Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến chất lượng chè xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè trung du búp tím tại phú thọ (Trang 60)

Công thức

Ngoại hình Màu nước Hương Vị

Tổng điểm Nhận xét Nhận xét Điểm Nhận xét Điểm Nhận xét Điểm Nhận xét Điểm CT1 (Đ/C) Xanh lục sáng, lộ bồm vàng 4,0 Xanh vàng, loãng 3,8 Thơm nhẹ 4,0 Chát dịu, có hậu, xít nhẹ 4,1 16,00 Khá

CT2 Xoăn xanh, đều cánh 4,1 Vàng sáng 4,0 Hương đặc trưng nhẹ 4,1 Chát hơi xít 4,0 16,22 Khá

CT3 Xoăn xanh, đều cánh 4,1 Vàng sáng 4,1 Có hương thơm đặc trưng 4,2 Chát hơi đậm 4,1 16,52 Khá

Về hương: Khi đánh giá chất lượng chè xanh, chỉ tiêu mùi vị là quan trọng nhất. Các công thức tham gia thí nghiệm có mùi hương đạt từ 4,0 điểm - 4,2 điểm. Trong đó công thức 3 có hương thơm đặc trưng và đạt 4,2 điểm.

Xét về vị của sản phẩm chè xanh ở công thức 3 và công thức 1 có số điểm bằng nhau đều đạt 4,2 điểm do có vị chát dịu, có hậu đặc trưng của sản phẩm, khá hài hòa giữa mùi và vị.

Qua theo dõi đánh giá, do có điểm hương vị cao hơn các công thức khác nên công thức 3 có tổng điểm cao nhất đạt 16,52 điểm, nguyên nhân là do bón tỷ lệ N,P,K hợp lý, có tăng hàm lượng kali đã làm tăng chất lượng chè thành phẩm. Thấp nhất là công thức 1 (Đ/C) đạt 16,0 điểm do có điểm thành phần thấp hơn.

4.1.9. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của tỷ lệ bón N,P,K cho chè Trung Du búp tím Du búp tím

Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng để xác định sự đầu tư hay thay thế một biện pháp kỹ thuật tác động so với biện pháp hiện hành. Vì mục đích chính của việc đầu tư hay thay thế là lợi nhuận (hiệu quả kinh tế) mang lại cao hay thấp. Trong thực tế, có những biện pháp kỹ thuật tác động tốt đến sinh trưởng của cây trồng tuy nhiên hiệu quả kinh tế không cao thì không được áp dụng vào thực tiễn mà chỉ mang tính chất nghiên cứu và ngược lại nếu biện pháp kỹ thuật hiệu quả kinh tế cao thì khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Vì thế, khi đưa ra một kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất để thuyết phục được người sản xuất ứng dụng cần phải so sánh được hiệu quả của nó so với kỹ thuật đang dùng.

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức bón tỷ lệ N,P,K khác nhau thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của các công thức bón tỷ lệ N,P,K khác nhau Công thức Tổng chi phí sản xuất nguyên liệu (1000đ) Trong đó Tổng thu Lợi nhuận (1000đ) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí (%) Công lao động (1000đ) Vật tư (1000đ) Năng suất (tấn/ha) Tổng giá trị thu từ nguyên liệu (1000đ) CT1(Đ/C) 74.903 45.000 29.903 5,86 117.200 42.297 56,5 CT2 77.256 45.000 32.256 6,03 120.600 43.344 56,1 CT3 76.237 45.000 31.237 6,26 125.200 48.963 64,2 CT4 78.590 45.000 33.590 6,12 122.400 43.810 55,7

Ghi chú: Đạm Ure Hà Bắc: 9.000đ Công lao động: 150.000đ/công Lân :4.000đ Giá bán: 20.000đ/ kg chè tươi Kali: 9.000đ Giá phân chuồng: 700.000đ/tấn

Qua bảng 4.8 cho thấy, các công thức phân bón khác nhau thì chi phí sản xuất nguyên liệu khác nhau, công thức 4 có chi phí sản xuất nguyên liệu/ha cao nhất, thấp nhất là công thức 1 (Đ/C). Tổng chi phí sản xuất biến động giữa các công thức chủ yếu do biến động về chi phí vật tư chăm sóc.

Với giá nguyên liệu giống chè Trung Du búp tím tại Phú Thọ là 20.000đ/kg, tổng thu ở công thức 3 (125.200.000đ/ha) đạt cao nhất, sau đó là công thức 4 (122.400.000đ/ha), thấp nhất là công thức 1 (117.200.000đ/ha).

