Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bón n,p,k đến sinh trưởng, phát triển,
4.1.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến chất lượng nguyên liệu búp
Chất lượng nguyên liệu búp thu hái quyết định trực tiếp đến chất lượng chè thành phẩm. Trong đó, phẩm cấp nguyên liệu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nguyên liệu. Phẩm cấp nguyên liệu chính là tỷ lệ bánh tẻ của búp chè (phần xơ gỗ) khi tỷ lệ bánh tẻ cao thì chất lượng nguyên liệu búp giảm, tỷ lệ thu hồi thấp khi đó chế biến thành sản phẩm có chất lượng không tốt và ngược lại, tỷ lệ bánh tẻ càng thấp thì chất lượng nguyên liệu tăng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt.
Đánh giá phẩm cấp nguyên liệu búp chè tươi khi bón tổ hợp phân vô cơ khác nhau trên giống chè Trung Du búp tím được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến chất lượng nguyên liệu búp chất lượng nguyên liệu búp
Công thức Tỷ lệ búp mù xòe (%) Tỷ lệ bánh tẻ (%) Thành phần cơ giới búp (%) Tôm Lá 1 Lá 2 Lá 3 Cuộng CT1(Đ/C) 5,62 17,86 3,91 9,18 19,9 33,6 33,41 CT2 5,48 18,27 4,61 9,92 21,88 30,3 33,29 CT3 5,06 19,61 4,83 10,13 22,01 30,63 32,4 CT4 5,35 18,83 4,53 9,86 21,3 31,56 32,75 LSD0,05 0,51 1,12 0,29 0,31 0,70 0,89 0,68 CV% 4,7 3,0 3,2 5,6 4,6 4,4 5,0
Búp mù xòe là loại búp có đỉnh sinh trưởng nằm ở trạng thái ngừng hoạt động, không có tôm và lá non. Tỷ lệ búp mù xòe ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguyên liệu chè thành phẩm. Khi tỷ lệ búp mù xòe cao thì chất lượng nguyên liệu búp giảm, tỷ lệ thu hồi thấp, hàm lượng tanin, chất hòa tan trong nguyên liệu giảm như vậy khi chế biến thành sản phẩm chất lượng, mẫu mã kém và ngược lại. Mặt khác, tỷ lệ búp mù xòe phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật như bón phân, chế độ đốn hái, ... Trong đó, bón phân giữ vai trò quan trọng nếu bón đầy đủ, cân đối dinh dưỡng thì tỷ lệ búp mù xòe giảm chất lượng chè nguyên liệu cao và ngược lại. Qua bảng 4.4 ta thấy tỷ lệ mù xòe của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 5,62% đến 5,06%. Trong đó công thức 1có tỷ lệ mù xoè cao nhất là 5,62%. Công thức 3 có tỷ lệ mù
xoè thấp nhất là 5,06%, thấp hơn công thức 1 ở mức ý nghĩa (LSD0,05= 0,51). Các công thức còn lại có tỷ lệ mù xòe đều thấp hơn công thức đối chứng ở mức độ sai khác không có ý nghĩa.
Tỷ lệ bánh tẻ: Ở Việt Nam, việc thu hái chè chủ yếu bằng tay, năng suất tuy thấp nhưng chất lượng nguyên liệu cao hơn so với chè được thu hái bằng máy, chất lượng nguyên liệu chè thu hái được quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1054-86, việc quy định phẩm cấp nguyên liệu được căn cứ vào tỷ lệ bánh tẻ của búp xác định bằng cách bấm bẻ trực tiếp. Theo tiêu chuẩn này nguyên liệu chè được phân ra thành 4 cấp A, B, C, D. Phẩm cấp nguyên liệu chè ảnh hưởng rất lớn đến thời gian làm héo chè, chi phí năng lượng, nhiên liệu trong quá trình chế biến và chất lượng chè thành phẩm. Qua bảng 4.4 cho thấy, các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nguyên liệu bánh tẻ dao động trong khoảng 17,86 % – 19,61%. Trong đó công thức 3 có tỷ lệ bánh tẻ đạt cao nhất (19,61%) cao hơn công thức 1 (17,86%) ở mức ý nghĩa (LSD0,05= 1,12).
Điều này chứng tỏ công thức 3 khi chế biến chè xanh sẽ cho chất lượng tốt nhất. Các công thức còn lại đều có tỷ lệ bánh tẻ cao hơn công thức đối chứng ở mức độ sai khác không có ý nghĩa.
Thành phần cơ giới búp: Qua bảng số liệu ta thấy, các công thức bón phân có thành phần cơ giới khác nhau nhưng đều có diễn biến theo một hướng chung đó là tỷ lệ tôm<tỷ lệ lá 1<tỷ lệ lá 2<tỷ lệ lá 3<cuộng. Tỷ lệ tôm không những ảnh hưởng đến phẩm cấp nguyên liệu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu chè. Tỷ lệ tôm của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 3,91% – 4,83%, trong đó công thức 3 có tỷ lệ tôm cao nhất (4,83%), cao hơn công thức 1 ở mức ý nghĩa (LSD0,05=0,29). Thấp nhất ở công thức 1 (Đ/C) đạt 3,91%. Tương tự, tỷ lệ lá 1 và lá 2 ở công thức 3 (10,13%, 22,01%) đều cao hơn các công thức đối chứng ở mức độ sai khác có ý nghĩa. Công thứ 1 có tỷ lệ lá 3 và cuộng cao nhất cao hơn các công thức khác.
Như vậy, các công thức phân bón khác nhau cho tỷ lệ bánh tẻ đều cao hơn công thức đối chứng. Ở các công thức khi bón tăng tỷ lệ Kali đã cung cấp các chất dinh dưỡng khoáng cho cây nên tỷ lệ trên cao hơn so với công thức đối chứng. Điều này cũng ảnh hưởng tới thành phần cơ giới, tỷ lệ lá 3 và cuộng ở các công thức đều thấp hơn công thức đối chứng, ngược lại tỷ lệ tôm, lá 1, lá 2 và tỷ lệ bánh tẻ có chiều hướng tăng hơn. Tỷ lệ tôm, lá 1, lá 2 và tỷ lệ bánh càng cao thì có lợi cho chất lượng nguyên liệu chè, kết quả nghiên cứu này
cũng phù hợp với kết quả của Lin et al. (1991), khi bón các loại phân đạm, lân, kali,… với liều lượng và tỷ lệ hợp lý sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng, cải thiện chất lượng nguyên liệu chè búp tươi.