Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4và đậu
4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4và đậu tương đến sinh
trưởng lá chè
Diện tích lá là một trong những chỉ tiêu chính phản ánh tiềm năng cho năng suất và chất lượng chè. Diện tích lá chè đặc trưng cho từng giống nên chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi đặc điểm di truyền tuy nhiên bón phân có tác động cải thiện diện tích lá theo hướng có lợi tạo tiền đề để cây cho năng suất cao, chất lượng tốt. Theo dõi ảnh hưởng của liều lượng bổ sung MgSO4và đậu tương đến sinh trưởng lá chè được thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4 và đậu tương đến sinh trưởng lá chè
Công thức Chiều dài lá
(cm) Chiều rộng lá (cm) Diện tích lá(cm2/lá) Hệ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) CT1(Đ/C) 7,34 3,21 16,49 3,64 CT2 8,61 3,01 18,14 3,72 CT3 7,63 3,62 19,33 3,77 CT4 8,87 3,82 23,72 3,85 LSD0,05 0,37 0,32 2,09 0,45 CV% 3,3 4,7 5,4 6,0
Qua bảng 4.10 cho thấy, ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng lá chè là khác nhau. Chiều dài lá giữa các công thức dao động từ 7,34 cm đến 8,87 cm. Trong đó công thức 4 có chiều dài lá lớn nhất đạt 8,87 cm, thấp nhất là công thức 1 đạt 7,34 cm. Công thức 4 và công thức 2 đều có chiều dài lá cao hơn công thức 1 (Đ/C) ở mức độ sai khác có ý nghĩa (LSD0,05= 0,37). Chiều dài lá của công thức 3 và công thức 1 (Đ/C) có sự chênh lệch nhưng không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Điều này cho thấy công thức bón kết hợp cả MgSO4 và đậu tương làm cây sinh trưởng tốt, kích thước lá lớn tiền đề cho năng suất cao.
Chiều rộng lá giữa các công thức dao động từ 3,21 cm đến 3,82 cm. Công thức 4 (3,28 cm) có chiều rộng lá lớn nhất, tiếp đến là công thức 3 (3,62 cm) đều cao hơn công thức 1 (3,21 cm) và công thức 2 (3,01 cm) ở mức độ sai khác có ý nghĩa (LSD0,05 = 0,32).
Diện tích lá: Theo Hadfied (1968), cho rằng chỉ số diện tích lá của những giống chè thông thường từ 3 cm2/lá đến 4 cm2/lá và của những giống chè có thế lá đứng là 5 cm2/lá đến 7 cm2/lá. Giống chè Trung Quốc chỉ số diện tích lá cao hơn, có khả năng trồng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ và cho năng suất cao hơn kiểu giống Assam. Kết quả trình bày tại bảng 4.10 cho thấy, diện tích lá giữa các công thức bón phân có sự chênh lệch, dao động từ 16,49
cm2/lá đến 23,72 cm2/lá. Công thức 4 có diện tích lá lớn nhất (23,72 cm2/lá) lớn hơn 3 công thức còn lại ở mức độ sai khác có ý nghĩa (LSD0,05=2,09).
Hệ số diện tích lá ở các công thức khác nhau đều khác nhau. Hệ số diện tích lá giữa các công thức thí nghiệm giao động từ 3,64 m2 lá/m2 đấtđến 3,85m2 lá/m2 đất, trong đó cao nhất là công thức 4đạt 3,85 m2 lá/m2 đất, tiếp đến là công thức 3 với 3,77 m2 lá/m2 đất, công thức 1 (Đ/C)có hệ số diện tích láthấp nhất là 3,64 m2 lá/m2 đất. Các công thức thí nghiệm đều có hệ số diện tích lá có sự chênh lệch so với công thức đối chứng nhưng không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.