Tuy mức đầu tư cao hơn công thức đối chứng, nhưng do bón cân đối tỷ lệ N,P,K đã làm cho mật độ búp của công thức 3 cao hơn các công thức còn lại, kéo theo năng suất lớn hơn. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu được ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn công thức đối chứng. Trong đó công thức 3 đạt cao nhất (48.963.000 đồng), sau đó là công thức 4 (43.810.000 đồng), thấp nhất là công thức 1 (42.297.000 đồng).

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Vũ Cao Thái (1996), việc sử dụng phân bón cân đối là tiền đề duy trì năng suất cao và tiết kiệm phân bón. Sử dụng phân bón không cân đối có thể dẫn tới thoái hóa đất và suy giảm sức sản xuất của đất. Mục tiêu của sử dụng phân bón cân đối là tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, hiệu chỉnh sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng của cây trồng mà đất thiếu, duy trì, cải thiện độ phì nhiêu của đất.

4.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG BÓN BỔ SUNG

MgSO4 VÀ ĐẬU TƯƠNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG

CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM

4.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành

Thân cây là cơ quan nối liền các hoạt động của bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất. Thân cây làm nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá xuống rễ và vận chuyển dinh dưỡng khoáng từ rễ lên lá. Sự tăng trưởng chiều cao cây là do sự sinh trưởng của cành lá. Thân cành sinh trưởng cân đối, số lượng mầm đỉnh phân hoá nhiều là cơ sở cho năng suất cao. Nếu thân cây sinh trưởng kém, số lượng cấp cành ít, làm giảm mật độ và khối lượng búp do đó sẽ làm giảm năng suất.

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nương chè, nó phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng của cây. Chiều cao cây thay

đổi tùy từng giống, kỹ thuật canh tác, chế độ thâm canh, điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, địa hình... Ngoài ra nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu hái. Nếu chiều cao cây quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc thu hái làm năng suất lao động thu hái giảm.

Chiều rộng tán là một chỉ tiêu phản ánh năng suất của nương chè, nó được tạo nên từ thân và cành chè. Qua đó nó phản ảnh mức độ rộng, hẹp của không gian chứa búp. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật như trồng đúng mật độ, điều chỉnh cành hợp lý... có thể nâng cao chiều rộng tán. Từ đó làm tăng số lượng búp và là cơ sở cho việc nâng cao năng suất. Mặt khác tán rộng tạo không gian thông thoáng về ánh sáng tạo điều kiện thuận lợi cho búp chè sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng lượng búp, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh. Mức tăng trưởng chiều rộng tán chè hợp lí sẽ dẫn tới số lượng mầm phân hóa nhiều, khối lượng búp lớn là cơ sở cho năng suất cao.

Chiều cao cây và chiều rộng tán chè sinh trưởng tốt còn biểu hiện khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây tốt và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Theo dõi ảnh hưởng của liều lượng bổ sung MgSO4 và đậu tương đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành

Công thức Chiều cao

cây (cm) Chiều rộng tán (cm) Dày tán (cm) Đường kính gốc (cm) CT1(Đ/C) 84,68 91,62 15,33 5,08 CT2 86,34 95,28 16,28 5,22 CT3 86,77 96,51 17,81 5,54 CT4 89,53 98,06 18,63 5,78 LSD0,05 3,62 2,83 3,04 0,81 CV% 9,1 7,5 8,9 6,9

Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy,các công thức bón phân khác nhau thì các chỉ tiêu sinh trưởng như: Chiều cao cây, chiều rộng tán, dày tán và đường kính gốclà khác nhau và có chiều hướng tăng dần từ công thức 1 đến công thức 4.

Chỉ tiêu chiều cao cây: Các công thức phân bón khác nhau cho chiều cao cây biến động từ 84,68cm - 89,53 cm. Trong đó công thức 4 có chiều cao cây lớn

nhất (89,53cm) cao hơn so với công thức 1 (84,68) ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 2 (86,34 cm), công thức 3 (86,77 cm) có chiều cao cây cao hơn công thức 1 nhưng mức độ sai khác không có ý nghĩa.

Chỉ tiêu chiều rộng tán là một trong những chỉ tiêu chi phối năng suất búp chè, cây chè tán rộng thì diện tích thu búp nhiều, năng suất sẽ cao. Kết quả cho thấy chiều rộng tán giữa các công thức phân bón có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng (LSD0,05=2,83). Công thức 4 có chiều rộng tán lớn nhất, sau đó là công thức 3 (96,51 cm) và công thức 2 (95,28 cm), thấp nhất là công thức 1 (91,62 cm).

