MgSO4 VÀ ĐẬU TƯƠNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG
CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM
4.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành
Thân cây là cơ quan nối liền các hoạt động của bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất. Thân cây làm nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá xuống rễ và vận chuyển dinh dưỡng khoáng từ rễ lên lá. Sự tăng trưởng chiều cao cây là do sự sinh trưởng của cành lá. Thân cành sinh trưởng cân đối, số lượng mầm đỉnh phân hoá nhiều là cơ sở cho năng suất cao. Nếu thân cây sinh trưởng kém, số lượng cấp cành ít, làm giảm mật độ và khối lượng búp do đó sẽ làm giảm năng suất.
Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nương chè, nó phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng của cây. Chiều cao cây thay
đổi tùy từng giống, kỹ thuật canh tác, chế độ thâm canh, điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, địa hình... Ngoài ra nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu hái. Nếu chiều cao cây quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc thu hái làm năng suất lao động thu hái giảm.
Chiều rộng tán là một chỉ tiêu phản ánh năng suất của nương chè, nó được tạo nên từ thân và cành chè. Qua đó nó phản ảnh mức độ rộng, hẹp của không gian chứa búp. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật như trồng đúng mật độ, điều chỉnh cành hợp lý... có thể nâng cao chiều rộng tán. Từ đó làm tăng số lượng búp và là cơ sở cho việc nâng cao năng suất. Mặt khác tán rộng tạo không gian thông thoáng về ánh sáng tạo điều kiện thuận lợi cho búp chè sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng lượng búp, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh. Mức tăng trưởng chiều rộng tán chè hợp lí sẽ dẫn tới số lượng mầm phân hóa nhiều, khối lượng búp lớn là cơ sở cho năng suất cao.
Chiều cao cây và chiều rộng tán chè sinh trưởng tốt còn biểu hiện khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây tốt và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Theo dõi ảnh hưởng của liều lượng bổ sung MgSO4 và đậu tương đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành được thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành
Công thức Chiều cao
cây (cm) Chiều rộng tán (cm) Dày tán (cm) Đường kính gốc (cm) CT1(Đ/C) 84,68 91,62 15,33 5,08 CT2 86,34 95,28 16,28 5,22 CT3 86,77 96,51 17,81 5,54 CT4 89,53 98,06 18,63 5,78 LSD0,05 3,62 2,83 3,04 0,81 CV% 9,1 7,5 8,9 6,9
Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy,các công thức bón phân khác nhau thì các chỉ tiêu sinh trưởng như: Chiều cao cây, chiều rộng tán, dày tán và đường kính gốclà khác nhau và có chiều hướng tăng dần từ công thức 1 đến công thức 4.
Chỉ tiêu chiều cao cây: Các công thức phân bón khác nhau cho chiều cao cây biến động từ 84,68cm - 89,53 cm. Trong đó công thức 4 có chiều cao cây lớn
nhất (89,53cm) cao hơn so với công thức 1 (84,68) ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 2 (86,34 cm), công thức 3 (86,77 cm) có chiều cao cây cao hơn công thức 1 nhưng mức độ sai khác không có ý nghĩa.
Chỉ tiêu chiều rộng tán là một trong những chỉ tiêu chi phối năng suất búp chè, cây chè tán rộng thì diện tích thu búp nhiều, năng suất sẽ cao. Kết quả cho thấy chiều rộng tán giữa các công thức phân bón có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng (LSD0,05=2,83). Công thức 4 có chiều rộng tán lớn nhất, sau đó là công thức 3 (96,51 cm) và công thức 2 (95,28 cm), thấp nhất là công thức 1 (91,62 cm).
Chỉ tiêu dày tán: Với 4 công thức phân bón khác nhau cho thấy độ dày tán dao động từ 15,33 cm đến 18,63 cm. Trong đó công thức 4 (18,63 cm) có độ dày tán cao hơn công thức 1 (15,33 cm) ở mức độ sai khác có ý nghĩa (LSD0,05=3,04). Công thức 2 (16,28 cm) và công thức 3 (17,81 cm) có độ dày tán cao hơn công thức 1 nhưng mức độ sai khác không có ý nghĩa. Độ dày tán thấp nhất là công thức 1 đạt 15,33cm. Nguyên nhân có thể do công thức 1 bón phân chuồng + NPK (3:1:2), trong khi đó công thức 4 đã bổ sung thêm MgSO4 + đậu tương ngâm đã làm độ dày tán cao hơn các công thức còn lại.
Chỉ tiêu đường kính gốc: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến đường kính gốc là khác nhau, dao động từ 5,08 cm đến 5,78 cm. Các công thức phân bón đều có đường kính gốc cao hơn công thức đối chứng nhưng sai khác không có ý nghĩa (LSD0,05=0,81). Trong đó công thức 4 ( 5,78 cm) có đường kính gốc lớn nhất, thấp nhất là công thức 1 đạt 5,08 cm.
Như vậy, khi bón phân ở các công thức khác nhau thì công thức 4 có cho chỉ tiêu sinh trưởng là cao hơn các công thức còn lại. Do công thức 3 có sự kết của các yếu tố đạm, lân, kali theo tỷ lệ (3:1:2), kết hợp bón bổ sung MgSO4 và đậu tương ngâm một cách hợp lý nên đã thúc đẩy cây chè sinh trưởng mạnh điều này đồng nghĩa với khả năng cây chè cho nhiều đợt cành sinh trưởng, cho nhiều búp tiền đề cho năng suất cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Huang and He (2005), cho rằng bón bổ sung kali và MgSO4 có hiệu quả tốt đến sinh trưởng cây chè so với chỉ sử dụng nitơ và photpho, đã thúc đẩy sinh trưởng, tăng số lượng lá. Đỗ Văn Ngọc (2012), cũng cho rằng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương ngâm có tác dụng tốt sinh trưởng chè.