Ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4và đậu tương đến điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè trung du búp tím tại phú thọ (Trang 76 - 78)

điểm thử nếm nếm cảm quan

Sự biến đổi của các chất trong quá trình chế biến, tạo nên những tính chất của chè sản phẩm, hương vị màu sắc đặc trưng cho từng loại chè. Cùng một loại nguyên liệu như nhau, dưới tác dụng của enzym và nhiệt độ ở các mức khác nhau, khi chế biến chè ta nhận được sản phẩm có tính chất khác nhau về hương vị, màu sắc nước pha, chất lượng đều khác nhau. Đánh giá chất lượng sản phẩm chè xanh từ nguyên liệu giống chè Trung Du búp tím bằng phương pháp thử nếm cảm quan cho kết quả thể hiện ở bảng 4.15.

Bảng 4.15: Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến điểm thử nếm nếm cảm quan

Công thức

Ngoại hình Màu nước Hương Vị

Tổng điểm Nhận xét Nhận Xét Điểm Nhận Xét Điểm Nhận xét Điểm Nhận xét Điểm CT1

(Đ/C) Xoăn xanh, đều cánh 4,1

Xanh vàng hơi

loãng 4,0 Hương yếu 3,9 Chát dịu 4,1 16,10 Khá

CT2 Cánh dẹt thô, kém sóng,

hơi vàng 4,0 Xanh vàng sáng 4,1

Hương đặc

trưng nhẹ 4,0 Chát dịu 4,1 16,18 Khá

CT3 Xoăn non, chắc cánh,

hơi bạc 4,2 Vàng 3,9 Thơm nhẹ 4,0 Chát dịu 4,1 16,26 Khá

CT4 Xoăn xanh, chắc cánh 4,2 Vàng trong sáng 4,1

Thơm hương đặc trưng nhẹ, mùi cốm

4,3 Chát dịu có

Xét về ngoại hình: Ở các công thức bón phân khác nhau đều cho sản phẩm chè có ngoại hình xoăn xanh, điểm ngoại hình ở các công thức dao động trong khoảng từ 4,0 điểm đến 4,2 điểm trong đó công thức 2 có điểm ngoại hình thấp nhất đạt 4,0 điểm, công thức 3 và công thức 4 cùng có điểm ngoại hình bằng nhau đạt 4,2 điểm.

Xét về mầu nước: Các công phân bón khác nhau đều có mầu nước xanh vàng sáng đặc trưng của sản phẩm chè xanh, đạt số điểm từ 3,9 điểm đến 4,1 điểm. Trong đó mầu nước thấp nhất ở công thức 3 (đạt 3,9 điểm). Công thức 2 và công thức 4 có điểm thử nếm bằng nhau đều đạt 4,1 điểm.

Xét về hương: Khi đánh giá chất lượng chè xanh, chỉ tiêu về mùi vị là chỉ tiêu quan trọng nhất. Ở các công thức bón phân khác nhau cho điểm hương đạt từ 3,9 – 4,3 điểm. Trong đó công thức 4 có điểm hương cao nhất đạt 4,3 điểm.

Xét về vị: Sản phẩm chè xanh ở các công thức thí nghiệm trên giống chè trung du búp tím đều có điểm vị khá tốt, đều đạt từ 4,1 điểm trở lên trong đó cao nhất ở công thức 4 đạt 4,2 điểm, các công thức còn lại đều có điểm vị đạt 4,1 điểm.

Qua theo dõi đánh giá cho thấy, công thức bón phân hữu cơ và NPK (3:1:2) cân đối, đặc biệt bón kết hợp với MgSO4 và đậu tương ngâm đã làm cho hương và vị của chè thành phẩm tăng lên đáng kể. Trong đó công thức 4 có tổng điểm thử nếm cao nhất đạt 16,86 điểm, thấp nhất là công thức 1 đạt 16,10 điểm. Các công thức thí nghiệm đều được xếp loại khá.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Ruan et al

(1997), khi bón tỷ lệ N, P, K hợp lý kết hợp với bón magie và đậu tương ngâm có tác dụng cải thiện hương thơm của sản phẩm chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè trung du búp tím tại phú thọ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)