Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4và đậu
4.2.6. Ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4và đậu tương đến mật độ
độ sâu hại chính
Một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất của cây trồng nói chung và cây chè nói riêng là sâu bệnh hại. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển dẫn đến mức độ tác hại càng nghiêm trọng hơn.
Chè bị gây hại chủ yếu là do tác nhân sâu hại. Thành phần sâu hại chính trên chè bao gồm: Rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ và bọ xít muỗi. Mỗi loài sâu hại sống và gây hại ở những bộ phận khác nhau chủ yếu là lá và búp non với những mật độ khác nhau. Mật độ sâu hại là chỉ tiêu phản ánh mức độ nhiễm sâu bệnh và gây hại trên cây chè.
Để hạn chế tác hại của sâu bệnh hại, trong sản xuất nông nghiệp đã áp dụng các biện pháp như: Sử dụng giống chống chịu, phòng trừ tổng hợp IPM. Trong đó biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM đã thu được những kết quả rất khả quan.
Ảnh hưởng của liều lượng bổ sung MgSO4 và đậu tương đến một số loại sâu hại chính trên giống chè Trung Du búp tím thể hiện qua bảng 4.13.
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến mật độ sâu hại chính
Công thức (con/khay) Rầy xanh Bọ cánh tơ (con/búp) Nhện đỏ (con/lá) Bọ xít muỗi (% búp bị hại) CT1 (Đ/C) 5,67 2,81 1,63 3,87 CT2 5,52 2,55 1,51 3,46 CT3 5,36 2,52 1,43 3,31 CT4 5,21 2,36 1,38 3,24 LSD0,05 0,13 0,12 0,10 0,63 CV% 7,1 8,3 5,4 6,6
Kết quả số liệu bảng 4.13 cho thấy: Mật độ sâu hại giảm dần từ công thức 1 đến công thứ 4. Đối với bọ cánh tơ và rầy xanh: Các công thức đều có mật độ rầy xanh và bọ cánh tơ đều thấp hơn công thức đối chứng ở mức độ sai khác có ý nghĩa (rầy xanh: LSD0,05= 0,13 và bọ cánh tơ: LSD0,05= 0,12). Công thức 1 có mật độ rầy xanh và bọ cánh tơ lớn nhất lần lượt là 5,67 con/khay và 2,81 con/búp. Mật độ sâu hại thấp nhất ở công thức 4 (rầy xanh: 5,21 con/khay; bọ cánh tơ: 2,36 con/búp). Qua đây cho thấy, yếu tố phân bón có tác động rất lớn đến mật độ sâu hại chè. Nếu yếu tố dinh dưỡng được đảm bảo đầy đủ kịp thời cho từng thời kì sinh trưởng của cây chè thì sẽ giúp giảm tình trạng sâu bệnh hại trên chè từ đó làm giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phun lên chè. Điều này có ý nghĩa quan trọng góp phần sản xuất chè an toàn một cách có hiệu quả và tích cực.
Nhện đỏ: Ảnh hưởng của các công thức phân bón khác nhau đến mật độ nhện đỏ đều thấp hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, biến động từ 1,38 con/lá đến 1,63 con/lá. Công thức 4 có mật độ nhện đỏ (1,38 con/lá) thấp nhất, thấp hơn công thức 1 (1,63 con/lá) ở mức độ ý nghĩa (LSD0,05= 0,10). Công thứ 2 (1,51 con/lá) và công thức 2 (1,43 con/lá) có số lượng nhện đỏ đều thấp hơn công thức 1.
Bọ xít muỗi: Giữa các công thức phân bón khác nhau có mật độ bọ xít muỗi khác nhau nhưng chưa có ý nghĩa về mặt thống kê (LSD0,05= 0,63). Mật độ bọ xít muỗi biến động từ 3,24% đến 3,87% búp bị hại. Trong đó công thức 1 (3,87%) bị bọ xít muỗi hại nhiều nhất, thấp nhất là công thức 4 (3,24%).
Như vậy công thức 4 đều có mật độ rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ thấp hơn các công thức còn lại. Nguyên nhân có thể do công thức 4 bón kết hợp đậu tương với Magie đã làm khả năng chống chịu cho cây chè, giảm tỷ lệ sâu bệnh hại. Nhận định này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ruan and Wu (2003) khi nghiên cứu ảnh hưởng của Magie đối với khả năng tính kháng bệnh của cây chè.