3.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống chè Trung Du búp tím tuổi 10 trồng bằng hạt, năng suất hiện tại đạt 6 tấn/ha.
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu
- Phân đạm Urê Hà Bắc (46% N) - Phân KCl (60% K2O)
- Phân super lân Lâm Thao (17% P2O5) - Phân MgSO4. H2O thương phẩm (17% Mg) - Đậu tương ngâm
Đậu tương được nghiền nhỏ, trộn đều với nước sao cho đủ ẩm. Ngâm ủ trong thùng nhựa đậy kín nắp. Cứ 10 ngày mở ra đảo đều, cho thêm nước. Thời gian ngâm ủ 60 ngày. Khi bón thì hòa vào nước, dùng ô doa tưới vào giữa hai hàng chè.
- Phân chuồng hoai mục (từ phân Trâu, phân Bò).
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bón N, P, K đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè Trung Du búp tím.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 và đậu tương bổ sung đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè Trung Du búp tím.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Thiết kế thí nghiệm 3.5.1. Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí với 4 công thức và 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD). Diện tích ô thí nghiệm 50 m2,
tổng diện tích toàn thí nghiệm là 1.200 m2. Các công thức thí nghiệm cách nhau 1 hàng chè.
3.5.2. Quy trình nghiên cứu
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bón N, P, K đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè Trung Du búp tím.
Thí nghiệm gồm 4 công thức: Các công thức bón phân cho giống chè Trung Du búp tím năng suất 6 tấn/ha, trên nền 30 tấn phân chuồng.
CT1: Bón 240 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (N = 40 kg/tấn sản phẩm; NPK 3:1:1) (Đối chứng) CT2: Bón 240 kg N + 160 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (N = 40 kg/tấn sản phẩm; NPK 3:2:1) CT3: Bón 240 kg N + 80 kg P2O5 + 160 kg K2O/ha (N = 40 kg/tấn sản phẩm; NPK 3:1:2) CT4: Bón 240 kg N + 160 kg P2O5 + 160 kg K2O/ha (N = 40 kg/tấn sản phẩm; NPK 3:2:2)
Số lần bón: Lượng phân được chia làm 4 lần
- Lần 1: Tháng 2, bón 100% lượng phân chuồng + 30% N + 100% P2O5
+ 30% K2O
-Lần 2: Tháng 5, bón 30% N + 30% K2O -Lần 3: Tháng 7, bón 30% N + 30% K2O -Lần 4: Tháng 9, bón 10%N + 10% K2O
Kỹ thuật áp dụng: Đào rạch giữa hai hàng chè sâu 20 cm đối với phân hữu cơ, 6 cm - 8 cm đối phân vô cơ, rắc phân sau đó lấp đất.
Các kĩ thuật khác áp dụng theo tiêu chuẩn hiện hành.
Sơ đồ thí nghiệm ↓ Dải bảo vệ ↑ ← Dải bảo vệ → ↓ Dải bảo vệ ↑ CT1 CT2 CT3 CT4 CT2 CT3 CT4 CT1 CT3 CT4 CT 1 CT2 ← Dải bảo vệ →
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung
MgSO4 và đậu tương bổ sung đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng giống chè Trung Du búp tím.
Thí nghiệm gồm 4 công thức: Các công thức bón phân cho giống chè Trung Du búp tím năng suất 6 tấn/ha, trên nền 30 tấn phân chuồng.
CT1: Bón 240 kg N + 80 kg P2O5 + 160 kg K2O/ha (N = 40 kg/tấn sản phẩm; NPK 3:1:2) (Đối chứng)
CT2: Bón 240 kg N + 80 kg P2O5 + 160 kg K2O/ha (N = 40 kg/tấn sản phẩm; NPK 3:1:2) + 75 kg MgSO4/ha
CT3: Bón 240 kg N + 80 kg P2O5 + 160 kg K2O/ha (N = 40 kg/tấn sản phẩm; NPK 3:1:2) + 1000 kg đậu tương ngâm/ha
CT4: Bón 240 kg N + 80 kg P2O5 + 160 kg K2O/ha (N = 40 kg/tấn sản phẩm; NPK 3:1:2) + 75 kg MgSO4/ha + 1000 kg đậu tương ngâm/ha
Số lần bón: Lượng phân được chia làm 4 lần
Lần 1: Tháng 2, bón 100% lượng phân hữu cơ + 30% N + 100% P2O5 + 30% K2O + 60% MgSO4 + 60% đậu tương ngâm
Lần 2: Tháng 5, bón 30% N + 30% K2O + 40% MgSO4 + 40% đậu tương ngâm
-Lần 3: Tháng 7, bón 30% N + 30% K2O -Lần 4: Tháng 9, bón 10% N + 10% K2O
Kỹ thuật áp dụng: Đào rạch giữa hai hàng chè sâu 20 cm đối với phân hữu cơ, 6 cm - 8 cm đối phân vô cơ, rắc phân sau đó lấp đất. Riêng đậu tương ngâm và MgSO4 hòa vào nước tưới.
