Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4và đậu
4.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4và đậu tương đến chất
chất lượng nguyên liệu búp
Tỷ lệ búp mù xòe và tỷ lệ chè bánh tẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguyên liệu chè thành phẩm. Khi tỷ lệ búp bánh tẻ, tỷ lệ búp mù xòe cao thì chất lượng nguyên liệu búp giảm, tỷ lệ thu hồi thấp, hàm lượng tanin và chất hòa tan trong nguyên liệu giảm như vậy khi chế biến cho sản phẩm có chất lượng và mẫu mã chè kém.
Trong suốt quá trình sinh trưởng của búp kể từ khi hình thành lá vảy ốc cho tới khi thu hoạch không phải tất cả búp đều đạt tiêu chuẩn (búp 1 tôm 2, 3 lá) mà trong số đó có cả những búp mù. Số búp mù được phản ánh bằng thông số tỷ lệ mù xoè, tỷ lệ mù xoè cao sẽ làm giảm năng suất chè ngay trên đồng ruộng hoặc làm giảm chất lượng chè khi chế biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến búp bị mù do điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng...
Tỷ lệ búp mù xòe và tỷ lệ bánh tẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật như bón phân, chế độ đốn hái,... Trong đó, bón phân giữ vai trò quan trọng nếu bón phân đầy đủ, cân đối dinh dưỡng thì tỷ lệ chè bánh tẻ cao, tỷ lệ búp mù xòe giảm chất lượng chè nguyên liệu tốt và ngược lại.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các công thức bón phân hữu cơ khác nhau đến chất lượng nguyên liệu búp được thể hiện ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến chất lượng nguyên liệu búp
Công thức Tỷ lệ búp mù xòe (%) Tỷ lệ bánh tẻ (%) Thành phần cơ giới búp (%) Tôm Lá 1 Lá 2 Lá 3 Cuộng CT1(Đ/C) 5,76 18,63 4,06 9,56 20,02 33,58 32,78 CT2 5,52 18,71 4,23 9,72 21,56 32,06 32,43 CT3 5,31 19,01 4,51 9,87 22,15 31,66 31,81 CT4 5,02 19,83 4,83 10,22 22,72 31,05 31,18 LSD0,05 0,64 0,49 0,47 0,62 0,58 0,25 0,83 CV% 5,9 4,3 5,3 3,2 4,4 3,4 4,3
Búp mù xòe là loại búp có đỉnh sinh trưởng nằm ở trạng thái ngừng hoạt động, không có tôm và lá non. Qua bảng số liệu 4.12 cho thấy, các công thức thí nghiệm có tỷ lệ mù xòe dao động từ 5,02 - 5,76%.Tỷ lệ búp mù xòe cao nhất ở công thức đối chứng (CT1) là 5,76%. Các công thức khác có tỷ lệ mù xòe thấp hơn. Công thức 4 (5,02%) có tỷ lệ mù xòe thấp nhất, thấp hơn công thức 1 ở mức ý 95%.
Số liệu bảng 4.14 cho thấy, tỷ lệ nguyên liệu bánh tẻ giữa các công thức thí nghiệm khác nhau có xu hướng tăng dần từ công thức 2 → công thức 1 → công thức 3 → công thức 4, dao động từ 18,63% – 19,83%. Công thức 4 (19,83%) có tỷ lệ bánh tẻ đạt cao nhất, cao hơn công thức 1 ở mức ý nghĩa (LSD0,05=0,49). Điều này khi chế biến chè xanh sẽ cho chất lượng tốt hơn so với công thức đối chứng (CT1).
Thành phần cơ giới búp: Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm khác nhau cho thành phần cơ giới búp có sự khác nhau. Tỷ lệ tôm, lá 1, lá 2 ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn công thức đối chứng; tỷ lệ lá 3 và cuộng thì có xu hướng ngược lại. Tỷ lệ tôm có ý nghĩa rất quan trọng trong chế biến chè thành phẩm, nó không những ảnh hưởng đến chất lượng mà còn phẩm cấp chè nguyên liệu. Công thức 4 có tỷ lệ tôm cao nhất (4,83%), cao hơn công thức 1 (4,06%) ở mức ý nghĩa (LSD0,05=0,47). Các công thức còn lại đều cho tỷ lệ tôm cao hơn công thức đối chứng nhưng ở giới hạn sai khác chưa có ý nghĩa. Tương tự, tỷ lệ lá 1, lá 2 ở công thức 4 (10,22%; 22,72%) đều cao hơn đối chứng (9,56%; 20,02%). Về tỷ lệ lá 3 và cuộng, công thức 2 đạt thấp nhất lần lượt là 31,05% và 31,18%. Cao nhất là công thức 1 (lá 3: 33,58%; cuộng : 32,78%).
Công thức 4 do bón bổ sung kết hợp Mg và đậu tương cho tỷ lệ búp mù xòe đạt thấp nhất, tỷ lệ bánh tẻ đạt cao nhất có lợi cho sản xuất chè xanh.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy, các công thức bón phân có thành phần cơ giới khác nhau. Theo dõi tỷ lệ tôm, tỷ lệ lá 1 và tỷ lệ lá 2 của các công thức thí nghiệm thì công thức 4 (4,83%; 10,22% và 22,72%) đạt cao hơn so với các công thức còn lại. Công thức 1 có tỷ lệ lá 3 và cuộng(33,58% và 32,78%) cao nhất cao hơn các công thức còn lại.
Như vậy, ta thấy phân bón có bổ sung hàm lượng Mg và đậu tương có thể đảm bảo được sinh trưởng búp mặt khác còn có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh
tỷ lệ bánh tẻ. Vì tỷ lệ tôm, lá 1, lá 2 và tỷ lệ bánh tẻ càng cao thì càng có lợi cho chất lượng nguyên liệu chè, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của Đoàn Hùng Tiến, Trịnh Văn Loan (1996) khi nghiên cứu đặc tính hóa sinh và công nghệ chè của hai dòng chè lai tạo LDP1, LDP2.