Chỉ tiêu dày tán: Với 4 công thức phân bón khác nhau cho thấy độ dày tán dao động từ 15,33 cm đến 18,63 cm. Trong đó công thức 4 (18,63 cm) có độ dày tán cao hơn công thức 1 (15,33 cm) ở mức độ sai khác có ý nghĩa (LSD0,05=3,04). Công thức 2 (16,28 cm) và công thức 3 (17,81 cm) có độ dày tán cao hơn công thức 1 nhưng mức độ sai khác không có ý nghĩa. Độ dày tán thấp nhất là công thức 1 đạt 15,33cm. Nguyên nhân có thể do công thức 1 bón phân chuồng + NPK (3:1:2), trong khi đó công thức 4 đã bổ sung thêm MgSO4 + đậu tương ngâm đã làm độ dày tán cao hơn các công thức còn lại.

Chỉ tiêu đường kính gốc: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến đường kính gốc là khác nhau, dao động từ 5,08 cm đến 5,78 cm. Các công thức phân bón đều có đường kính gốc cao hơn công thức đối chứng nhưng sai khác không có ý nghĩa (LSD0,05=0,81). Trong đó công thức 4 ( 5,78 cm) có đường kính gốc lớn nhất, thấp nhất là công thức 1 đạt 5,08 cm.

Như vậy, khi bón phân ở các công thức khác nhau thì công thức 4 có cho chỉ tiêu sinh trưởng là cao hơn các công thức còn lại. Do công thức 3 có sự kết của các yếu tố đạm, lân, kali theo tỷ lệ (3:1:2), kết hợp bón bổ sung MgSO4 và đậu tương ngâm một cách hợp lý nên đã thúc đẩy cây chè sinh trưởng mạnh điều này đồng nghĩa với khả năng cây chè cho nhiều đợt cành sinh trưởng, cho nhiều búp tiền đề cho năng suất cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Huang and He (2005), cho rằng bón bổ sung kali và MgSO4 có hiệu quả tốt đến sinh trưởng cây chè so với chỉ sử dụng nitơ và photpho, đã thúc đẩy sinh trưởng, tăng số lượng lá. Đỗ Văn Ngọc (2012), cũng cho rằng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương ngâm có tác dụng tốt sinh trưởng chè.

4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến sinh trưởng lá chè trưởng lá chè

Diện tích lá là một trong những chỉ tiêu chính phản ánh tiềm năng cho năng suất và chất lượng chè. Diện tích lá chè đặc trưng cho từng giống nên chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi đặc điểm di truyền tuy nhiên bón phân có tác động cải thiện diện tích lá theo hướng có lợi tạo tiền đề để cây cho năng suất cao, chất lượng tốt. Theo dõi ảnh hưởng của liều lượng bổ sung MgSO4và đậu tương đến sinh trưởng lá chè được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4 và đậu tương đến sinh trưởng lá chè

Công thức Chiều dài lá

(cm) Chiều rộng lá (cm) Diện tích lá(cm2/lá) Hệ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) CT1(Đ/C) 7,34 3,21 16,49 3,64 CT2 8,61 3,01 18,14 3,72 CT3 7,63 3,62 19,33 3,77 CT4 8,87 3,82 23,72 3,85 LSD0,05 0,37 0,32 2,09 0,45 CV% 3,3 4,7 5,4 6,0

Qua bảng 4.10 cho thấy, ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng lá chè là khác nhau. Chiều dài lá giữa các công thức dao động từ 7,34 cm đến 8,87 cm. Trong đó công thức 4 có chiều dài lá lớn nhất đạt 8,87 cm, thấp nhất là công thức 1 đạt 7,34 cm. Công thức 4 và công thức 2 đều có chiều dài lá cao hơn công thức 1 (Đ/C) ở mức độ sai khác có ý nghĩa (LSD0,05= 0,37). Chiều dài lá của công thức 3 và công thức 1 (Đ/C) có sự chênh lệch nhưng không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Điều này cho thấy công thức bón kết hợp cả MgSO4 và đậu tương làm cây sinh trưởng tốt, kích thước lá lớn tiền đề cho năng suất cao.

Chiều rộng lá giữa các công thức dao động từ 3,21 cm đến 3,82 cm. Công thức 4 (3,28 cm) có chiều rộng lá lớn nhất, tiếp đến là công thức 3 (3,62 cm) đều cao hơn công thức 1 (3,21 cm) và công thức 2 (3,01 cm) ở mức độ sai khác có ý nghĩa (LSD0,05 = 0,32).

