Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4và đậu
4.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4và đậu tương đến một số
số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
quan trọng để đánh giá tiềm năng kinh tế của một giống chè. Năng suất chè được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là số búp và khối lượng búp. Ngoài yếu tố di truyền của giống, thì năng suất chè chịu ảnh hưởng chặt chẽ bởi mức độ thâm canh và việc đốn hái. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất chè lên một cách đáng kể. Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất chè cho kết quả thể hiện tại bảng 4.11.
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Công thức Mật độ búp (búp/m2) Chiều dài búp (cm) Khối lượng búp (gam/búp) Số lứa hái (lứa/năm) Năng suất búp (tấn/ha) CT1(Đ/C) 121,51 7,03 0,62 6 5,91 CT2 128,63 7,31 0,65 6 6,09 CT3 133,58 7,86 0,68 6 6,52 CT4 142,37 8,35 0,73 6 6,87 LSD0,05 4,37 0,45 0,88 - 0,23 CV% 5,5 7,0 6,6 - 7,8
Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy, ảnh hưởng của các công thức phân bón khác nhau đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất là khác nhau và có chiều hướng tăng dần từ công thức 1 đến công thức 4.
Mật độ búp chè là cơ sở để đánh giá năng suất và khả năng sinh trưởng của cây chè. Cây sinh trưởng mạnh thì khả năng bật mầm cao, búp to khỏe, ít sâu bệnh hại, tiềm năng cho năng suất cao. Qua bảng 4.11 cho thấy, bón bổ sung MgSO4 và đậu tương khác nhau ảnh hưởng tới mật độ búp cũng khác nhau có ý nghĩa. Các công thức có mật độ búp đều cao hơn đối chứng, dao động từ 121,51 búp/m2 đến 142,37 búp/m2. Công thức 4 có mật độ búp cao nhất (142,37 búp/m2) cao hơn công thức 1 (121,51 búp/m2) ở mức độ tin cậy LSD0,05 = 4,37. Sau đó là công thức 3 (133,58 búp/m2) và công thức 2 (128,63 búp/m2). Thấp nhất là công thức 1 có mật độ búp đạt 121,51 búp/m2. Do công thức 4 được cung cấp một lượng nguyên tố trung lượng, vi lượng và bổ sung rất nhiều vitamin, axit amin, khoáng chất giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Đó là nguyên nhân làm cho công thức 4 có mật độ búp cao hơn các công thức còn lại.
Chiều dài búp có sự thay đổi qua các công thức. Trong đó chiều dài búp lớn nhất ở công thức 4 (8,35cm), tiếp đến là công thức 3 (7,86 cm) và công thức 2 (7,31cm), thấp nhất là công thức 1 đạt 7,03 cm. Công thức 4 có chiều dài búp cao hơn chắc chắn so với công thức 1 với độ tin cậy 95%. Công thức 2 và công thức 3 có chiều dài búp đều cao hơn công thức 1 nhưng sai khác không có ý nghĩa.
Khối lượng búp: Giữa các công thức phân bón khác nhau không có sự sai khác một cách chắc chắn (LSD0,05= 0,88). Các công thức thí nghiệm có khối lượng búp dao động từ 0,62 gam/búp - 0,73 gam/búp. Khối lượng búp lớn nhất ở công thức 4 (0,73gam/búp) và thấp nhất ở công thức 1 đạt 0,62 gam/búp. Nguyên nhân không có sự sai khác là do khối lượng búp là chỉ tiêu mang đặc trưng của giống mà ít ảnh hưởng bởi chế độ canh tác, vì vậy khi bón với lượng phân khác nhau sẽ không làm thay đổi nhiều về khối lượng búp.
Tuy mật độ búp và chiều dài búp giữa các công thức khác nhau nhưng số lứa hái không có sự chênh lệch đều là 6 lứa/năm.
Năng suất búp: Năng suất là yếu tố hàng đầu trong sản xuất chè. Năng suất búp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiềm năng kinh tế của một giống chè. Năng suất chè được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là mật độ búp và khối lượng búp. Ngoài yếu tố di truyền của giống, thì năng suất chè chịu ảnh hưởng chặt chẽ bởi mức độ thâm canh và việc đốn hái. Bón phân với liều lượng và tỷ lệ thích hợp là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất chè lên một cách đáng kể. Các công thức thí nghiệm đạt năng suất búp từ 5,91 tấn/ha đến 6,87 tấn/ha, trong đó công thức 4 có năng suất cao nhất đạt 6,87 tấn/ha, tiếp đến là công thức 3 đạt 6,52 tấn/ha và công thức 2 đạt 6,09 tấn/ha. Thấp nhất là công thức 1 có năng suất đạt 5,91 tấn/ha. Chính yếu tố mật độ búp là nguyên nhân chính làm cho năng suất của công thức 4 cao hơn công thức 1một cách chắc chắn ở mức xác suất 95%.
Như vậy, công thức 4 có trị số đạt cao nhất ở các chỉ tiêu theo dõi do bón bổ sung Magie và đậu tương ngâm đã làm tăng mật độ búp (142,37 búp/m2), chiều dài búp (8,35 cm), khối lượng búp (0,73 gam), và năng suất búp (6,87 tấn/ha) so với các công thức còn lại. Nhận định này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Huang and He (2005) và Ruan et al. (1997), khi nghiên cứu về hiệu quả bón bổ sung đậu tương và magie đối với cây chè, năng suất chè búp tươi tăng đáng kể, tỷ lệ tăng đạt 9% - 38% sau 2 năm thử nghiệm