Đánh giá chung về tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 97 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình

4.2.13. Đánh giá chung về tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố

thành phố Hòa Bình giai đoạn 2014-2016

Trong giai đoạn 2014-2016, tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã có bước chuyển biến tích cực, các hoạt động quản lý sử dụng đất đã dần đi vào nề nếp và có hiệu quả. Diện mạo của thành phố được thay đổi theo chiều hướng tích cực; ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện cả vật chất lần tinh thần, tạo nên diện mạo mới của thành phố trong tương lai xanh sạch về môi trường, hiện đại về kiến trúc, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh việc quản lý sử dụng đất đã làm được còn có những hạn chế nhất định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, thời gian tới cần có điều chỉnh, định hướng hợp lý hơn.

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Hòa Bình trong giai đoạn 2014-2016, đưa ra một số nhận xét chung như sau:

4.2.13.1. Những kết quả đạt được

- Bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay của thành phố không ngừng được tăng cường và hoàn thiện. Lực lượng cán bộ chuyên môn phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay tương đối đạt yêu cầu về QLNN.

- Công tác quản lý đất đai của thành phố được thực hiện theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành. Các văn bản pháp luật về đất đai được ban hành kịp thời và chỉ đạo cụ thể đến các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân giúp người sử dụng đất hiểu và thực hiện nghiêm túc theo đúng pháp luật.

- Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính, ranh giới hành chính của thành phố được xác định ổn định, không có tranh chấp.

làm căn cứ bước đầu nâng cao hiệu quả quản lý đất đai của địa phương. Công tác xác định giá đất kịp thời đã góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, hoàn thành công tác giao đất, đấu giá QSDĐ của nhiều dự án trên địa bàn thành phố.

- Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Thành phố đã và đang không ngừng thực hiện các mục tiêu đề ra trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất đầu kỳ 2010-2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hoàn thành sớm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do tỉnh đề ra và quy hoạch theo ngành, chương trình, dự án, quy hoạch các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị, khu du lịch cũng đã được thực hiện tương đối đồng bộ.

- Về công tác thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất: Thành phố đã sớm hoàn thành việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định theo nghị định 64 NĐ/CP của Chính phủ. Hàng năm, thực hiện thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất với diện tích hàng ngàn ha sử dụng vào mục đích chuyên dùng, phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

- Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố có nhiều tiến bộ. UBND thành phố đã quan tâm, thực hiện dân chủ, công khai, đảm bảo tiến độ đề ra.

- Công tác thống kê đất được thực hiện đều đặn, đầy đủ hàng năm theo luật định. Số liệu được cập nhật hàng năm, phản ánh tình hình sử dụng đất và biến động quỹ đất, phục vụ hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố.

- Công tác thanh tra đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất. Thành phố thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra nhằm chấn chỉnh các tồn tại về quản lý đất đai.

4.2.13.2. Những tồn tại và hạn chế

- Đội ngũ cán bộ, công chức một số còn thiếu kinh nghiệm trong xem xét, giải quyết những công việc có liên quan đến cơ chế chính sách. Biên chế cho quản lý nhà nước còn thiếu, điều kiện về phòng làm việc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Hệ thống Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành ban hành còn chậm, thiếu đồng bộ, thống nhất; thay đổi, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần tạo ra không ít

khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Chất lượng, số lượng, tinh thần thái độ làm việc của một số cán bộ xã, phường còn chưa cao làm ảnh hưởng chung đến thời gian giải quyết công việc của thành phố.

- Các thủ tục hành chính hiện nay vẫn còn hết sức rườm rà, phức tạp gây cản trở các quan hệ đất đai trong xã hội, cản trở người sử dụng đất khai thác sử dụng đất có hiệu quả để phát triển kinh tế.

- Một số nhiệm vụ được UBND thành phố giao tham mưu thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa cao, quá trình triển khai thực hiện kế hoạch còn phải tham gia thực hiện nhiều nhiệm vụ phát sinh của thành phố giao (tham gia thanh tra, kiểm tra, họp, phối hợp với các sở ngành của tỉnh, tham gia hội đồng định giá với Tòa án, Chi cục thi hành án...) trong khi biên chế được giao quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ nên rất khó khăn cho công tác điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước.

- Hiện trạng, nguồn gốc sử dụng đất trên địa bàn phức tạp, đặc biệt là khu vực bờ trái sông Đà. Tình trạng sử dụng đất sai mục đích tại một số địa bàn phường, xã vẫn còn xảy ra.

- Công tác tham mưu thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa được thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện và uốn nắn khi được giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư còn chưa được thường xuyên, nhiều trường hợp sau khi được giao đất, cho thuê đất, chậm đầu tư xây dựng cơ bản để đưa vào khai thác sử dụng đất.

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong thời gian qua, các cấp đã có nhiều cố gắng trong khâu giải quyết. Tuy nhiên, về số lượng có giảm nhưng mức độ phức tạp lại có xu hướng tăng.

4.2.13.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đất đai nhìn chung quá nhiều và phức tạp, văn bản còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau, dẫn đến một số cán bộ còn hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa cập nhật thường xuyên chế độ chính sách dẫn đến áp dụng các quy định của pháp luật chưa phù hợp trong thực thi nhiệm vụ.

Việc tổ chức thực thi luật tại địa phương chưa tốt. Các quy định của nhà nước về thủ tục hành chính đã phức tạp, rườm rà, nhưng khi về thực hiện tại địa phương lại còn rườm rà hơn nữa.

Công tác quản lý đất đai trên địa bàn một số xã, phường không chặt chẽ, còn né tránh, chưa cương quyết trong xử lý vi phạm, các tồn tại cũ không được giải quyết dứt điểm gây vi phạm kéo dài.

Biên chế làm công tác quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường còn thấp, năng lực chuyên môn chưa đồng đều, khối lượng công việc quá lớn; quản lý lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, hệ thống Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành ban hành còn chậm; thay đổi, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần tạo ra không ít khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Tinh thần, thái độ, ý thức chấp hành nội quy, quy chế làm việc của một số cán bộ công chức, viên chức chưa cao; sự phối hợp và triển khai nhiệm vụ của một số phường, xã còn chậm chưa kịp thời.

Việc luân chuyển cán bộ địa chính xã, phường thường xuyên làm ảnh hưởng đến việc theo dõi nắm bắt về nguồn gốc sử dụng đất, tình hình quản lý sử dụng đất tại cơ sở.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa thực sự tốt, chưa phát huy hết tinh thần làm chủ cũng như sức mạnh khối đại đoàn kết của các tổ chức như: Mặt trận tổ quốc, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên... cũng như đông đảo quần chúng nhân dân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch QLĐĐ và giám sát thực hiện QLNN về đất đai. Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hình thức, công khai quy hoạch, lấy ý kiến đóng góp của người dân, còn mang tính hình thức đối phó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)