Diện tích lá: Theo Hadfied (1968), cho rằng chỉ số diện tích lá của những giống chè thông thường từ 3 cm2/lá đến 4 cm2/lá và của những giống chè có thế lá đứng là 5 cm2/lá đến 7 cm2/lá. Giống chè Trung Quốc chỉ số diện tích lá cao hơn, có khả năng trồng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ và cho năng suất cao hơn kiểu giống Assam. Kết quả trình bày tại bảng 4.10 cho thấy, diện tích lá giữa các công thức bón phân có sự chênh lệch, dao động từ 16,49

cm2/lá đến 23,72 cm2/lá. Công thức 4 có diện tích lá lớn nhất (23,72 cm2/lá) lớn hơn 3 công thức còn lại ở mức độ sai khác có ý nghĩa (LSD0,05=2,09).

Hệ số diện tích lá ở các công thức khác nhau đều khác nhau. Hệ số diện tích lá giữa các công thức thí nghiệm giao động từ 3,64 m2 lá/m2 đấtđến 3,85m2 lá/m2 đất, trong đó cao nhất là công thức 4đạt 3,85 m2 lá/m2 đất, tiếp đến là công thức 3 với 3,77 m2 lá/m2 đất, công thức 1 (Đ/C)có hệ số diện tích láthấp nhất là 3,64 m2 lá/m2 đất. Các công thức thí nghiệm đều có hệ số diện tích lá có sự chênh lệch so với công thức đối chứng nhưng không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.

4.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến tốc độ sinh trưởng búp chè độ sinh trưởng búp chè

Trong quá trình sinh trưởng búp cây chè sinh trưởng búp không liên tục, mà sinh trưởng thành các đợt sinh trưởng và ngừng sinh trưởng xen kẽ lẫn nhau. Các nhà khoa học Trung Quốc, Việt Nam khi nghiên cứu về sinh trưởng búp chè đều thống nhất rằng, hàng năm trong điều kiện tự nhiên cây chè có từ 3 đến 5 đợt sinh trưởng búp, trong điều kiện có đốn, hái búp thì số đợt sinh trưởng búp có thể tăng lên nhiều, tuỳ theo từng kỹ thuật hái.

Hàng năm, cây chè bắt đầu sinh trưởng búp vào mùa xuân, ra hoa, kết quả và kết thúc sinh trưởng búp vào mùa đông, khi nhiệt độ, lượng mưa giảm thấp. Tùy thuộc vào giống và các biện pháp kỹ thuật tác động như bón phân, tưới nước,... có thời gian sinh trưởng búp khác nhau.

Tốc độ sinh trưởng của búp chè là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, đây là yếu tố quyết định đến lứa hái và thời gian hái. Nó ảnh hưởng rất lớn của điều kiện khí hậu thời tiết, kỹ thuật canh tác (nước, dinh dưỡng) và giống chè, trong đó điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất. Tuy nhiên, trong cùng điều kiện canh tác thì yếu tố dinh dưỡng có tác động rõ rệt nhất đến tốc độ sinh trưởng búp. Nghiên cứu tốc độ sinh trưởng búp của các công thức phân bón, thu được số liệu Hình 4.2.

Qua kết quả Hình 4.2, các công thức thí nghiệm khác nhau có tốc độ sinh trưởng búp cao hơn so với công thức đối chứng.

Giai đoạn đầu (0 đến 15 ngày) tốc độ sinh trưởng búp chậm chỉ dao động trong khoảng kích thước 1,21 cm - 1,35 cm/5 ngày. Nguyên nhân, một mặt do yếu tố di truyền mặt khác do ảnh hưởng của điều kiện khô hạn, cây chè sinh trưởng kém tốc độ sinh trưởng búp chậm.

Giai đoạn (15 đến 25 ngày) tốc độ sinh trưởng búp mạnh hơn dao động trong khoảng kích thước 1,81 cm – 2,07 cm/5 ngày tăng so với giai đoạn (0 đến 15 ngày) và giữa các công thức có sự biến động.

Giai đoạn (25 đến 35 ngày) tốc độ sinh trưởng búp mạnh nhất dao động trong khoảng kích thước 3,59 cm – 4,63 cm/5 ngày.

Qua tốc độ sinh trưởng búp, công thức 4 có xu hướng cao hơn so với các công thức còn lại, do đó công thức 4 hoàn thành đợt sinh trưởng sớm hơn các công thức khác tạo tiền đề cho năng suất cao hơn.

Hình 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến tốc độ sinh trưởng búp chè vụ hè

4.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè trung du búp tím tại phú thọ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)