Các kĩ thuật khác áp dụng theo tiêu chuẩn hiện hành.
Sơ đồ thí nghiệm ↓ Dải bảo vệ ↑ ← Dải bảo vệ → ↓ Dải bảo vệ ↑ CT1 CT2 CT3 CT4 CT2 CT3 CT4 CT1 CT3 CT4 CT1 CT2 ← Dải bảo vệ →
3.5.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định
Các chỉ tiêuvà phương pháp nghiên cứu theo quy phạm QCVN 01 – 124: 2013/BNNPTNT.
3.5.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng
Chọn những cây chè có kích thước trung bình đại diện cho ô thí nghiệm. Mỗi ô chọn 5 cây (có đánh dấu cây) theo phương pháp đường chéo, với 3 lần nhắc lại là 15 cây. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:
- Chiều cao cây (cm)
Thời gian đo: Theo dõi 2 lần, trước khi tiến hành thí nghiệm (tháng 12/2015) và khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12/2016).
Phương pháp đo: Dùng một khung vuông có kích thước bằng diện tích tán chè đặt lên mặt tán thăng bằng song song với mặt đất, chiều cao cây đo từ mặt đất đến khung vuông.
- Chiều rộng tán (cm)
Thời gian đo: Theo dõi 2 lần, trước khi tiến hành thí nghiệm (tháng 12/2015) và khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12/2016).
Phương pháp đo: Chọn những cây chè có kích thước tán trung bình đại diện cho ô thí nghiệm. Chiều rộng tán chè được đo ở vị trí rộng nhất của tán.
- Dày tán (cm)
Thời gian đo: Theo dõi 2 lần, trước khi tiến hành thí nghiệm (tháng 12/2015) và khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12/2016).
Phương pháp đo: Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây đại diện cho ô theo phương pháp đường chéo 5 điểm, đo từ vết đốn cuối năm đến vị trí cao nhất trên mặt tán, độ dày tán (cm) là trung bình 5 cây lấy mẫu.
- Đường kính gốc (cm)
Thời gian đo: Theo dõi 2 lần, trước khi tiến hành thí nghiệm (tháng 12/2015) và khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12/2016).
Phương pháp đo: Đường kính gốc được đo ở vị trí cách mặt đất 5cm. Đối với những cây phân cành ngay từ cổ rễ, đo đường kính ở cành chè to nhất. Dùng thước kẹp Panme đo 2 chiều vuông góc nhau, lấy giá trị trung bình.
- Chiều dài búp 1 tôm 2 lá (cm)
Chiều dài búp là chiều dài từ điểm giữa lá 2 và lá 3 đến đỉnh sinh trưởng búp. Mỗi ô chọn 5 điểm theo phương pháp đường chéo, mỗi điểm hái ngẫu nhiên và đo 10 búp. Tính số liệu trung bình.
- Chiều dài lá và chiều rộng lá (cm)
Mỗi ô thí nghiệm chọn lấy 5 cây theo phương pháp đường chéo, mỗi cây lấy 10 lá trưởng thành để đo chiều dài. Không lấy lá cá, lá dị hình để đo.
Chiều dài lá: Đo từ đỉnh lá đến gốc lá sát với cuống theo chiều dài của gân chính. Chiều dài lá là giá trị trung bình của các lá.
Chiều rộng lá: Đo phần rộng nhất của phiến lá. Chiều rộng lá là giá trị trung bình của các lá.
- Diện tích lá (cm2/lá)
Diện tích lá = Chiều dài x chiều rộng x K (K là hệ số điều chỉnh 0,7 với lá bầu và 0,68 với lá thuôn). Diện tích lá trung bình của ô là trung bình của 50 lá.
- Hệ số diện tích lá ( m2 lá/ m2 đất): Tổng diện tích lá/diện tích đất bình quân cây chè chiếm chỗ. Tiến hành sau đốn và cuối năm theo phương pháp:
Diện tích lá (m2/cây)= Khối lượng lá (g/cây)/Khối lượng 1 dm2 (g) x 100 Diện tích đất: căn cứ và mật độ, khoảng cách trồng chè. Đối tượng diện tích mất khoảng phải quy đông đặc theo mật độ gieo trồng ban đầu của nương chè đó, rồi tính diện tích bình quân cây chè chiếm chỗ.
- Tốc độ sinh trưởng búp (cm/5ngày)
Thời điểm theo dõi: Vào các đợt búp, từ khi cây bắt đầu bật mầm đến khi hái, định kỳ 5 ngày theo dõi một lần.
