Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè trung du búp tím tại phú thọ (Trang 45 - 46)

cành giống chè Trung Du búp tím

Sản phẩm thu hoạch của chè là búp và lá non, do vậy muốn cho cây có năng suất cao trước hết phải tạo cho cây sinh trưởng khỏe. Thân cành (bộ khung tán) tốt và hợp lý sẽ làm tiền đề cho cây phát triển nhiều mầm, từ đó có thể cho năng suất và đặc biệt nếu mầm sinh trưởng tốt sẽ tạo nên trọng lượng búp lớn vì vậy năng suất cao hơn. Chiều cao cây và rộng tán chè sinh trưởng tốt còn biểu hiện khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây tốt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Kết quả theo một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành được thể hiện tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành

Công thức Chiều cao

cây (cm) Chiều rộng tán (cm) Dày tán (cm) Đường kính gốc (cm) CT1(Đ/C) 81,76 89,25 14,57 5,96 CT2 86,57 94,33 17,58 6,12 CT3 88,43 95,17 18,52 6,35 CT4 84,55 91,11 16,08 6,06 LSD0,05 2,61 2,17 1,55 0,37 CV% 8,9 9,8 7,5 13,6

Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy, các công thức bón tỷ lệ N,P,K khác nhau cho chỉ tiêu sinh trưởng thân cành khác nhau. Công thức 3 cho các chỉ tiêu sinh trưởng lớn nhất, cao hơn công thức 1(Đ/C) ở giới hạn sai khác có ý nghĩa.

Chỉ tiêu chiều cao cây giữa các công thức dao động từ 81,76 cm đến 88,43 cm. Các công thức thí nghiệm đều có chiều cao cây cao hơn công thức đối chứng(CT1) ở giới hạn sai khác có ý nghĩa (LSD0,05=2,61). Công thức 3 có chiều cao cây lớn nhất đạt 88,43 cm, tiếp đến là công thức 2 và 4 có chiều cao cây lần lượt là 86,57 cm và 84,55 cm, thấp nhất là công thức 1 (81,76 cm).

Chỉ tiêu chiều rộng tán: Các công thức phân bón đều lớn hơn công thức đối chứng (CT1). Chiều rộng tán giữa các công thức dao động từ 89,25 cm –

95,17 cm. Công thức 2, công thức 3 chiều rộng tán đều có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức 1. Công thức 4 có sự chênh lệch nhưng không có ý nghĩa so với công thức 1. Trong đó, công thức 3 có chiều rộng tán lớn nhất (95,17 cm), lớn hơn so với công thức 1 (89,25 cm) ở giới hạn sai khác có ý nghĩa (LSD0,05=2,17).

Độ dày tán phản ánh mức độ sinh trưởng của cây chè trong mỗi giống, trong đó các công thức thí nghiệm cùng giống, độ dày tán phụ thuộc mức độ thu hái búp nhiều lứa hay ít lứa, thu hái nhiều lần để lại bộ lá chừa ít, tán sẽ mỏng và ngược lại. Trên các công thức thí nghiệm cho thấy độ dày tán dao động từ 14,57 cm – 18,52 cm. Trong đó, công thức 2 và công thức 3 có độ dày tán cao hơn công thức 1 (Đ/C) ở mức ý nghĩa 95%. Giữa công thức 1 và công thức 4 độ dày tán có sự khác nhau nhưng mức độ sai khác không có ý nghĩa. Công thức 3 có độ dày tán đạt cao nhất (18,51 cm), thấp nhất là công thức 1 (Đ/C) đạt 14,57 cm.

Chỉ tiêu đường kính gốc, các công thức phân bón cho đường kính gốc dao động từ 5,96 cm đến 6,35 cm. Công thức 3 (6,35 cm) có đường kính gốc lớn nhất, cao hơn so với công thức 1 (5,96 cm) ở mức độ sai khác có ý nghĩa (LSD0,05=0,37). Công thức 2, công thức 4 có đường kính gốc lớn hơn công thức 1 nhưng sai khác không có ý nghĩa.

Như vậy, bón tỷ lệ N,P,K khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng. Trong đó công thức 3 cho các chỉ tiêu sinh trưởng cao cây, rộng tán, rày tán và đường kính gốc đạt cao nhất. Điều đó chứng tỏ sự kết hợp của các yếu tố đạm, lân, kali theo tỷ lệ hợp lý, đã có sự tác động tích cực tới sinh trưởng, là tiền đề cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè trung du búp tím tại phú thọ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)