Một số nghiên cứu về sâu hại trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè trung du búp tím tại phú thọ (Trang 33 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.7. Một số nghiên cứu về sâu hại trên thế giới và Việt Nam

VIỆT NAM

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến năng suất chè của ta thấp là vì sâu bệnh phá hoại. Do khí hậu thích hợp, cây chè sinh trưởng hầu như quanh năm nên sâu bệnh phát triển rất đa dạng và liên tục, gây khó khăn cho công tác phòng trừ.

2.7.1. Nghiên cứu sâu hại trên thế giới

Những nghiên cứu về sâu hại chè đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm. Theo Ruttan (1992), có tới trên 200 loài côn trùng và nhện đã được biết trên chè ở Châu Phi, nhưng chỉ có một số ít loài quan trọng. Sâu hại lá chè là quan trọng nhất, tác hại của chúng làm suy yếu cây chè và trực tiếp làm giảm năng suất.

sâu hại chè quan trọng như: Sâu đục thân mình đỏ (Zeuzera coffeae), mọt đục cành (Xyleborus sp.), nhện hại có 5 loài, bọ trĩ có Dendothrips bispinosus và Physothrips setiventris, rầy xanh (Emposca flavcens Fabr), bọ xít muỗi (Mosquito bug),…

Theo Othieno (1994), ở Kenya có những loài sâu nếu không áp dụng các biện pháp ngăn chặn sẽ trở thành sâu có tầm quan trọng kinh tế như bọ trĩ, và các loài nhện đỏ.

Theo Srivastava and Butani (1987), ở Ấn Độ đã định danh trên 200 loài sâu hại chè, chúng hại thân, lá, rễ búp chè. Quan trọng nhất là các sâu dưới đất, sâu chích hút và các loại sâu ăn lá.

Để hạn chế tác hại của sâu hại chè, có nhiều biện pháp tác động. Theo tác giả Eden (1958), cho rằng biện pháp đầu tiên là làm giảm nguồn thức ăn của chúng. Có thể chia làm 3 hướng như sau:

Tăng cường các giống không hấp dẫn đối với sâu hại Sản sinh ra các mô độc bằng cách thấm thuốc

Dùng biện pháp trồng trọt tránh giai đoạn mẫn cảm của cây trồng trùng với cao điểm của dịch hại

2.7.2. Nghiên cứu sâu hại ở Việt Nam

Theo tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000), đã xác định 28 loài sâu bệnh hại chè, trong đó sâu hại có 25 loài. Các tỉnh phía Bắc Việt Nam có các loài quan trọng như: bọ xít muỗi (Mosquito bug), nhện đỏ (Oiigonychus coffeae Nictner), rầy xanh (Emposca flavcens Fabr), sâu đục thân mình đỏ (Zeuzera coffeae).

Năm 1967-1968 sau cuộc tổng điều tra công trùng ở các tỉnh phía Bắc, Viện Bảo vệ thực vật đã có danh mục sâu hại chè gồm 34 loài. Các loài thường xuất hiện nhiều như: sâu chum, sâu cuốn lá; rệp sáp xanh, rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ xít hoa, mối.

Trạm nghiên cứu chè tiếp tục nghiên cứu thành phần sâu hại chè các năm 1986-1987 đã cho biết: Các loài quan trọng và phổ biến có rầy xanh, nhện đỏ và bọ trĩ, còn bọ xít muỗi chỉ hại cục bộ ở một số khu vực và một số giống chè nhất định ở Phú Hộ. Ở vùng song Cầu (Thái Nguyên), Phạm Thị Vượng và Nguyễn Văn Hành (1989) cho biết rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ và mối là 4 loại sâu hại chủ yếu.

bằng EP (Equilibrium Position) và số lượng của chúng dao động quanh điểm cân bằng đó. Mật độ quần thể thấp nhất gây thiệt hại kinh tế được gọi là mức thiệt hại kinh tế EIL (Ecomomic Injury Level). Ở giai đoạn này, giá thành của việc phòng trừ ngang bằng với giá trị mất đi do dịch hại. Ngưỡng kinh tế ET (Ecomomic Threshold) là mật độ quần thể dịch hại ở đó cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ để ngăn chặn mật độ dịch hại không tăng tới mức thiệt hại kinh tế (EIL). Như vậy ET luôn luôn thấp hơn EIL (Nguyễn Công Thuật, 1995).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè trung du búp tím tại phú thọ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)