Cách theo dõi: Chọn 5 cây theo phương pháp đường chéo, mỗi cây chọn 10 búp đánh dấu cố định búp để theo dõi. Đo từ gốc búp tới đỉnh sinh trưởng của búp.
3.5.3.2. Các chỉ tiêu về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
- Mật độ búp (búp/m2)
Dùng khung vuông kích thước 25 x 25 cm đếm số búp đủ tiêu chuẩn hái (tại 5 điểm theo đường chéo góc của ô thí nghiệm).
- Khối lượng búp một tôm hai lá (g)
Thời điểm theo dõi: Khi hái búp.
Cách theo dõi: Theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Trên mỗi ô thí nghiệm chọn đại diện 5 điểm, mỗi điểm lấy 100g búp và tính trung bình.
Cân toàn bộ búp chè hái được, tính trung bình năng suất 03 lần nhắc lại là năng suất bình quân ở mỗi lứa hái ở mỗi công thức.
- Năng suất thực thu (kg/ha)
Cân khối lượng búp thu được trong ô thí nghiệm. Rồi tính ra đơn vị ha.
3.5.3.3. Các chỉ tiêu về sâu hại chính
Điều tra sâu hại trên chè dựa theo QCVN 01-38:2010/BNNPTNT
- Mức độ gây hại của rầy xanh (con/khay)
Định kỳ theo dõi 10 ngày một lần (vào các ngày 9, 19, 29). Dùng khay có kích thước 25x25x5cm, đáy khay có tráng một lớp dầu hỏa. Đặt nghiêng khay dưới tán chè, điều tra 5 điểm dùng tay đập mạnh 3 cái trên tán chè theo phương vuông góc với khay từ trên xuống, đếm số rầy xanh rơi vào khay.
Cách tính: Mật độ rầy xanh (con/khay) = Tổng số rầy xanh điều tra Tổng số khay điều tra
- Mức độ gây hại của bọ cánh tơ (con/búp)
Hái 5 điểm chéo góc, tại mỗi điểm điều tra hái ngẫu nhiên 20 búp. Đếm số con trên búp và tính trung bình.
Cách tính: Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) = Tổng số bọ cánh tơ điều tra Tổng số búp điều tra (10 búp)
- Mức độ gây hại của nhện đỏ (con/lá)
Hái 5 điểm chéo góc, tại mỗi điểm điều tra hái ngẫu nhiên 20 lá (bao gồm lá non, lá bánh tẻ và lá già). Đếm số con trên lá và tính trung bình.
Cách tính: Mật độ nhện đỏ (con/lá) = Tổng số nhện điều tra
Tổng số lá điều tra (10 lá)
- Bọ xít muỗi hại chè (%)
Hái 5 điểm chéo góc mỗi điểm chọn 40 búp ngẫu nhiên. Đếm búp bị hại và tính trung bình.
3.5.3.4. Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu
- Thành phần cơ giới búp (%)
Trong mỗi ô thí nghiệmhái 100 búp một tôm ba lá, tách riêng búp, lá một, lá hai, lá ba vàcuộng sau đó cân lấy khối lượng và tính tỷ lệ phần trăm.
Tỷ lệ lá 1 (%) = P1 x 100 P Tỷ lệ lá 2 (%) = 100 P P 2 Tỷ lệ lá 3 (%) = P3 x 100 P Tỷ lệ tôm(%) = P4 x 100 P Tỷ lệ cuộng(%) = P5 x 100 P
Trong đó: P1, P2, P3, P4, P5 lần lượt là khối lượng lá 1, lá 2, lá 3, tôm và cuộng. P là khối lượng của 10 búp một tôm 2 lá.
- Xác định tỷ lệ bánh tẻ (%) theo TCVN 1054-86
Lấy mẫu của lô búp theo phương pháp đường chéo 5 điểm.
Phương pháp xác định: Dùng phương pháp xác định bấm bẻ để xác định độ non già của búp chè. Mỗi lần nhắc cân 50g mẫu thực hiện bấm bẻ số búp của mẫu. Đối với cuống bẻ ngược từ cuống hái đến đỉnh búp, đối với lá bấm bẻ từ cuống lá đến đầu lá, phần bấm bẻ có xơ gỗ là phần bánh tẻ có trọng lượng P1, phần non có trọng lượng P2 (trong đó: P1 +P2=50g)
Tỷ lệ (%) búp bánh tẻ = (P1:50) x100 Tỷ lệ (%) búp non = (P2:50) x100
- Căn cứ vào tỷ lệ bánh tẻ để đánh giá phẩm cấp búp theo từng công thức. Tiêu chuẩn chè đọt tươi được quy định như sau (theo TCVN 1053-71):
Loại chè A B C D
Tỷ lệ các thành phần búp TB là bình quân lần lượt các giá trị ở 3 lần nhắc lại - Tỉ lệ búp mù xoè (%)
Phương pháp xác định: Mỗi công thức chọn 5 cây, hái tổng số búp của cây, rồi đếm số búp mù có trong tổng số búp của 5 cây
BM% = Tổng số búp mù x 100
Tổng số búp
3.5.3.5. Các chỉ tiêu sinh hóa
- Phân tích hàm lượng tanin theo phương pháp LeWenthal với K = 0,00582 (1964).
