Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến mật độ sâu hại chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè trung du búp tím tại phú thọ (Trang 54 - 56)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bón n,p,k đến sinh trưởng, phát triển,

4.1.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến mật độ sâu hại chính

Chè là cây trồng cho sản phẩm thu hoạch là búp và lá non, những bộ phận này cũng là đối tượng của nhiều loại sâu hại khác nhau trong đó đặc biệt nguy hiểm là sâu hại thuộc nhóm chích hút như: Rầy xanh (Emposca flavcens Fabr), bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn), nhện đỏ (Oiigonychus coffeae Nictner), bọ xít muỗi (Mosquito bug). Chúng phát sinh phát triển trong những điều kiện khác nhau làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất và chất lượng chè thành phẩm. Kết quả theo dõi mật độ sâu hại chính được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến mật độ sâu hại chính mật độ sâu hại chính

Công thức Rầy xanh

(con/khay) Bọ cánh tơ (con/búp) Nhện đỏ (con/lá) Bọ xít muỗi (% búp bị hại) CT1 (Đ/C) 5,85 2,56 1,72 4,87 CT2 5,28 2,33 1,48 4,38 CT3 4,92 2,08 1,26 3,81 CT4 5,07 2,26 1,32 4,03 LSD0,05 0,27 0,34 0,11 0,20 CV% 8,6 7,3 7,8 8,4

Kết quả số liệu bảng 4.5 cho thấy: Ở các công thức phân bón khác nhau khi tăng tỷ lệ kali thì mật độ sâu hại chính có xu hướng giảm dần. Mật độ sâu hại nhiều nhất ở công thức 1 và thấp nhất ở công thức 3, trong đó gây hại mạnh hơn cả là bọ cánh tơ, rầy xanh và nhện đỏ.

Rầy xanh là loại hại búp chè quan trọng nhất hiện nay. Rầy xanh thường bám vào cuộng búp, lá non dùng vòi châm hút dịch tế bào ở cuộng, gân chính, gân phụ, phía dưới mặt lá non làm cản trở sự vận chuyển dinh dưỡng đến búp, lá chè bị chùn lại. Trong đó rầy trưởng thành không phá hoại nhiều bằng rầy non. Rầy xanh phá hoại hàng năm, nhưng số lượng tăng giảm tăng giảm theo từng

năm. Tháng 1 mật độ rầy xanh thấp nhất, tháng 2 mật độ rầy xanh bắt đầu tăng, từ tháng 3 đến tháng 4 mật độ rầy xanh tăng khá nhanh và đạt đỉnh cao vào tháng 5. Qua đỉnh cao vào tháng 5, mật độ rầy giảm dần và thấp nhất ở tháng 8. Sau đó lại tăng lên và đạt đỉnh cao vào tháng 10. Qua bảng số liệu bảng 4.5 cho thấy, công thức 1 (Đ/C) bị rầy xanh hại nặng nhất (5,85 con/khay). Công thức 3 bị rầy xanh hại ít nhất (4,92 con/khay), ít hơn công thức 1 (Đ/C) ở mức có ý nghĩa (LSD0,05=0,27). Các công thức còn lại đều có mật độ rầy xanh thấp hơn công thức đối chứng.

Bọ cánh tơ: Là loại sâu hại phổ biến trên chè, cả bọ cánh to non và bọ cánh tơ trưởng thành đều hại búp chè nhưng chủ yếu là bọ cánh tơ non vì chúng có số lượng nhiều hơn bọ cánh tơ trưởng thành. Chúng cư trú và gây hại ở cả 2 mặt trên và mặt dưới lá chè non, tôm, cuộng búp làm búp chè thô cứng và cằn lại, lá biến dạng, búp chè chùn lại. Bọ cánh tơ phá hại đã ảnh hưởng đến khối lượng búp chè. Khối lượng búp chè bị bọ cánh tơ hại giảm từ 17,40% đến 39,50% tùy theo mức độ cấp hại. Bọ cánh tơ có mặt quanh năm trên nương chè, nhưng mật độ của chúng dao động qua các thời gian trong năm. Qua số liệu bảng 4.5 cho thấy, số lượng bọ cánh tơ giữa các công thức đều thấp hơn đối chứng. Số lượng bọ cánh tơ dao động từ 2,08 con/búp đến 2,56 con/búp, trong đó hại mạnh nhất ở công thức 1(2,08 con/búp), thấp nhất ở công thức 3 (2,56 con/búp). Công thức 3 có số lượng bọ cánh tơ thấp hơn công thức 1 có ý nghĩa (LSD0,05=0,34).

Nhện đỏ thường gây hại trên các lá bánh tẻ và lá già. Khi bị nặng sẽ làm cho lá chè chuyển thành màu đồng hun, đồng đỏ và khô rụng gây hiện tượng cháy nhện. Tại thời điểm này, nhện đỏ nâu phát triển cả lên các lá non, trên búp làm cho nhiều cây chè bị rụng lá chỉ còn trơ cọng búp, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng đồi chè. Từ tháng 3 mật độ nhện bắt đầu tăng nhanh chóng, đỉnh cao vào tháng 5. Giữa tháng 6 mật độ nhện có chiều hướng giảm đến tháng 9 và sang tháng 10 mật độ nhện bắt đầu tăng và gây hại. Qua số liệu bảng 4.5 cho thấy, các công thức bón phân khác nhau cho mức độ nhện đỏ gây hại khác nhau. Công thức 3 có mức độ nhện gây hại thấp nhất (1,26 con/lá), cao nhất là công thức 1 (Đ/C) 1,72 con/lá. Các công thức còn lại đều mức độ nhện hại thấp hơn công thức đối chứng có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy công thức 3 có mật độ rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ thấp hơn công thức 1 (Đ/C). Nguyên nhân có thể do công thức 3 bón tăng tỷ lệ kali đã làm tăng khả năng chống chịu cho cây chè, giảm tỷ lệ sâu bệnh hại. Nhận định này

cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Su and Li (2005) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân kali đối với khả năng tính kháng bệnh của cây chè.

Về bọ xít muỗi chủ yếu tập trung chích hút búp chè vào lúc sáng sớm và chiều tối, khi có ánh mặt trời cả bọ xít non và trưởng thành đều lẩn trốn dưới tán chè. Những vết châm lúc đầu trong như giọt dầu sau đó nhanh chóng chuyển thành màu nâu. Mức độ gây hại của bọ xít muỗi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ, số giờ nắng, mật độ cây che bóng. Qua bảng 4.5 cho thấy, bọ xít muỗi gây hại ở các công thức phân bón biến động từ 3,81% đến 4,87%, trong đó cao nhất là công thức 1 (4,87%), thấp nhất là công thức 3 (3,81%). Giữa các công thức thí nghiệm tuy có sự sai khác nhưng không chắc chắn (LSD0,05=0,40), nguyên nhân có thể do các công thức bón các tỷ lệ N,P,K khác nhau không làm ảnh hưởng tới phần trăm bị hại do bọ xít muỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè trung du búp tím tại phú thọ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)