bình đẳng giữa nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất, coi mọi đối tượng sử dụng đất đều là nhà đầu tư (kể cả các hộ nông dân).
Thứ ba, đổi mới chính sách quản lý tài chính về đất đai như giá đất, thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Thứ tư, giảm sự can thiệp vào thị trường đất đai bằng các biện pháp hành chính.
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về đất đai
Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng và ý thức việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, cũng như giáo dục ý thức bảo vệ đất đai. Mục tiêu của thành phố trong thời gian tới cần triển khai:
+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật đất đai ở các xã, phường thông qua tiểu phẩm hài, vui nhộn, dễ hiểu, dễ làm để tuyên truyền trong thôn, xóm, nâng cao hiểu biết về pháp uật đất đai cho nhân dân.
+ Ban hành các tài liệu, văn bản dưới dạng xách tay, nhỏ gọn và tính minh họa cao để người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp thu các kiến thức pháp luật. Việc phổ biến các tài liệu này có thể thông qua các trưởng thôn, xóm, phát về cho từng người dân trong các cuộc thi tìm hiểu,…
+ Hướng dẫn các bước thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, như quy định về chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất,... Niêm yết quy định, hướng dẫn tại các địa điểm công cộng và cơ quan thực thi nhằm tạo điều kiện cho người dân rõ hơn trong khi đi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.
+ Các cơ quan đơn vị có liên quan, báo, đài của thành phố lập kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp với tùng nội dung và điều kiện thực tế của địa phương, phát hiện và đưa ra công luận các vi phạm, hành vi nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai,...