- Xác định hàm lượng chất tan (HCT) theo Phương Pháp Vonronxop. V. E(1946).
- Hàm lượng catechin tổng số theo phương pháp sắc ký lớp mỏng của Djinjolia (1973)
- Xác định hàm lượng đường khử theo phương pháp Betrand
- Xác định hàm lượng axitamin theo phương pháp V.R.Papove (1966). - Xác định hàm lượng anthocyanin bằng pH vi sai.
- Xác định hàm lượng chlorophyll bằng phương pháp sắc ký giấy Xaponikov D.I 1959;
3.5.3.6. Đánh giá cảm quan sản phẩm chè xanh theo TCVN 3218- 2012
Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đánh giá: Ngoại hình: 1; Màu nước chè: 0,6; Hương: 1,2; Vị: 1,2.
Xếp hạng mức chất lượng theo điểm tổng số: Từ 18,2 – 20 điểm xếp loại tốt; từ 15,2 – 18,1 điểm xếp loại khá; từ 11,2 – 15,1 điểm xếp loại trung bình; từ 7,2 – 11,1 điểm xếp loại kém; dưới ≤ 7,1 điểm xếp loại hỏng.
3.5.3.7. Tính hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân
- Lợi nhuận (RVAC) được tính bằng tổng thu nhập (GR) trừ đi tổng chi phí(TC): RVAC = GR – TC
- Tỷ suất lợi nhuận = (GR – TC)/TC X 100 (%).
3.5.4. Phương pháp theo dõi
Các kết quả thí nghiệm được tổng hợp xử lý, vẽ đồ thị, biểu đồ trên Microsoft Excel 2007. Số liệu được xử lý theo chương trình xử lý thống kê sinh
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ BÓN N,P,K ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CHÈ TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM
4.1.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành giống chè Trung Du búp tím cành giống chè Trung Du búp tím
Sản phẩm thu hoạch của chè là búp và lá non, do vậy muốn cho cây có năng suất cao trước hết phải tạo cho cây sinh trưởng khỏe. Thân cành (bộ khung tán) tốt và hợp lý sẽ làm tiền đề cho cây phát triển nhiều mầm, từ đó có thể cho năng suất và đặc biệt nếu mầm sinh trưởng tốt sẽ tạo nên trọng lượng búp lớn vì vậy năng suất cao hơn. Chiều cao cây và rộng tán chè sinh trưởng tốt còn biểu hiện khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây tốt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Kết quả theo một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành được thể hiện tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành
Công thức Chiều cao
cây (cm) Chiều rộng tán (cm) Dày tán (cm) Đường kính gốc (cm) CT1(Đ/C) 81,76 89,25 14,57 5,96 CT2 86,57 94,33 17,58 6,12 CT3 88,43 95,17 18,52 6,35 CT4 84,55 91,11 16,08 6,06 LSD0,05 2,61 2,17 1,55 0,37 CV% 8,9 9,8 7,5 13,6
Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy, các công thức bón tỷ lệ N,P,K khác nhau cho chỉ tiêu sinh trưởng thân cành khác nhau. Công thức 3 cho các chỉ tiêu sinh trưởng lớn nhất, cao hơn công thức 1(Đ/C) ở giới hạn sai khác có ý nghĩa.
Chỉ tiêu chiều cao cây giữa các công thức dao động từ 81,76 cm đến 88,43 cm. Các công thức thí nghiệm đều có chiều cao cây cao hơn công thức đối chứng(CT1) ở giới hạn sai khác có ý nghĩa (LSD0,05=2,61). Công thức 3 có chiều cao cây lớn nhất đạt 88,43 cm, tiếp đến là công thức 2 và 4 có chiều cao cây lần lượt là 86,57 cm và 84,55 cm, thấp nhất là công thức 1 (81,76 cm).
Chỉ tiêu chiều rộng tán: Các công thức phân bón đều lớn hơn công thức đối chứng (CT1). Chiều rộng tán giữa các công thức dao động từ 89,25 cm –
95,17 cm. Công thức 2, công thức 3 chiều rộng tán đều có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức 1. Công thức 4 có sự chênh lệch nhưng không có ý nghĩa so với công thức 1. Trong đó, công thức 3 có chiều rộng tán lớn nhất (95,17 cm), lớn